6. KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN
3.2.2. Giải pháp về công tác trả lương và phúc lợi
3.2.2.1. về tiền lương, thưởng
Lương, thưởng luôn là một trong các sự chú ý đầu tiên của người lao động mỗi
khi tìm kiếm một công việc nào đó, bởi sau cùng đây chính là một nhân tố quan trọng
hoàn thành các chỉ tiêu công việc của mỗi cá nhân người lao động so với chỉ tiêu mà Hội sở VPBank giao cho. Tuỳ thuộc vào vị trí cấp bậc nhân viên cũng như là độ phức
tạp của từng nội dung công việc khác nhau mà các nhân viên có các mức lương khác nhau.
Như kết luận ở chương 2, 2 nhân tố cũng có tác động thuận chiều đến động lực làm việc của CBNV là tiền lương và phúc lợi, chính vì lý do đó mà để hướng tới mục tiêu hoàn thiện việc tạo động lực làm việc tại VPBank Kinh Đô, chi nhánh cần có các chính sách lương, thưởng rõ ràng, minh bạch, phù hợp với năng lực, cũng như
tính theo mức độ hoàn thành công việc của CBNV. Khi CBNV thấy được sự ghi nhận
của VPBank dành cho mình khi hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu được đặt ra, họ sẽ lấy đó
làm động lực mà tiếp tục cố gắng, tiến lên chinh phục các mục tiêu cao hơn. Điều này
cũng sẽ giúp ngân hàng tránh được sự không vừa ý hay bất mãn của một bộ phận nhân viên khi họ thấy sự không công bằng trong chế tài xét lương thưởng.
Việc xem xét mức nâng mức lương theo thâm niên gắn bó và khen thưởng kịp
thời không chỉ thể hiện sự công bằng trong việc ghi nhận sự cố gắng của ngân hàng mà còn thể hiện sự trân trọng của tổ chức đối với giá trị của mỗi nhân viên, kích thích
năng suất lao động của CBNV. Qua kết quả khảo sát có thể thấy được tỉ lệ nhân viên gắn bó với ngân hàng từ 10 năm trở lên chiếm tới gần 20%, đối với các nhân viên đã đạt hệ số bậc lương cao nhất, VPBank có thể xem xét về các khoản phụ cấp thêm để thể hiện sự ghi nhận sự đóng góp, trung thành của các nhân viên trong suốt thời gian dài qua.
3.2.2.2. về phúc lợi
Để khuyến khích động lực của nhân viên không chỉ có các biện pháp về mặt tài chính mà còn cần đến sự quan tâm về đời sống tinh thần cũng như là tăng tinh thần và sự liên kết giữa các nhân viên trong chi nhánh.
VPBank Kinh Đô nên duy trì tổ chức các hoạt động phúc lợi vào mỗi dịp lễ như tổ chức mừng ngày 8/3 cho các chị em phụ nữ, tổ chức các buổi ăn trưa tập thể để tăng tính thân thiết giữa các CBNV. Ngoài ra NH có thể bổ sung thêm các hoạt động khác như thể hiện sự quan tâm tới đời sống của nhân viên (thường xuyên thăm hỏi gia đình, có phần quà cho con em CBNV có thành tích tốt trong học tập,...), quan tâm hơn đến sức khoẻ của CBNV (hỗ trợ kịp thời khi có nhân viên ốm đau, tổ chức khám sức khoẻ thường niên cho nhân viên),... Cùng với đó thì việc thực hiện kế hoạch
đi du lịch hàng năm của chi nhánh và các hoạt động ngoại khoá cuối tuần cũng cần được duy trì đầy đủ.
Trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid19 bùng nổ, ngân hàng vẫn thuộc trong lĩnh vực được phép hoạt động kinh doanh, để cán bộ công nhân viên yên tâm công tác VPBank đã có những hành động đem lại phúc lợi vô cùng thiết thực cho người lao động. Ngoài việc phân phát khẩu trang, găng tay y tế, nước rửa tay khô miễn phí, ngân hàng đã ra quyết định mua bảo hiểm Covid19 cho toàn thể tất cả các nhân viên cùng 03 người thân của CBNV hiện đang làm việc tại VPBank. Điều này đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt, sự tri ân của ngân hàng tới người lao động và gia đình, giúp chạm tới trái tim của hơn 40.000 cán bộ nhân viên, khiến mọi nhân viên đều cảm thấy ấm lòng xen lẫn niềm tự hào vì đã là một phần của VPBank "nơi làm việc hạnh phúc nhất Việt Nam".