Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 014 (Trang 84)

3.3.1. Khuyến nghị với Nhà nước

Thứ nhất, đảm bảo ổn định môi trường kinh tế - chính trị. Môi trường chính trị - kinh tế ổn định là tiền đề để hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn hơn. Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần phối kết hợp để đưa ra các biện pháp đảm bảo ổn định kinh tế - chính trị. Bên cạnh đó, Chính phủ cần phối kết hợp điều hành các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách linh hoạt.

Thứ hai, phát triển đồng bộ thị trường tài chính. Hệ thống ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu. Thị trường vốn trong đó có thị trường chứng khoán cần sôi động và an toàn hơn, phát huy vai trò là kênh dẫn vốn dài hạn cho các NHTM. Các sản phẩm trên thị trường nên đa đạng hơn về chủng loại, về kì hạn, phù hợp với nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Nâng cao các tiêu chuẩn, điều kiện của các tổ chức tham gia trên thị trường, nâng cao chuẩn mực công bố thông tin. Xây dựng cơ quan giám sát tài chính, thực hiện phân tích, đánh giá, theo dõi trung thực tình hình hoạt động và rủi ro của thị trường tài chính.

Thứ ba, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Chính phủ cần có các biện pháp để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, mạnh mẽ. Nghiên cứu các mô hình mới; đầu tư, lắp đặt các thiết bị kĩ thuật hiện đại để nâng cấp đường truyền, tốc độ truyền tin, tăng tốc quá trình cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, dịch vụ ngân hàng là một lĩnh vực riêng biệt đòi hỏi hệ thống công nghệ có tính ổn định, chính xác và an toàn cao. Do vậy hạ tầng công nghệ thông tin dành cho lĩnh vực ngân hàng cần phải mạnh, có băng thông lớn, thông suốt và độ bảo mật cao.

Thứ tư, chính phủ cần có các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong tình hình có quá nhiều ngân hàng có đặc điểm về qui mô, năng lực hoạt động

khác nhau nhưng thị trường và sản phẩm tương đương nhau thì các biện pháp này sẽ giúp bảo vệ các ngân hàng thực hiện cạnh tranh lành mạnh. Chính phủ nên ban hành các quy định về cạnh tranh không lành mạnh, các hình thức xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó. Phải có một cơ quan kiểm soát tình trạng an toàn và cạnh tranh không lành mạnh, có một tổ chức đứng ra phát hiện và bảo vệ cạnh tranh bình đẳng của các ngân hàng.

Thứ năm, đổi mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ngân hàng. Nguồn nhân lực ngành ngân hàng hiện đang dồi dào về lượng, tuy nhiên chất lượng nhân lực chưa cao. Vì vậy chính phủ cần phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo và NHNN đưa ra chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời xây dựng các chuẩn mực, tiêu chuẩn cần đạt cho các sinh viên tốt nghiệp ngành ngân hàng.

3.3.2. Khuyến nghị đối với NHNN

Thứ nhất, NHNN cần tiếp tục phối hợp với các bộ ban ngành để triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp của Chính phủ.

Thứ hai, NHNN tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu hệ thống, loại bỏ các ngân hàng yếu kém, đồng thời chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh các giải pháp xử lý nợ xấu, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, bán nợ cho VAMC; hoàn thiện các quy định pháp lý đễ hỗ trợ các ngân hàng tái cơ cấu và xử lý nợ, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng.

Thứ ba, NHNN cần phối hợp thực hiện chính sách tiền tệ và các chính sách tài chính khác một cách thận trọng, linh hoạt; tiếp tục hoạt động điều chỉnh lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường.

Thứ tư, NHNN nên có các chính sách hỗ trợ các NHTM nâng cao cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ thông tin ngân hàng. NHNN cần tạo dựng môi trường pháp lý đầy đủ cho sự phát triển công nghệ, cập nhật cả các dịch vụ công nghệ mới và các nhà cung ứng dịch vụ mới. NHNN cũng hỗ trợ các ngân hàng trong việc tìm kiếm các đối tác về công nghệ thông tin có uy tín và có trình độ quốc tế.

Thứ năm, NHNN cần ban hành các quy định về quản trị rủi ro chặt chẽ trong hoạt động ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng có cơ sở quản trị rủi ro

cụ thể hơn, an toàn hơn. Trong đó, NHNN cần tạo cơ sở pháp lý cho các NHTM tiến hành tuân thủ các quy định của Basel II.

Thứ sáu, NHNN cần nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát đối với các ngân hàng thương mại. Lập kế hoạch thanh tra, giám sát tình hình hoạt động của các ngân hàng phù hợp; hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thanh tra, giám sát; thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện các ngân hàng gặp khó khăn; nâng cao trình độ và đạo đức của người thanh tra, giám sát.

Thứ bảy, NHNN cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ nhân viên của NHNN cũng như các nhà quản lý của từng bộ phận ở các NHTM để phổ biến các quy định của NHNN một cách hiệu quả; tổ chức các hội thảo, diễn đàn để cập nhật, tiếp cận với những thay đổi về ngành ngân hàng trên thế giới. Tiếp tục kết hợp với các đơn vị giáo dục như Học viện ngân hàng để thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về tình hình hoạt động ngân hàng, từ đó tìm kiếm giải pháp phù hợp.

Ket luận chương 3

Trên cơ sở những phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của HDBank ở chương 2, tác giả đã đưa ra các khuyến nghị đối với ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong chương 3 này. Các nội dung được khuyến nghị gồm có: nguồn vốn của ngân hàng, tài sản của ngân hàng, năng lực quản lý, khả năng sinh lời, quản trị rủi ro. Ngoài ra, chương 3 cũng đưa ra những khuyến nghị đến Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt cho toàn ngành ngân hàng nói chung và HDBank nói riêng.

KẾT LUẬN

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trước tình hình như vậy đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân để cạnh tranh với các ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Thông qua mô hình CAMELS phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng có thể nhìn nhận được tình trạng hiện tại, những thành tựu và hạn chế của bản thân ngân hàng cũng như vị trí trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Từ đó thôi thúc ngân hàng luôn luôn nỗ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Quá trình tự thân phát triển ấy phải được bắt nguồn từ những con người đang gắn bó làm việc hằng ngày ở HDBank. Nhà quản trị phải là người tiên phong, đi đầu, xây dựng và triển khai các chính sách quản trị phù hợp về nguồn vốn, tài sản, khả năng sinh lời, rủi ro, cũng như tự nâng cao năng lực của nhà quản trị; kết hợp với sự đóng góp, nỗ lực thực hiện, tham gia của toàn thể cán bộ nhân viên HDBank. Các nhân viên phải nắm được mục tiêu của ngân hàng, hiểu rõ vị trí công việc, hết mình cống hiến vì thành công của ngân hàng. Từ đó tạo ra một sức mạnh tổng hợp để đưa ngân hàng phát triển đi lên, có đủ sức cạnh tranh, đủ sức chống lại những rủi ro, thử thách từ bên ngoài.

HDBank là một ngân hàng thương mại cổ phần với lịch sử hơn 27 năm trong ngành ngân hàng Việt Nam, với nhiều thành tựu và có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. HDBank trở thành 1 trong 10 ngân hàng phát triển hàng đầu Việt Nam. Điều này đã chứng minh khả năng của bản thân ngân hàng, trong việc hoạch định chiến lược phát triển và triển khai thực hiện nó. Tin rằng với những gì mà ngân hàng đã có ở hiện tại, cùng với quá trình không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, ngân hàng hoàn toàn đủ sức đối mặt với những thử thách trong tương lai, tiến tới trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Văn Cương, Phạm Phú Minh (2016). Áp dụng Basel II: Giải pháp để phát

triển bền vững hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khu công nghiệp

Việt Nam

2. Học viện Ngân hàng (2012). Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Dân

trí, Hà Nội

3. Học viện Ngân hàng (2014). Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao

động - Xã hội, Hà Nội

4. Học viện Ngân hàng (2016). Tài liệu học tập Quản trị Ngân hàng, Hà Nội 5. Học viện Ngân hàng (2016). Tài liệu học tập Lập và phân tích báo cáo tài

chính

NHTM, Hà Nội

6. Học viện Ngân hàng (2016). Tài liệu học tập Kiểm soát - kiểm toán nội bộ NHTM, Hà Nội

7. Nguyễn Việt Hùng (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường

Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

8. Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển TP Hồ Chí Minh, Báo cáo tài chính,

Báo cáo thường niên các năm 2015, 2016, 2017

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Báo cáo tài chính, Báo cáo

thường niên các năm 2015, 2016, 2017

10. Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á, Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên các năm 2015, 2015, 2017 14. Website: www.hdbank.com.vn www.vietstock.com.vn www.cafef.vn www.sbv.gov.vn VẢN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT

1. Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số: 47/2010/QH12), ngày 16/06/2010

2. Nghị định 57/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 về chế độ tài chính

đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

3. Thông tư 49/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 03/06/2004 về việc hướng dẫn

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng nhà nước

4. Thông tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới

hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu Áp dụng mô hình camels trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTMCP phát triển thành phố hồ chí minh khoá luận tốt nghiệp 014 (Trang 84)