Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN MAY SÔNG HỒNG (Trang 45 - 48)

38

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu chính của công ty May Sông Hồng năm 2020

(Nguồn: Website của CTCP May Sông Hồng)

Qua biểu đồ ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất là thị trường Mỹ năm 2020 chiếm tỷ trọng 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường của Công ty. Tiếp đó là thị trường EU năm 2020 chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, Nhật Bản cũng được đánh giá là một trong những thị trường chính của công ty. Ngoài ra còn một số thị trường mà Công ty đang dần thiết lập các mối quan hệ như Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Canada, Mexico và các nước Trung Đông...Việc giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy rằng sản phẩm của Công ty đang dần được chấp nhận về chất lượng cũng như giá cả. Đây là một dấu hiệu đáng mừng tạo lòng tin cho công ty củng cố các bạn hàng cũ và tấn công thêm các thị trường khác nữa.

Kim ngạch xuất khẩu của Sông Hồng hiện chỉ đứng sau một công ty trong nước và hai công ty nước ngoài trong tổng số hơn 6.500 doanh nghiệp dệt may của cả nước, đạt trên 300 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang Mỹ, May Sông Hồng đứng hàng thứ hai ở Việt Nam, đạt trên 200 triệu USD.

Công ty Cổ phần May Sông Hồng là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc với hoạt động chính là xuất khẩu các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới thông qua 2 hình thức CMT (gia công sản phẩm) và FOB (mua đứt bán đoạn); trong đó, phân khúc FOB với thị trường xuất khẩu chính là Mỹ (60%) và châu Âu (30%) chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của công ty. Công ty Cổ phần May Sông Hồng hiện đứng thứ 2 trong số các công ty dệt may trong nước và đứng thứ 6 - 7 nếu tính cả nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

b) Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ

Các sản phẩm may mặc chính của Công ty bao gồm áo khoác, quần, Blazer, áo, váy đây cũng là các sản phẩm mà nhận được nhiều sự đặt hàng từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

39

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ cơ cấu các sản phẩm chủ lực của CTCP May Sông Hồng

(Nguồn:CTCP May Sông Hồng)

Qua biểu đồ ta thấy, thế mạnh của công ty là áo khoác, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản phẩm may mặc (40%), tiếp đến là quần (30%), Blazer (15%), áo (10%) và chiếm tỷ trọng thấp nhất là váy (5%). Vì thế công ty đang có xu hướng phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngoài và cũng là một bước tiến để Công ty đưa ra các sản phẩm may mặc mới vào những năm tới.

c) Thị phần

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu doanh thu của MSH giai đoạn 2016 – 2020

(Nguồn: CTCP May Sông Hồng, PHFM tổng hợp)

Qua biểu đồ ta có thể thấy được doanh thu của Công ty qua hoạt động FOB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Doanh thu của Công ty tăng tương đối ổn định qua các năm cụ thể như sau: Tỷ trọng FOB trong tổng doanh thu tăng từ 70%

40%

30%15% 15%

10% 5% 5%

Áo khoác Quần Blazer Áo Váy

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh thu FOB và doanh thu

nội địa 70% 74% 80% 85% 78% Doanh thu CMT 30% 26% 20% 15% 22% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

40

trong 2016 lên 78% trong 2020, trong khi đóng góp của CMT trong tổng doanh thu giảm từ 30% xuống 22% trong cùng kỳ. Điều này phù hợp với chiến lược của BLĐ MSH để nâng cấp phương thức sản xuất hàng may mặc lên phương pháp FOB. So với CMT, phương pháp FOB bao gồm thêm bước tìm nguồn cung ứng vải, chi phí này sau đó được thêm vào giá trị đơn hàng. Nói cách khác, điều này tạo ra doanh thu cao hơn vì nó bao gồm chi phí vải chiếm 60% giá vốn hàng bán. Điều này có nghĩa là một đơn hàng FOB, sử dụng cùng một lực lượng lao động, có giá trị gấp khoảng 2,5 lần so với đơn hàng CMT (do đơn hàng CMT chỉ bao gồm chi phí lao động). Hơn nữa, vì MSH chịu trách nhiệm tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu nên DN cũng có thể đạt được biên lợi nhuận gộp cao hơn do đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn với các đơn hàng FOB. Đối với các DN dệt may sản xuất hàng may mặc (cung cấp dịch vụ thuê ngoài) cho các hãng thời trang, biên LNG không bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu vì biến động giá nguyên vật liệu có thể được chuyển cho khách hàng. Doanh thu tăng qua cá năm chủ yếu là do hoạt động xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Khi mà các rào cản thương mại ngày càng được nới lỏng cơ hội của ngành dệt may nói chung cũng như Công ty nói riêng có cơ hội tìm kiếm nguồn tiêu thụ sản phẩm .

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ sản PHẨM MAY mặc của CÔNG TY cổ PHẦN MAY SÔNG HỒNG (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)