1.2 Nội dung công tác thu bảo hiểm xã hội
1.2.4 Quy trình thu-nộp bảo hiểm xã hội:
Phân cấp công tác thu BHXH:
Theo quy định của BHXH Việt Nam thì phân cấp thu được thực hiện như sau:
- BHXH huyện: Thu tiền đóng BHXH của đơn vị đóng trụ sở trên địa
bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.
- BHXH tỉnh: Thu BHXH của các đơn vị chưa phân cấp cho BHXH
huyện.
- BHXH Việt Nam: Thu tiền của Ngân sách Trung ương đóng BHXH cho người có thời gian công tác trước năm 1995 và giải quyết các trường hợp
truy thu BHXH thờigian trước ngày 01/01/2007 do BHXH tỉnh gửi về.
Đăng ký tham gia BHXH:
- Đối với đơn vị tham gia lần đầu:
Người lao động: Căn cứ hồ sơ gốc lập 01 bộ ỘTờ khai tham gia
BHXH,BHYTỢ (Mẫu số A01-TS) kèm theo 2 ảnh màu cỡ 3x4cm nộp cho người SDLĐ.
Người SDLĐ: Hướng dẫn, kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia
BHXH,BHYT với hồ sơ gốc của từng NLĐ; Ký xác nhận và phải chịu trách
nhiệm về những nội dung trên Tờ khai của NLĐ; Đồng thời lập 02 bản ỘDanh sách lao động tham gia BHXH,BHYTỢ (Mẫu số D02-TS) gửi cho cơ quan
BHXH kèm theo bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy phép hoạt động.
Cơ quan BHXH: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tắnh lệ, hợp pháp của các loại
giấy tờ và hoàn thiện các thủ tục rồi chuyển trả NLĐ. Trường hợp hồ sơ chưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện.
- Đối với đơn vị đang tham gia BHXH:
Khi có phát sinh tăng, giảm lao động hoặc thay đổi căn cứ đóng BHXH trong tháng đơn vị lập 02 bản ỘDanh sách lao động tham gia BHXH,BHYTỢ
(Mẫu số D02-TS), 01 bản ỘTờ khai tham gia BHXH,BHYTỢ (Mẫu số A01- TS) (nếu có) gửi cho cơ quan BHXH.
Cơ quan BHXH tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu vào
Danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT; các tờ khai tham gia
BHXH,BHYT (nếu có), thông báo cho đơn vị đóng BHXH cho NLĐ.
1.2.5 Quản lý thu bảo hiểm xã hội Quản lý đối tượng:
BHXH tỉnh, huyện có trách nhiệm: Điều tra, lập danh sách các đơn vị SDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn; thông
báo, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng BHXH, BHYT,
BHTN cho NLĐ theo quy định của pháp luật.
Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp, cơ quan quản lý lao động địa phương tình hình chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị trên địa bàn, đề xuất biện pháp giải quyết đối với các đơn vị chậm đóng kéo
dài hoặc đơn vị cố tình trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
Quản lý mức đóng:
Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ của đơn vị và người tham gia để xác định đối tượng, tiền lương, mức đóng, số tiền phải đóng BHXH đối với người tham gia và đơn vị theo phương thức đóng của đơn vị, người tham gia.
Quản lý tiền thu:
Hình thức đóng tiền: Đơn vị tham gia BHXH đóng bằng chuyển khoản vào hoặc tiền mặt vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Bảo hiểm xã hội huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm
chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12. Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH về BHXH Việt Nam trước 24 giờ
ngày 31/12.
Không được sử dụng tiền thu BHXH để chi cho bất cứ việc gì; Không
được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH đối với các đơn vị.
Tắnh lãi chậm đóng BHXH:
Đơn vị đóng BHXH bắt buộc chậm quá thời hạn theo quy định từ 30
ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tắnh trên số tiền BHXH bắt buộc chưa đóng.
Truy thu BHXH:
Đơn vị vi phạm các quy định của pháp luật về đóng BHXH được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý buộc truy đóng hoặc do cơ quan BHXH kiểm tra và truy thu hoặc đơn vị có yêu cầu được truy thu theo quy định của Luật BHXH.
Lập và giao kế hoạch thu BHXH:
- Lập kế hoạch thu BHXH:
+ BHXH huyện:Căn cứ tình hình thực hiện năm trước, 6 tháng đầu năm
và khả năng mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (mẫu K011-TS) gửi đến BHXH tỉnh.
+ BHXH tỉnh: Lập bản kế hoạch thu BHXH đối với các đối tượng do tỉnh trực tiếp thu; tổng hợp toàn tỉnh, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT (mẫu
K01-TS) gửi đến BHXH Việt Nam.
+ BHXH Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, ước
thực hiện năm nay và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH, BHYT,
BHTN, lập kế hoạch thu BHXH.
- Giao kế hoạch thu hàng năm:
+ BHXH Việt Nam: Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH được Nhà nước giao, lập kế hoạch thu BHXH và giao kế hoạch thu cho BHXH các tỉnh.
+ BHXH tỉnh: Căn cứ kế hoạch thu do BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ kế hoạch thu BHXH, trình Giám đốc BHXH tỉnh phê duyệt giao kế
hoạch thu cho BHXH huyện.
Chế độ thông tin báo cáo:
- BHXH tỉnh, huyện: Mở sổ theo dõi và lập báo cáo về thu, cấp sổ
BHXH theo mẫu quy định.
- Thời hạn nộp báo cáo:
+ BHXH huyện gửi BHXH tỉnh: Báo cáo tháng gửi trước ngày 03 của
tháng sau. Báo cáo quý gửi trước ngày 10 tháng đầu quý sau. Báo cáo năm
gửi trước ngày 10 tháng 01 năm sau.
+ BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam: Báo cáo tháng gửi trước ngày 05 tháng sau. Báo cáo quý gửi trước ngày 25 tháng đầu quý sau. Báo cáo năm
gửi trước ngày 25 tháng 01 năm sau.
Tất cả các báo cáo trên phải gửi kèm theo dữ liệu điện tử.
QUY TRÌNH THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
Đơn vị Phòng tiếp nhận hồ sơ Kế hoạch Tài chắnh Phòng Thu
Hình 1.1: Quy trình thu Bảo hiểm xã hội
- Hướng dẫn NLĐ kê khai. - Ký tờ khai (A01-TST) - Lập danh sách (D02-TST) - Tiếp nhận tờ khai. - Danh sách (D02-TST) - Cấp giấy hẹn. Giấy hẹn Thông báo tháng
- Kiểm tra, đối chiếu, ký tờ khai.
- Ký danh sách (D02-TST) - Cấp mã số.
Nhập
Ủy nhiệm chi
Đối chiếu
số phải thu và số đã thu Ủy nhiệm chi
1.3 Các căn cứ pháp lý liên quan đến bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội