IV- PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
1. Xã hội hóa giáo dục phải là sự nghiệp của toàn dân, của hệ thống chính trị và mọi tổ chức xã hộ
chính trị và mọi tổ chức xã hội
Xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam hiện nay không chỉ là sự kế thừa và phát triển những giá trị tốt đẹp trong truyền thống hiếu học của dân tộc, mà hơn thế, còn là sự phát triển của một chiến lược giáo dục lâu dài nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục ở nước ta. Đó là làm cho mọi tầng lớp, mọi bộ phận dân cư trong toàn thể dân tộc ta được học tập, phát triển về năng lực trí tuệ, được lao động, được sáng tạo cũng như có trách nhiệm đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Chúng ta cần phải hướng tới xây dựng một nền giáo dục mà trong đó ai cũng được giáo dục và bảo đảm quyền được giáo dục... Với tinh thần đó, sự nghiệp giáo dục Việt Nam đòi hỏi phải phát huy tối đa sự tham gia của toàn xã hội.
Nhân dân luôn là gốc rễ của mọi cuộc cách mạng, kể cả lĩnh vực giáo dục, mọi thành quả cách mạng đều do nhân dân làm ra. Trong sự nghiệp giáo dục
hiện nay, hơn lúc nào hết chúng ta cần phát huy tối đa sự tham gia đóng góp của nhân dân trên mọi phương diện: nhân lực, vật lực, tài lực. Song để xã hội hóa giáo dục thắng lợi thì còn phải phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội. Thực tiễn nước ta đã để lại bài học lớn, đó là: Sự lãnh của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi. Với vai trò đề ra đường lối, chủ trương, Đảng ta đã tập hợp lực lượng, phân công nhiệm vụ cho toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội, lãnh đạo thực hiện thắng lợi các đường lối, chủ trương đã đề ra. Chính vì thế, ngay khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, một trong những nhiệm vụ cấp bách mà Đảng lãnh đạo là diệt "giặc dốt" nhằm nâng cao dân trí và xây dựng nền giáo dục mới. Trong bối cảnh đất nước vô cùng khó khăn, 95% dân số mù chữ, Chủ tịch Hồ Chính Minh đã phát động chiến dịch "Toàn dân diệt giặc dốt". Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, sự nghiệp giáo dục vẫn được duy trì và phát triển, đó là nhờ phát huy được toàn bộ lực lượng trong xã hội tham gia xây dựng nền giáo dục nước nhà. Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới, giáo dục đã bước vào giai đoạn phát triển thuận lợi, đường lối đổi mới đã mở đầu cho sự phát triển mới trong tư duy giáo dục. Đặc biệt là tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục. Chiến lược xã hội hóa giáo dục luôn được Đảng quán triệt trong các kỳ đại hội tiếp theo. Tại Đại hội lần thứ XI, Đảng tiếp tục hoàn thiện chủ trương xã hội hóa giáo dục: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời”9. Có thể nói, Đảng ta luôn nhất quán trong việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc trên tất cả các lĩnh vực và xã hội hóa giáo dục là một chiến lược phát triển giáo dục lâu dài.