Kết hợp chặt chẽ giữa xã hội hóa giáo dục với phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)

V- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

5.Kết hợp chặt chẽ giữa xã hội hóa giáo dục với phát triển nguồn nhân lực

nhân lực

a) Xã hội hóa giáo dục phải được thực hiện dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng kịp thời những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực.

Xã hội hóa giáo dục là một trong những vấn đề cơ bản trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói chung. Khi thực hiện chủ trương này cần phải xác định rõ mụctiêu, phương hưởng và những giải pháp cơ bản của việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc xây dựng, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế tri thức. Mục tiêu chiến lược mà Đảng đã đề ra, đến năm 2020 về cơ bản nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, điều đó cũng có nghĩa là đến khi đó, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa về cơ bản đã thành công, nước ta có một nền công nghiệp hiện đại, có một cơ cấu kinh tế hợp lý theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về lao động, phải chuyển được đại bộ phận lao động trong nông nghiệp sang lao động trong công nghiệp và dịch vụ, phải có một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đủ mạnh về chất lượng và số lượng. Người lao động phải có những tố chất sau: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tin học, tự động hóa và công nghệ sinh học hiện

đại; có sức khỏe và thể lực cường tráng đáp ứng quá trình sản xuất liên tục, kéo dài; có tác phong công nghiệp (khẩn trương, đúng giờ..); có ý thức kỷ luật tự giác cao; có niềm say mê nghề nghiệp chuyên môn; sáng tạo, năng động trong công việc; có khả năng chuyển đổi công việc cao, thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý..; không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, dám nghĩ, dám làm, hăng say học tập, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nỗ lực nghiên cứu khoa học - công nghệ, quyết chí vươn lên làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội...

Mặt khác, kinh tế tri thức đang là xu thế phát triển của nhân loại và đi cùng với thực tiễn đó, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đang phát triển mạnh. Chúng ta rất cần bộ phận nghiên cứu sự phát triển ấy và kịp thời đổi mới giáo trình, bài giảng và phương thức giảng dạy, nên xã hội hóa giáo dục cần phải xác lập được một tương quan hợp lý giữa đào tạo cơ bản và ứng dụng triển khai công nghệ, trong đó đào tạo cơ bản cần ưu tiên những nhà khoa học tài năng.

b) Xã hội hóa giáo dục phải gắn liền với đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục và đào tạo trong cả nước, đặc biệt chú ý đến chất lượng đào tạo đại học, đào tạo nghề, mà trọng tâm là hướng tới đào tạo nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo ở nước ta xuất phát từ mặt bằng dân trí còn thấp, điều kiện kinh tế và hạ tầng xã hội chưa cao; hơn nữa, trong nhiều năm qua, những nỗ lực trong chiến lược phát triển giáo duc - đào tạo chưa đạt được kết quả như mong đợi, nhiều yếu kém, bất cập trong giáo dục - đào tạo chưa được giải quyết, đổi mới, làm cho nguồn lực con người Việt Nam chưa đáp ứng được với đòi hỏi của thực tiễn nước ta trong thời kỳ mới. Chính vì vậy, việc làm khẩn thiết lúc này là chúng ta phải đẩy mạnh thực hiện chủ trương của Đảng trong đột phá về giáo dục - đào tạo, nhanh chóng thực hiện thành công chiến lược của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo 10 năm 2011 - 2020.

Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục - đào tạo thực chất là nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển con người Việt Nam về chất lượng - vừa có đức, vừa có tài, phát triển cả về đức, trí, thể, mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Thực chất của việc đổi mới căn bản giáo dục, đào tạo là một nội dung phong phú, song nó được hiểu là đổi mới hệ thống giáo dục; đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa - giáo trình; đổi mới các cấp bậc học và các loại hình giáo dục; đổi mới công tác tài chính trong giáo dục; đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động giáo dục - đào tạo; đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo định hướng lấy người học làm trung tâm. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ thuật thực hành, khả năng lập nghiệp.

c) Tăng cường sự gắn kết giữa Nhà nước - địa phương - doanh nghiệp - nhà trường

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, các nghề thay đổi mau chóng, có nghề hiện nay đang cần nhiều nhân lực, nhưng có thể ít năm sau không cần nhiều nữa hay mất hẳn, trong khi đó lại xuất hiện những ngành nghề mới, và ngay trong một nghề thì những kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng không cố định và luôn thay đổi. Để có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Nhà nước cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực, dự báo chính xác nhu cầu về nguồn nhân lực cụ thể cho từng giai đoạn, từng ngành, từng vùng và từng địa phương. Từ đó các trường xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu của trọng nước và quốc tế. Hoặc cụ thể hơn, các trường đào tạo theo đơn đặt hàng của Nhà nước hoặc các địa phương nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, nghề đang được tập trung phát triển.

Bên cạnh đó, nhà trường và các doanh nghiệp phải có mối quan hệ chặt chẽ, phải xây dựng một cơ chế ràng buộc để hai bên cùng có lợi. Giữa nhà

trường và doanh nghiệp có thể liên thông trong đào tạo bằng cách hằng năm cử một số cán bộ, giảng viên về các doanh nghiệp làm việc và ngược lại, những người có tay nghề, trình độ, kinh nghiệm lâu năm trong doanh nghiệp có thể về trường để hướng dẫn thực hành... Mặt khác, các doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm chủ động tiếp cận với các trường tìm nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai, nếu cần doanh nghiệp có thể đầu tư trước vài năm cùng với nhà trường đưa vào những ngành mới và sẵn sàng chấp nhận chi phí đào tạo cao hơn để có được nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)