6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.4. VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Phát triển thương mại hàng hóa của Công ty
TNHH Thép Việt trên thị trường thành phố Hà Nội”, em đã cố gắng tìm hiểu tài liệu,
tiếp cận thông tin, nghiên cứu thị trường trên cơ sở giới hạn phạm vi nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cho công ty Công ty TNHH Thép Việt. Có thể thấy vấn đề phát triển thương mại hàng hóa đối với công ty TNHH Thép Việt là cực kì cần thiết. Và có thể sẽ đem lại nhiều thay đổi tốt về hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty cần có những quyết định đúng đắn để giải quyết hợp lí vấn đề này.
Bài khóa luận mới chỉ đưa ra các số liệu thứ cấp mà chưa có số liệu sơ cấp nên thông tin còn chưa mang tính khách quan. Đồng thời khóa luận vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn lực của công ty cũng như việc mở rộng thị trường của công ty. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn thì em xin đi sâu vào phân tích và
đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của công ty, đặc biệt nghiên cứu sâu hơn về việc đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt về bộ phận chuyên trách về nghiên cứu, dự báo thị trường để biết thêm thông tin về mặt hàng của thép của công ty trên thị trường thành phố Hà Nội và các thị trường lân cận.
Đó là những vấn đề còn tồn tại của bài khóa luận chưa giải quyết được. Do kinh nghiệp tiếp xúc thực thế còn ít nên bài khóa luận còn nhiều thiết sót nên em mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, việc kinh doanh là một điều vô cùng khó khăn và phức tạp, đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có trình độ, khả năng và bản lĩnh làm chủ hoạt động của mình. Trong sản xuất kinh doanh,việc phát triển thương mại hàng hóa là một điều vô cùng quan trọng, nó là động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh, là tiền đề để phát triển doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với doanh nghiệp thì việc tạo ra lợi nhuận là yếu tố cơ bản và lâu dài nhất.
Thông qua việc nghiên cứu lý luận đã được học ở trường và thực tế công tác phân tích kinh tế nói chung và phân tích kết quả kinh doanh nói riêng, giữa lý luận và thực tiễn có quan hệ mật thiết với nhau. Càng ngày, các doanh nghiệp càng nhận ra tầm quan trọng của việc phát triển thương mại hàng hóa của doanh nghiệp. Qua phân tích thì sẽ biết được tình hình kết quả kinh doanh của mình thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, phân tích tìm ra xu hướng biến động của doanh thu, lợi nhuận; các yếu tố ảnh hưởng đến nó và từ đó có thể hiệu được thị phần của các thị trường của công ty. Từ đó tìm ra những biện pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại và đề xuất những giải pháp cho tương lai.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thép Việt, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu tình hình thực tế và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp “Phát triển thương mại hàng hóa của Công ty TNHH Thép Việt trên thị trường thành phố Hà Nội”. Trong bài khóa luận em đã đi sâu phân tích thực trạng kết quả kinh doanh, phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại hàng hóa của công ty trên thị trường thành phố Hà Nội, từ đó có những biện pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa của công ty trong thị trường thành phố Hà Nội. Qua những số liệu phân tích và thực tế tìm hiểu về công ty, em cũng đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao kết quả kinh doanh và phát triển thương mại mặt hàng thép của công ty. Do thời gian thực tập không nhiều, kiến thức và khả năng còn hạn chế nên những điều đã trình bày trong bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã chỉ bảo, truyền đạt kiến thức khi em đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Hà Văn Sự cùng các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán Công ty TNHH Thép Việt đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Các báo cáo tài chính năm 2018, 2019, 2020 của Công ty TNHH Thép Việt 2. Giáo trình Nguyên lý thống kê Trường Đại học Thương Mại
3. GS.TS. Đặng Đình Đào, GS.TS. Đặng Đức Thân (2008), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB đại học KTQD.
4. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế thương mại đại cương, Nhà xuất bản Thống kê.
5. Giáo trình Nguyên lý thống kê Trường Đại học Thương Mại 6. Cùng một số trang web điện tử khác