Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 014 (Trang 77)

tử, đảm bảo an toàn trong thanh toán điện tử và thanh toán thẻ; Tăng cường công tác QLRR, giám sát và đẩy mạnh công tác quản lý, thu hồi nợ xấu; Xây dựng nguồn nhân lực đủ về số lượng và nâng cao chất lượng; Đẩy mạnh công tác truyền thông, phát triển thương hiệu HDBank.

Ngoài ra trong năm tới, các mục tiêu hoạt động vì cộng đồng cũng sẽ được HDBank tiếp tục thực hiện nghiêm túc, minh bạch, có giá trị thiết thực, ý nghĩa để góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.

3.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh củaNgân Ngân

hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. về nguồn vốn

Thứ nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đang chú trọng chuẩn bị cho chiến lược tăng trưởng dài hạn trong tương lai, trong đó các khoản tiền gửi không kì hạn đang tăng dần qua các năm. Vì tiền gửi không kì hạn thường được dùng cho các hoạt động thanh toán chi tiêu nên để theo đuổi chiến lược này, ngân hàng phải phát triển hơn nữa mảng dịch vụ thanh toán và thẻ. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên nghiên cứu và có thể áp dụng các mô hình fintech để đổi mới sản phẩm dịch vụ, nâng cao sức cạnh trạnh; bổ sung thêm nhiều hơn các tiện ích cũng như đưa ra mức phí dịch vụ hấp dẫn. Ngoài ra tiếp tục nâng cấp máy móc, áp dụng, cải tiến công nghệ thông tin để thúc đẩy các giao dịch, thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn cũng như tiếp cận khách hàng hiệu quả như nhanh chóng nghiên cứu, khai thác dữ liệu lớn (big data) để cập nhật và tổng hợp nhiều nguồn dữ liệu về kinh tế - xã hội, từ đó tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, tiết kiệm thời gian xử lý thông tin cho khách hàng, hỗ trợ cán bộ nhân viên đưa ra những quyết định, phòng chống và ngăn ngừa gian lận, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Để ứng dụng được big data, ngân hàng cần chuẩn bị nền tảng hạ

tầng về dữ liệu đạt tiêu chuẩn cũng như có chính sách quản lý dữ liệu khoa học, hiệu quả; có kiến thức và kinh nghiệm áp dụng thực tế. Đối với huy động tiền gửi có kì hạn hay tiền gửi tiết kiệm để tăng cường và duy trì tính ổn định nguồn vốn, tương tự như trên, ngân hàng cần tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm huy động, thiết kế mới các sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu đang lên trong bộ phận dân cư. Đồng thời có các chính sách lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng trong tình trạng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khi mà chỉ trên một con phố có tới 5-7 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng khác nhau. Chú trọng việc chăm sóc khách hàng, tri ân khách hàng, để duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện có. Để làm tốt công tác này, ngân hàng cần hiểu được tâm lý và sở thích của từng loại khách hàng để có các chính sách chăm sóc phù hợp. Đồng thời thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho nhân viên; thường xuyên nhắc nhở thái độ phục vụ của nhân viên.

Thứ hai về vấn đề an toàn vốn. Ngân hàng cần có sự chuẩn bị về tiềm lực tài chính để tăng cường quy mô vốn tự có, hình thành “tấm đệm” vững chắc chống lại các rủi ro ngoài dự kiến trong điều kiện ngân hàng chuẩn bị áp dụng các quy định về quản trị vốn và rủi ro Basel II theo lộ trình của NHNN. Đối với Basel II, ngân hàng sẽ tính toán tài sản có rủi ro theo 3 loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường thay vì chỉ một loại rủi ro như cách tính trước đây. Khi đó, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng đương nhiên sẽ giảm nếu không có biện pháp tăng vốn tự có kịp thời, phù hợp. Có khá nhiều cách để tăng vốn tự có tại ngân hàng nhưng giải pháp nghĩ đến trước nhất sẽ là tăng vốn tự có từ việc tăng lợi nhuận giữ lại.Vì đến từ nguồn nội bộ nên ngân hàng hoàn toàn chủ động sử dụng, chi phí huy động vốn thấp, tránh được tình trạng “pha loãng quyền sở hữu” của cổ đông. Tuy nhiên tăng vốn bằng cách này có hạn chế về qui mô tăng vốn, phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh cụ thể của ngân hàng. Do đó để gia tăng lợi nhuận để lại, ngân hàng cần tăng khả năng sinh lời, đa dạng hóa nguồn thu nhập, thực hành tiết kiệm... Ngoài ra, tăng vốn bằng cách này lợi ích cổ đông sẽ bị giảm một phần, họ quan tâm nhiều về thu nhập mà họ nhận được khi đầu tư vào ngân hàng. Do đó, NH cần dung hòa lợi ích giữa NH với cổ đông.

3.2.2. về tài sản

HDBank cần nâng cao chất lượng danh mục đầu tư, đầu tư có hiệu quả. Trước khi đầu tư, ngân hàng cần nâng cao hơn nữa năng lực phân tích, nghiên cứu thị trường ở thì hiện tại cũng như dự đoán các xu hướng lãi suất, các rủi ro sẽ phải đối mặt trong tương lai, từ đó đưa ra chiến lược đầu tư sinh lời phù hợp khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Hiện tại có thể thấy ngân hàng đang ưa thích sự an toàn hơn là sinh lời khi có tới 80% danh mục đầu tư là trái phiếu chính phủ. Điều này hiển nhiên là giảm một nguồn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Để vừa giảm thiểu rủi ro, vừa có được mức sinh lời tốt nhất thì ngân hàng có thể áp dụng các mô hình để xây dựng danh mục đầu tư gồm lựa chọn các chứng khoán để đầu tư và tỷ lệ nắm giữ thích hợp. Bên cạnh đó, các khoản góp vốn đầu tư liên doanh, liên kết có tỷ suất đầu tư thấp vì thế cần thận trọng trong việc lựa chọn công ty để đầu tư, nên tăng cường lựa chọn công ty lớn, uy tín để đầu tư.

Đối với hoạt động tín dụng, ngân hàng hiện có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao và chất lượng “sạch”. Để phát triển hơn nữa những gì đã đạt được, ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp sau:

- Đối với các khách hàng hiện tại, ngân hàng tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp, nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc khách hàng tín dụng. Khi đó không

chỉ khách hàng có lòng tin cậy với ngân hàng, họ tiếp tục sử dụng các sản

phẩm của

ngân hàng, mà còn trải nghiệm, sử dụng thêm nhiều sản phẩm mới, trở thành khách

hàng lâu dài của ngân hàng đồng thời những khách hàng cũ này có thể giới thiệu

cho ngân hàng nhiều khách hàng mới, từ đó mở rộng hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Đây là một kênh bán hàng gián tiếp hiệu quả mà không tốn kém nhiều

chi phí. Chẳng hạn ngân hàng có thể đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi

thị trường nhưng có mức giá cạnh tranh. Tuy nhiên công việc này cần thường xuyên được thực hiện do các đối thủ có thể nhanh chóng bắt chước sản phẩm của ngân hàng. Chẳng hạn hiện nay, đối với khách hàng cá nhân có thu nhập cao thì mảng sản phẩm cho vay để mua sắm ô tô, đồ công nghệ, điện tử hay đồ gỗ gia dụng có thể được lựa chọn để phát triển sâu và chi tiết hơn trở thành thương hiệu riêng của HDBank. Đồng thời ngân hàng mở rộng liên kết với các đối tác mua sắm tiêu dùng để đưa sản phẩm tín dụng đến gần hơn các khách hàng có nhu cầu vay.

- Cùng với việc đưa ra nhiều gói sản phẩm tín dụng hấp dẫn, HDBank cần cập nhật chính sách tín dụng để phù hợp với những thay đổi, không làm gián đoạn

những khúc mắc trong hoạt động cho vay. Trong đó cần có giá sản phẩm tín dụng

hay chính sách lãi suất cạnh tranh, hợp lý, bởi vì xây dựng mức lãi suất hợp

lý và

linh hoạt sẽ thu hút và giữ chân khách hàng. Để làm được điều này ngân hàng cần

lựa chọn phương pháp định giá khoản vay phù hợp, có thể là kết hợp phương pháp

định giá chi phí - lợi nhuận để đánh giá khả năng sinh lời tổng thể của một khách

hàng và phương pháp định giá trên cơ sở rủi ro theo Basel II.

- Tiếp tục đẩy mạnh quản trị, quản lý, theo dõi, giám sát, kiểm soát trước, trong và sau cho vay chặt chẽ để phòng ngừa rủi ro tín dụng; đồng thời, tiếp tục

công tác thu hồi và xử lý nợ xấu. Trước khi bước vào các giai đoạn của quy trình

trên, ngân hàng cần xây dựng một chiến lược cho vay cụ thể bao gồm định

hình môi

trường xung quanh (có thể phân tích SWOT hay ma trận BCG), xác định mục tiêu

Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ điều hành và lãnh đạo công ty. Trước tiên họ phải hiểu cần phải có sự am hiểu toàn diện hoạt động ngân hàng. Công tác quản lý điều hành phải linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường và phù hợp với khẩu vị rủi ro của HDBank trong từng thời kỳ để xử lý kịp thời các tình huống, tận dụng cơ hội sinh lời. Cùng với đó cần nắm rõ mục đích quản trị rủi ro là để quản lý, phục vụ cho sự an toàn ngân hàng mà không chỉ đơn thuần tuân thủ các quy định của Nhà nước. Khi đó ngân hàng cần xây dựng hoạt động quản trị rủi ro trở thành văn hóa trong toàn ngân hàng và phải đảm bảo tất cả mọi người có ý thức tuân thủ các quy định về quản trị rủi ro. Đồng thời cần có một mô hình tổ chức quản trị rủi ro từ trung tâm đến từng chi nhánh phòng giao dịch được quy định nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng của từng đối tượng khi tham gia quản lý rủi ro, giám sát thực hiện công tác quản trị rủi ro.

Các nhân viên là những người cuối cùng hiện thực hóa các chính sách, các mục tiêu của ngân hàng, do đó họ là những nhân tố quan trọng, cần được quan tâm. HDBank cần có chính sách tuyển dụng công khai, minh bạch, chế độ đãi ngộ hợp lý, môi trường làm việc thăng tiến để lôi kéo và giữ chân những người có kiến thức, có kinh nghiệm làm việc lâu dài cho ngân hàng. Khi phân công công việc, giao trách nhiệm và quyền hạn cho nhân viên phải cụ thể, rõ ràng, kịp thời đối với từng cấp công việc. Sử dụng các hệ thống đánh giá năng lực của nhân viên cả về chất và lượng để đánh giá hiệu quả công việc chính xác. Trong quá trình công tác, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn không chỉ trong nước mà còn hoạt động khảo sát các ngân hàng nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên bắt kịp với sự phát triển của ngân hàng nói riêng, ngành ngân hàng trong nước nói chung cũng như là trên thế giới. Đồng thời tổ chức các diễn đàn, họp mặt để trao đổi, giao lưu các thông tin, trình bày khúc mắc và đưa ra biện pháp giải quyết. Bên cạnh đó, bản thân mỗi cán nhân viên cũng phải tự mình tìm hiểu, tham gia các khóa học để nâng cao trình độ.

Ngân hàng cũng cần chú trọng và duy trì công tác truyền thông, truyền tin, hướng dẫn nhân viên; thực hiện các chương trình thi đua, sáng tạo trong ngân hàng

để đưa ra các sáng kiến, ý tưởng nhằm hướng đến mục tiêu cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng và xây dựng văn hóa hướng đến khách hàng của ngân hàng.

3.2.4. về khả năng sinh lời

Như ở trên đã nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng đối với các khoản mục huy động, tín dụng, đầu tư và hoạt động dịch vụ. Ngoài những biện pháp đó, HDBank cũng tiếp tục chú trọng phát triển hoạt động đại lý bảo hiểm Dai-ichi Life để tăng thu nhập cho ngân hàng.

Cùng với việc tăng thu nhập thì việc giảm thiểu chi phí là cách để ngân hàng tăng lợi nhuận. Giảm chi phí tiền gửi hay giảm lãi đi vay là không hề dễ dàng nếu một ngân hàng muốn thu hút nguồn vốn có kì hạn dài của khách hàng. Còn nếu tăng huy động không kì hạn thì có thể chi phí huy động giảm nhưng ngân hàng sẽ phải bỏ chi phí này vào để nâng cao chất lượng hoạt động của máy móc, công nghệ thông tin phục vụ cho dịch vụ thanh toán. Đối với HDBank, ngân hàng theo định hướng tăng huy động không kì hạn nên chi phí huy động phần nào sẽ có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng cần kết hợp giảm thiểu các chi phí ngoài lãi bất hợp lí, không cần thiết, kiểm soát chi phí cho nhân viên hợp lý bằng các biện pháp như: sử dụng nhân viên có kiến thức, có năng lực, có kinh nghiệm và muốn làm việc cho ngân hàng lâu dài; tuyên truyền giáo dục cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của HDBank nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí; định mức giới hạn sử dụng các chi phí khác về vật liệu và giấy tờ in, thực hành tiết kiệm đối với các thiết bị điện ở nơi làm việc; các tài sản cố định hay công cụ dụng cụ hư hỏng cần có kế hoạch và tiến hành thanh lý, nhượng bán kịp thời để nhanh chóng thu hồi giá trị.

3.2.5. Quản trị rủi ro

Tiếp tục triển khai mô hình 3 vòng kiểm soát xuyên suốt theo nghiệp vụ, tiếp tục vận hành đường dây nóng về rủi ro đạo đức theo thông lệ quốc tế, đồng thời đưa ra những chế tài xử lý phù hợp có tính răn đe, hướng tới xây dựng văn hóa quản trị rủi ro lành mạnh.

Đối mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ thông qua hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tế và có tính ứng dụng cao, đảm bảo các lỗi không tuân thủ được phát hiện kịp thời, các rủi ro lớn được nhận diện

sớm. Những vấn đề về cơ chế, quy trình, hệ thống cần được nghiên cứu chỉnh sửa và hỗ trợ giải quyết cụ thể ở từng đơn vị kinh doanh. Để hoạt động kiểm toán diễn ra hiệu quả, người giám sát phải có đủ năng lực, chuyên môn, có tính độc lập, được trao đầy đủ thẩm quyền và đặc biệt là có đạo đức nghề nghiệp. HDBank cũng cần phải xây dựng bộ chính sách, quy định nhằm tạo điều kiện tối đa cho kiểm toán hoạt động hiệu quả. Cần xây dựng hệ thống thông tin và nâng cao chất lượng thông tin. Hệ thống thông tin hiện đại, bảo mật, nhanh chóng sẽ giúp kết nối HDBank với các ngân hàng khác, tăng cường chia sẻ thông tin, từ đó hình thành nguồn thông tin giúp ích cho các bên. Đồng thời bản thân mỗi ngân hàng cần cập nhật sử dụng các công nghệ hiện đại để phân tích, lưu trữ dữ liệu đầu vào, xuất thông tin đầu ra chính xác, sát sao phục vụ cho việc đánh giá rủi ro của ngân hàng. Các loại rủi ro trong ngân hàng đều có mối quan hệ lẫn nhau, chẳng hạn như khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng mất nguồn cung thanh khoản, từ đó làm tăng rủi ro thanh khoản. Vì vậy, ngân hàng cần kết hợp quản trị các rủi ro trong ngân hàng:

- Quản trị rủi ro lãi suất, trước hết ngân hàng cần áp dụng một mô hình dự báo biến động lãi suất thị trường phù hợp, khoa học. Muốn có mô hình như vậy

thì cần

phải chủ động nghiên cứu, thu thập thông tin chất lượng cao về các nhân tố liên

quan, ảnh hưởng đến lãi suất, đồng thời đảm bảo hoạt động phân tích, xử lý thông

tin phải được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Sau đó, ngân hàng cần lựa chọn các

mô hình đo lường rủi ro chính xác. Ngân hàng có thể lựa chọn mô hình VaR ( Value

at Risk) để đo lường. VaR là số tiền lớn nhất có khả năng bị mất của danh mục

trong một khoảng thời gian cho trước, với một độ tin cậy nhất định, trong

điều kiện

thị trường bình thường (Trần Mạnh Hà, 2013). Tức là mô hình này cung cấp

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 014 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w