Đặc điểm tình hình chung của công ty cơ khí Hà Nội 1 Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí hà nội 32 (Trang 31 - 32)

1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cơ khí Hà Nội, tên giao dịch là HAMECO, có trụ sở tại 24 Nguyễn Trãi - Quận Thanh Xuân - Hà Nội Đây là một doanh nghiệp nhà nước tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Công

nghiệp

Hơn 40 năm hình thành và phát triển công ty đã trải qua những bước thăng trầm giống như các doanh nghiệp khác Trong những năm đầu giải phóng miền Bắc, trong sự phát triển của xã hội và do nhu cầu xây dựng của đất nước, đồng thời với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), ngày 15/12/1955 nhà máy được chính thức khởi công xây dựng, đến ngày 12/4/1958 nhà máy chính thức đi vào hoạt động với tên khai sinh ban đầu là Nhà máy Cơ khí trung quy mô Nhà máy đã háo hức cùng với ngành công nghiệp cả nước bước vào thực hiện thắng lợi kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1958 - 1960 đáng ghi nhớ

Năm 1960 nhà máy đổi tên thành Nhà máy cơ khí Hà Nội Sau giải phóng miền Nam năm 1975, nhà máy liên tục thực hiện kế hoạch 5 năm như kế hoạch 1975 - 1980, 1980 - 1985 nên hoạt động sản xuất rất sôi động, sản xuất của nhà máy được chỉ đạo của cơ quan chủ quản, từng mặt hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh được nhà nước giao vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm Số lượng công nhân viên lên tới 2800 người và có hơn 300 kỹ sư Nhà máy được phong tặng danh hiệu anh hùng và đến năm 1980 nhà máy đổi tên là Nhà máy công cụ số 1

Thời kỳ 1986 - 1993 cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, nhà máy phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức vì nước ta chuyển sang cơ chế mới Nhà máy đã nêu cao ý thức tự lập, tự cường phát huy tính năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu đa dạng hoá sản phẩm Nhưng do quá trình đổi mới chậm, thị trường tiêu thụ giảm cùng với các

ngành cơ khí chế tạo nói chung, nhà máy đang đứng trước nhiều khó khăn, sản phẩm máy công cụ chất lượng kém, giá cao khó chuyển đổi cơ cấu Cụ thể từ năm 1980 - 1990, mỗi năm nhà máy tiêu thụ khoảng 100 máy công cụ với giá rẻ, nhà nước bù lỗ, không phát huy được năng suất lao động thấp (khoảng 30 %), lao động phải nghỉ do không có việc làm

Từ năm 1994 đến nay nhà máy càng vững vàng bước đi lên và trở thành một công ty lớn mạnh Năm 1995 nhà máy đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội Tổng kết năm 1997, công ty đã ký một khối lượng hợp đồng với giá trị hơn 47,7 tỷ đồng bằng 162% so với năm 1996 Doanh thu bán đạt hơn 60 tỷ đồng nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng bằng 124,99% so với năm trước Các sản phẩm của công ty đều có uy tín trên thị trường, đạt huy chương tại các hội chợ triển lãm

Với đội ngũ ngày càng vững mạnh, trong tổng số 1050 cán bộ công nhân viên chức, có gần 200 đảng viên làm nòng cốt, hơn 150 người có trình độ đại học và trên đại học, có 360 công nhân bậc cao là cơ sở để công ty tiếp tục vươn lên giữ vững danh hiệu “con chim đầu đàn” của ngành cơ khí Việt Nam

2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tại côngty Cơ khí Hà Nội ty Cơ khí Hà Nội

2 1 Đặc điểm tổ chức quản lý

Công ty cơ khí Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của người lao động Dưới ban giám đốc có các phòng chức năng là bộ phận tham mưu giúp cho giám đốc trong quản lý và điều hành sản xuất Quan hệ giữa các phòng ban, các giám đốc phân xưởng với giám đốc, phó giám đốc là quan hệ chỉ huy và phục tùng mệnh lệnh

Cụ thể: đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là giám đốc Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu

trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp quản lý hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty

Giúp việc cho giám đốc có 4 phó giám đốc:

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cơ khí hà nội 32 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w