Xã hội hóa giáo dục phải gắn việc phát triển quy mô giáo dục với nâng cao chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 33)

IV- PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

2.Xã hội hóa giáo dục phải gắn việc phát triển quy mô giáo dục với nâng cao chất lượng giáo dục

nâng cao chất lượng giáo dục

Quy mô và chất lượng giáo dục có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi phát triển quy mô giáo dục thì cùng với đó sẽ phải bảo đảm việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mới có thể bảo đảm phát triển một nền giáo dục quốc dân bền vững. Nếu xã hội hóa giáo dục mà chỉ quan tâm đến phát triển quy mô giáo dục như mở nhiều trường, lớp, đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo mà không quan tâm đến chất lượng giáo dục thì xã hội hóa thất bại. Vì mục tiêu của xã hội hóa giáo dục là nhằm huy động mọi lực lượng trong xã hội tham gia vào giáo dục trên cả hai phương diện thụ hưởng và trách nhiệm đối với giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục nước nhà cả về lượng và chất.

Trong thời gian qua, xã hội hóa giáo dục ở nước ta đã phần nào đạt được những kết quả nhất định. Song bên cạnh đó, giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, bệnh thành tích vẫn là căn bệnh trầm kha của xã hội. Điều đáng nói, một số cơ sở giáo dục, không chỉ ngoài công lập, mà ngay cả công lập vì lợi ích kinh tế trước mắt đã vi phạm các quy định bảo đảm chất lượng giáo dục như: tuyển sinh vượt quá khả năng về điều kiện cơ sở vật chất cho phép, tỷ lệ học sinh, sinh viên/lớp, tỷ lệ học sinh, sinh viên giáo viên, không có cơ sở giáo dục - đào tạo vẫn được cấp phép mà trường không đủ tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên, giảng viên vẫn mở ngành nghề đào tạo... Bởi vậy, kết quả xã hội hóa giáo dục ở nước ta chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng của một dân tộc hiếu học để xây dựng một nền giáo dục phát triển.

Quá trình xã hội hóa giáo dục phải gắn liền với nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đòi hỏi chúng ta không chỉ phát triển theo chiều rộng (số lượng trường, lớp, số lượng học sinh, sinh viên, số lượng giáo viên..) mà còn xã hội hóa theo chiều sâu (chất lượng học tập, chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy phục vụ học tập, cơ cấu ngành nghề...) từ bậc học mẫu giáo đến đào tạo sau đại học trên cả hai mặt: thể lực (bao gồm cả phẩm chất) và trí tuệ cho phù hợp với sự phát triển xã hội hiện đại và kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Chính vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện để chuẩn hóa các điều kiện tối thiểu nhằm phát triển giáo dục phù hợp với các loại hình cơ sở giáo dục, phương thức giáo dục và bảo đảm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm góp phần nâng cao chất lượng nền giáo dục Nhận thức rõ điều này, Đại hội lần thứ XII của Đảng khẳng định: "Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dựng xã hội học tập"

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 33)