Xã hóa giáo dục phải gắn với việc hiện công bằng xã trong giáo dục

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 36)

IV- PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

3.Xã hóa giáo dục phải gắn với việc hiện công bằng xã trong giáo dục

Giáo dục ảnh hưởng quan trọng đến mục tiêu công bằng và quả trong sự phát triển xã hội, công bằng trong dục yêu cầu giá trị, đồng thời cũng một trong những mục tiêu của hội hóa giáo Trong quá hội hóa giáo dục, Đảng, nước, chính quyền chịu trách bảo sự công bằng trong dục, có cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện huy động mọi lực lượng trong xã hội tham gia vào giáo dục, cơ chế hiệu quả và hệ thống trợ giúp cơ sở vật chất giữa các vùng, miền, các nhóm đối tượng đặc trong xã hội, không ngừng nâng cao mức công bằng trong giáo dục, đề cao tính công bằng trong hội hóa giáo dục.

Bởi vậy, khi thực hiện xã hội hóa giáo dục, Nhà nước cần duy trì, cung cấp một nền giáo dục bình cho mọi người không phân biệt dân tộc, tầng lớp, độ tuổi, giới tính, vùng, miền, thu nhập... chủ yếu trên ba mặt cơ bản: công băng vẽ cơ hội giáo dục, công bằng trong quá trình giáo dục và công băng trong kết quả giáo dục. Công bằng về cơ hội giáo dục là bảo đảm cho tất cả mọi người đều được thụ hưởng và cống hiến cho giáo dục. Điều này đòi hỏi Nhà nước trong

chủ trương xã hội hóa giáo dục phải có cơ chế, chính sách tạo mọi điều kiện cho công dân tiếp nhận giáo dục cơ bản, cung cấp cho những người có đủ điều kiện, trong phạm vi nhất định có cơ hội tham gia vào giáo dục. Đặc biệt, Nhà nước cần thực hiện tốt đối với các cấp học phổ cập, bảo đảm cho mọi học sinh được học tập miễn phí ở cấp học này, trừ trường hợp các gia đình có nhu cầu cao và khả năng tài chính để cho con em mình học ở những cơ sở tự thục chất lượng cao. Nhà nước cần hoàn thiện thể chế, chính sách công bằng trong tiếp cận dịch vụ giáo dục, đặc biệt trong việc tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho con em ở các vùng nông thôn, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm bình đẳng giới, tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em gái.

Công bằng trong quá trình giáo dục là yêu cầu bảo đảm cho mọi người phải được tiếp nhận giáo dục gần như tương đương nhau trong phân phối tài nguyên giáo dục, điều kiện giáo dục, phương thức giáo dục và quá trình giáo dục. Bởi lẽ đó, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên thích hợp trong việc tạo ra cơ hội và bảo đảm điều kiện tham gia vào giáo dục của các công dân ở những vùng, miền khác nhau, đặc biệt là những vùng | kém phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số hai đảo... cũng như những đối tượng thuộc diện chính sách xã hội và bảo đảm người học giỏi được phát triển tài năng đóng góp vào sự nghiệp phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII), Đảng ta đã chỉ rõ: Tạo điều kiện để ai cũng được học hành, người nghèo được Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để học tập, bảo đảm điều kiện cho những người học giỏi phát triển tài năng Bên cạnh đó, xã hội hóa giáo dục có cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện thu nhập của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với từng vùng, miền, cấp học và trình độ đào tạo, với đối tượng học. Thực hiện miễn, giảm học phí đối với cấp trung học cơ sở và tiến tới miễn phí cho cả trung học phổ thông trên cả nước. Tập trung huy động các nguồn đầu tư, đóng góp nhiều hơn đối với đào tạo nghề, vùng, miền phát triển. Nhà nước tiếp tục đầu tư vào hệ thống giáo dục của các xã nghèo. Tăng cường cơ sở vật chất bao

gồm xây mới và xây lại các phòng học tre, nứa, lá. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị giảng dạy và học tập cho các trường tiểu học và trung học cơ sở. Quan tâm xây dựng trường kiên cố, bán kiên cố cho các vùng thường xảy ra thiên tại. Duy trì và mở rộng hệ thống trường nội trú cho vùng sâu, vùng cao, vùng xa.

Công bằng trong kết quả giáo dục là dựa trên công bảng về cơ hội giáo dục và công bằng về quá trình giáo dục để thực hiện thành công giáo dục và công tác giáo dục đối với mỗi người, các cơ sở giáo dục. Cần phải có sự công bằng trong kết quả giáo dục mới có thể thúc đẩy mọi người đạt được sự phát triển phù hợp với bản thân, tương ứng với giá trị xã hội đặt ra là mọi thành viên trong xã hội đều được phát triển toàn diện. Mặt khác, sự bảo đảm công bằng này không chỉ ở mỗi cá nhân mà hơn hết là sự công bằng giữa các cơ sở đào tạo công lập và ngoài công lập, giữa các loại hình đào tạo chính quy và không chính quy. Trong những năm gần đây, một số địa phương có những cách nhìn nhận chưa chính xác và công bằng đối với việc này như không tuyển nhân viên được đào tạo theo hệ tại chức hoặc đào tạo ở trường dân lập. Vẫn biết việc làm đó là có cơ sở, bởi trong thời gian qua việc đào tạo tại chức tràn lan và thành lập ồ ạt các trường dân lập phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo, nhưng không phải là tất cả. Chính vì vậy, nếu bảo đảm tốt công bằng trong kết quả giáo dục sẽ phần nào khuyến khích được sự phát triển tốt giáo dục ngoài công lập và các loại hình đào tạo khác.

Như vậy, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là nhằm bảo đảm quyền lợi cũng như nghĩa vụ học tập cho mỗi công dân, thể hiện tính chất của nền giáo dục Việt Nam: tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xã hội hóa giáo dục ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 36)