Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thả vườn nuôi tại trang trại của công ty CP thuốc thú y SVT thái dương tại xã hướng đạo, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

* Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen

Đơn bào H. meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh. Giun Heterakis gây tụ huyết ở niêm mạc ruột, lấy chất dinh dưỡng làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, sản sinh độc tố nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột (Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [6]).

Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002) [2], đơn bào H. meleagridis gây bệnh có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh.

Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [9] đã đặt tên bệnh là “bệnh

viêm gan ruột do trùng roi ở gà (Infectious Enterohepatitis)” do đã biết về

đơn bào H. meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà Tây ở nước ta.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [7], H. meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà Tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.

Hiện tượng chết hàng loạt gà thịt do sự cảm nhiễm, xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của đơn bào có tên khoa học là H. meleagridis trong cơ thể gà thông qua việc đàn gà đang bị nhiễm nặng giun kim và trứng giun kim có ấu trùng gây bệnh ở một số tỉnh miền Bắc vào tháng 3 năm 2010 (theo Lê Văn Năm (2010) [11]).

Để nghiên cứu về bệnh đầu đen. Trương Thị Tính và cs (2016) [15] đã gây nhiễm bệnh đầu đen cho 20 gà qua lỗ huyệt, liều 300.000 Histomonas

trên gà và thấy rằng: bệnh có tính dịch cao, xảy ra quanh năm nhất là vào mùa mưa ẩm, tỷ lệ mắc cao.

* Tình hình nghiên cứu bệnh CRD

Theo một số tài liệu thu được thì CRD ở gà xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng được nhìn nhận dưới hội chứng hen suyễn, khó thở. Cho đến năm 1975 bệnh CRD trên gà công nghiệp mới được chính thức phát hiện và bắt đầu có những nghiên cứu (Đào Trọng Đạt và cs (1975) [3]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bệnh CRD như: Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [8]. Ttác giả đều cho rằng bệnh CRD ở Việt Nam chủ yếu đều do chủng Mycoplasma gallisepticum. Đây là bệnh có tính chất chỉ thị

thông báo về sức đề kháng của đàn gia cầm.

Đào Trọng Đạt và cộng sự (1975) [3] đã điều tra tình trạng màng kháng thể chống Mycoplasma trên 5 cơ sở chăn nuôi gà tập trung và gà nuôi trong

dân ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiểm Mycoplasma là 26,4% mà

trong đó gà dưới 2 tháng tuổi không bị nhiễm, 3 - 5 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 55%, 5 - 6 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 66,6% và gà trên 8 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 50%. Đồng thời tác giả cũng phát hiện được kháng thể Mycoplasma

trong lòng đỏ trứng gà ở các trại xác định có bệnh tỷ lệ mẫu dương tính 12,5% và phân lập được Mycoplasma từ các bệnh phẩm như khí quản, phổi,

não và xoang mắt của gà bệnh với tỷ lệ 44%.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [8] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli… đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng

Đàn gà lai 5000 con (♀ gà ta X gà hồ) thả vườn nuôi tại trang trại của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: trại gà của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương tại xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: từ 24/07/2020 đến 02/01/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

* Thực hiện công việc tại trại

- Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn gà.

- Thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị một số bệnh trên đàn gà thả vườn.

- Đánh giá tình hình chăn nuôi gà thả vườn tại trang trại. - Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn gà.

- Áp dụng phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà (theo kiến thức đã được học ở trường và theo sự hướng dẫn của kỹ sư trại và của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương).

* Thực hiện một số công tác khác của công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương. - Hỗ trợ đại lý trong khu vực huyện Tam Dương bán hàng.

- Hỗ trợ các hộ nuôi gà trong khu vực làm vắc-xin, theo dõi đàn gà. - Khảo sát thị trường khu vực Huyện Tam Dương.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tiến hành

3.4.1. Chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi gà tại cơ sở thực tập. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Số lượng gà được phát hiện bệnh do chẩn đoán lâm sàng. - Số lượng gà được mổ khám để quan sát bệnh tích.

- Số lượng gà được điều trị bệnh.

- Thực hiện công việc do công ty giao cho.

3.4.2. Phương pháp theo dõi

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi gà thả vườn

Để đánh giá thực trạng chăn nuôi gà thả vườn, em đã tiến hành thu thập thông tin từ việc điều tra trực tiếp tại trại và cập nhật thông tin thông qua sổ sách của cơ sở.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà thả vườn

Chúng em áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt bằng thuốc, vắc xin và tiêu độc, vệ sinh, sát trùng... theo khuyến cáo của công ty đối với nuôi gà thả vườn.

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà thịt

Để xác định tình hình nhiễm bệnh của đàn gà, chúng em tiến hành theo dõi sức khỏe của đàn gà hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, lông, da, niêm mạc, phân và hoạt động của đàn gà. Nếu trong đàn gà có gà chết, thì tiến hành mổ khám bệnh tích của gà, ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn của kỹ sư công ty.

Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho gà ở các trang traị, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau:

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với gà bị bệnh

- Phương pháp quan sát: đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát đàn

gà cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của đàn gà, quan sát tình trạng ăn, uống cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc, phân và các triệu chứng khác của con vật. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát đàn gà nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

* Phương pháp mổ khám: mang lại hiệu quả cao cho việc điều trị đàn gà. - Khám tổng thể bên ngoài.

+ Kiểm tra thể trạng của gà nghi mắc bệnh xem gầy hay béo.

+ Kiểm tra phần đầu: dịch mũi, mào, mầu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng. + Khám lông da.

- Mổ khám.

+ Quan sát cơ quan tiêu hóa: cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, quan sát hình dáng, màu sắc của tuyến tụy và độ rắn chắc của túi mật.

+ Quan sát cơ quan hô hấp: quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng.

+ Quan sát hệ thống sinh dục: quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái, và quan sát tinh hoàn, vị trí, mầu sắc, kích thước đối với con trống. Tuy nhiên gà thả vườn thường được xuất bán lúc 105 ngày tuổi nên hệ thống sinh dục chưa hoàn thiện và các bệnh hệ sinh dục không cần thiết nghiên cứu đối với gà thịt thả vườn.

- Quan sát cơ quan miễn dịch: quan sát hình dáng, mầu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách.

- Quan sát túi fabracius ở gần hậu môn: Quan sát hình dáng, kích thứơc và màng nhày của túi fabracius.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số gà cuối kỳ (con) x 100 Số gà đầu kỳ (con)

- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =

∑ số gà điều trị khỏi bệnh

x 100 ∑ số gà điều trị

- Lượng thức ăn thu nhận được tính theo công thức: - LTĂTN

(g/con/ngày) =

Lượng thức ăn cho ăn (g) - Lượng thức ăn thừa (g) Số gà trong lô (con)

PHẦN 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

Tại thời điểm thực tập tốt nghiệp, trại đang nuôi gà thả vườn với số lượng 10000 con chia làm 2 chuồng. Phương thức nuôi thả vườn. Em được nhận nhiệm vụ chính là hỗ trợ nuôi dưỡng và chăm sóc, quản lý 5000 con. Trong suốt quá trình thực tập tại trại gà của Công ty CP thuốc thú y SVT Thái Dương, được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh, chị ở công ty. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Em có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

Bảng 4.1. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà trong thời gian thực tập

STT Công việc Số lần thực hiện (lần) Kết quả thực hiện (lần) Tỷ lệ (%) 1 Cho gà ăn 1 tuần tuổi 84 84 100 2 tuần tuổi 42 42 3 - 7 tuần tuổi 70 70 2 Vệ sinh máng ăn 49 49 100

3 Vệ sinh cốc uống nước 49 49 100

Trong thời gian làm việc tại trại em luôn quan tâm và chú trọng trong việc cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất, ăn đúng giờ giấc. Gà 1 tuần tuổi, cứ mỗi 2 giờ cho ăn một lần tổng số lần thực hiện là 84 lần; gà 2 tuần tuổi, cứ mỗi 4 giờ cho ăn 1 lần tổng số lần thực hiện là 42 lần; gà 3 tuần tuổi trở đi một ngày được chia làm 2 lần cho ăn tổng số lần thực hiện là 70 lần. Hoàn thành 100% số lần phải cho gà ăn trong tuần. Vệ sinh máng ăn và cốc uống nước hàng ngày cho gà để đảm bảo vệ sinh, cũng như hạn chế bệnh tật,

công việc này được thực hiện hàng ngày vào buổi sáng, trước khi thay máng cám và máng uống nước và em đã hoàn thành 100% so công việc được giao.

4.2. Kết quả công tác vệ sinh, phòng bệnh

4.2.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

Bảng 4.2. Kết quả phòng bệnh bằng công tác vệ sinh sát trùng chuồng trại

STT Công việc Số lượng công việc (lượt) Thực hiện được (lượt) Tỷ lệ (%) 1 Vệ sinh sát trùng hằng ngày 49 49 100

2 Quét và rắc vôi đường đi 7 7 100

3 Sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 7 7 100

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng trại thực hiện ít nhất 1 lần/ ngày. Trong thời gian chăm sóc gà thì giai đoạn 1 - 7 tuần tuổi em đã thực hiện được 49 lần, đạt 100% công việc được giao.

Quét, rắc vôi đường đi và sát trùng định kỳ xung quanh trại, xung quanh chuồng nuôi thực hiện 1 lần/tuần em đã thực hiện được 7 lần, hoàn thành 100% công việc được giao.

Qua đó, em hiểu được tầm quan trọng của an toàn sinh học trong chăn nuôi và công việc vệ sinh sát trùng hợp lý nhất với từng trại chăn nuôi, nhằm hạn chế dịch bệnh xâm nhập cũng như nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

4.2.2. Kết quả công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, trại đã trực tiếp thực hiện đúng lịch phòng bệnh theo dịch tễ vùng chăn nuôi và theo khuyến cáo của kỹ sư chăn nuôi công ty, kết quả thực hiện được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc-xin cho đàn gà tại trại Ngày tuổi Loại thuốc và vắc-xin Phòng bệnh Số lượng (con) Kết quả Số lượng thực hiện (con) Tỷ lệ (%) Độ an toàn (%) 3 Gentamycin Thương hàn 4984 1740 34,91 100 5 ND - IB Newcastle Viêm phế quản TN 4960 1660 33,46 100

14 IBD - LZ228E Gumboro 4902 1650 33,65 100

28

ND - IB Newcastle

Viêm phế quản TN 4870 1595 32,75 100

Newcastle Newcastle 4870 1660 34,08 100

Pox Disease Đậu gà 4865 1646 33,83 100

35 ND - IB Newcastle

Viêm phế quản TN 4856 1600 32,94 100

Kết quả bảng 4.3. Cho thấy trại đã thực hiện tốt công tác phòng bệnh theo hướng dẫn đã đưa ra, tất cả gà đều được tiêm các loại vắc-xin theo đúng quy trình, kỹ thuật. Trong thời gian thực tập, đã trực tiếp tiêm phòng vắc-xin và pha vắc-xin phòng bệnh cho gà, với tỷ lệ từ 32,75% đến 33,91%, gà được tiêm phòng đều an toàn 100%.

Việc sử dụng vắc-xin phòng các bệnh newcastle, gumboro, đậu và viêm phế quản truyền nhiễm đạt hiệu quả cao, đã tạo miễn dịch cho toàn đàn gà. Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, những đàn gia cầm nào được tiêm phòng và những vùng tiêm phòng đạt tỉ lệ thì hạn chế được dịch bệnh xảy ra, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng,..

- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe mạnh. - Lắc kỹ vắc-xin trước và sau khi dùng.

- Vắc xin mở ra phải sử dụng ngay, vắc-xin thừa phải hủy bỏ.

4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn gà tại cơ sở

Trong thời gian nuôi dưỡng chăm sóc đàn gà, hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát những biểu hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã gặp và trực tiếp điều trị một số bệnh như sau:

Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn gà

Tên

bệnh Thuốc điều trị Triệu chứng, bệnh tích

Kết quả điều trị Số gà điều trị (con) Số gà khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Cầu trùng SUN - DIMECOX + SUN - VIT K 10% (1g/5kg TT hoặc 1g/3 lít nước)

Gà ủ rũ, lười đi lại, mắt nhắm, xã cánh, lông xù. Gà đi ỉa phân lẫn máu.

Manh tràng sưng to và chứa đầy máu.

Ruột non sưng phồng, xuất huyết, bề mặt ruột nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy lẫn máu và fibrin

4890 4852 99,22 Đầu đen SUN – MONOCOX S(Sulfamonome thoxine) + Forentic thảo dược(1g/3 – 4 lít nước)

Gà giảm ăn, ủ rũ, sốt cao, tiêu chảy, phân loãng vàng trắng và vàng xanh.

Gan sưng to, xuất hiện vết hoại tử lõm, tròn như hoa cúc, có viền trắng.

Manh tràng sưng to, thành manh tràng dày lên, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc

4832 4811 99,56

Trong quá trình trị bệnh cho gà, đã sử dụng đúng loại kháng sinh để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, tăng tỷ lệ sống cho vật nuôi cũng như tránh những ảnh

hưởng của tồn dư thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dung, trại đã sử dụng SUN - DIMECOX + SUN - VIT K 10% điều trị bệnh cầu trùng với liều lượng 1/5kg TT hoặc 1g/3 lít nước dùng 5 - 7 ngày, số gà khỏi là 4852/4890 số gà

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn gà thả vườn nuôi tại trang trại của công ty CP thuốc thú y SVT thái dương tại xã hướng đạo, huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)