NHTMCP
QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN 2014-2016 THÔNG QUA PHÂN TÍCH BCTC 2.2.1. Đánh giá tình hình nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn
2.2.1.1. Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu nguồn vốn
a. Đánh giá quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
Trong phần này, ngoài việc đánh giá sự tăng trưởng qua các năm của MB, ta sẽ so sánh một số chỉ tiêu của MB với các ngân hàng cùng khối TMCP ngoài quốc doanh, đại diện là 3 ngân hàng cùng hạng về tổng tài sản (nguồn vốn) là Sacombank và Techcombank, ACB
Biểu đồ 2.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn của MB bankgiai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Quy mô
Tốc độ tăng trưởng
(Nguồn: Báo cáo tài chính của MB bank giai đoạn 2014-2016)
Từ biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn của MB luôn có sự tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng trưởng nhìn chung là cao. Năm 2014, nguồn vốn
đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2013. Đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt 15,9%, đây là con số tăng trưởng rất ấn tượng so với các ngân hàng cùng hạng như Eximbank (3,17%), Sacombank (13,93%). Việc không ngừng mở rộng quy mô nguồn vốn sẽ giúp MB nâng cao vị thế, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường đồng thời mở rộng quy mô hoạt động để gia tăng lợi nhuận.
Tính đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn đạt 256.259 tỷ đồng, tăng gấp 1,28 lần so với cuối năm 2014 và tiếp tục duy trì vị trí thứ 6 về quy mô tổng nguồn vốn (tài sản) trên thị trường, xếp sau Sacombank và 4 ngân hàng lớn là Agribank,
Vietcombank, Viettinbank và BIDV.
b. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Là một doanh nghiệp kinh doanh đặc thù, khoản mục nợ phải trả của MB bank luôn chiếm phần lớn (khoảng 90%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng MB giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
■ V n ch ố ủ
s h uở ữ
■ N ph i ợ ả
(Nguồn: Báo cáo tài chính MB bank các năm)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy cả Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của MB bank đều tăng liên tục qua các năm. Tính đến cuối năm 2016, nợ phải trả đạt hơn 229 nghìn tỷ đồng (tăng 25,27% so với năm 2014) và vốn chủ sở hữu đạt hơn 26 nghìn tỷ đồng (tăng 55,05% so với năm 2014)
Trong cấu phần nợ phải trả, nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi, tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) lại chiếm phần lớn bởi đây là nguồn nguyên liệu chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng thực hiện các khoản đầu tư và cho vay. Cuối năm 2015, nguồn vốn huy động đạt hơn 181 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng tín dụng 13% - 15% do nhà
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tiền gửi không kỳ hạn___________________ 22,45% 31,14% 33,93% Tiền gửi có kỳ hạn______________________ 59,45% 58,88% 60,85% Tiền gửi vốn chuyên dụng________________ 0,72% 0,41% 0,45% Tiền ký quỹ____________________________ 17,37% 9,57% 4,77%
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổ chức kinh tế________ 60,48% 59,80% 56,83%
Cá nhân______________ 39,52% 40,20% 43,17%
nước đưa ra, vừa đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Năm 2016, theo nhận định của các chuyên gia, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tốt hơn, tăng trưởng tín dụng có khả năng đạt 18% -20%, nguồn vốn huy động của MB bank đạt gần 195 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2015 là hợp lý.
❖về cơ cấu nợ phải trả
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ phải trả của MB bank giai đoạn 2014 - 2016
Đơn vị: %
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB bank)
Từ biểu đồ trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng vốn tiền gửi của khách hàng là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ phải trả của ngân hàng. Khoản mục này là nguồn huy động vốn chính của ngân hàng. Tiếp đến là khoản mục tiền gửi và vay các TCTD khác. Khoản mục này có xu hướng gia tăng, chứng tỏ vị thế cũng như uy tín của MB bank trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt và kịp thời này để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, song sẽ làm tăng chi phí huy động vốn của ngân hàng vì đây là nguồn vốn có chi phí cao.
Cũng như các ngân hàng khác, Huy động tiền gửi của khách hàng, là nguồn vốn huy động chủ yếu mang tính chất quyết định nhất. Từ năm 2014 -2016, vốn tiền gửi từ khách hàng của MB bank tăng liên tục với quy mô từ hơn 167 nghìn tỷ đồng năm 2014 lên gần 195 nghìn tỷ năm 2016, quy mô tăng lên 27 nghìn tỷ trong vòng 2 năm (tương đương tăng lên 16,23%). Đây là một mức độ tăng trưởng tương đối cao, cho thấy MB bank có chính sách huy động vốn hợp lý. Năm 2016, khoản mục tiền gửi của khách hàng giảm đáng kể từ 91,76% năm 2015 xuống 85%, trong khi khoản mục tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác tăng cao từ 3,8% năm 2015 lên 11%. Nguyên nhân là do cho vay khách hàng tăng nhanh, trong 9 tháng đầu năm tăng 20%, trong khi huy động tăng ở mức khiêm tốn 2,9% so với mức đầu năm.
Sự tăng trưởng của khoản mục vốn tiền gửi từ khách hàng không chỉ giúp MB giai quyết được vấn đề thiếu hụt thanh khoản mà còn biểu hiện vị trí vững vàng, uy tín chắc chắc của MB trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một lợi thế để MB tiếp tục phát huy trong thời gian tiếp theo.
Để đánh giá được mức độ ổn định của nguồn vốn huy động cũng như chi phí huy động vốn của ngân hàng, ta sẽ tiến hàng phân tích cơ cấu khoản mục tiền gửi của khách hàng:
- Phân theo kỳ hạn:
Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của khách hàng theo kỳ hạn của MB bank
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB bank)
Từ bảng số liệu thấy được cơ cấu tiền gửi từ khách hàng theo kỳ hạn của MB bank ổn định trong giai đoạn 2014 - 2016. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 59% - 60%. Trong khi các ngân hàng khác có cơ cấu tiền gửi kỳ hạn khoảng 80%, tiền gửi không kì hạn ở mức thấp khoản 12% - 14%, thì tại MB, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao ở mức 22 % - 33%, chủ yếu là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp của Tập đoàn Viettel và Bộ Quốc phòng . Đây được coi là một lợi thế của MB bank về nguồn vốn giá rẻ, tuy nhiên tiền gửi không kỳ hạn cũng dễ biến động nhất, đòi hỏi ngân hàng kiểm soát nguồn vốn chặt chẽ, và có kế hoạch nguồn vốn bổ sung linh hoạt, để đáp ứng vấn đề thanh khoản.
- Phân theo đối tượng khách hàng
Chi tiêu________________________________ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Vốn của tổ chức tín dụng________________ 69,58% 72,12% 67,53% - Vốn điều lệ____________________________ 67,61% 69,02% 64,42% - Thặng dư vốn cổ phần____________________ 1,97% 3,10% 3,11% 2.Quy của tổ chức tín dụng_________________ 10,73% 9,67% 10,14% 3.Lợi nhuận chưa phân phối________________ 16,26% 15,67% 17,67% 4.Lợi ích của cổ đông không kiểm soát________ 3,42% 2,54% 4,65%
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB bank)
Từ bảng số liệu ta thấy rằng, tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tiền gửi của MB bank. Điều này giúp MB bank kiểm soát tốt hơn nguồn vốn huy động, do các doanh nghiệp thường có kế hoạch sử dụng vốn trong kỳ, từ đó đảm bảo sự cân xứng giữa kỳ hạn tài sản nợ và tài sản có.
❖Về cấu phần vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có của ngân hàng là vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Vốn chủ sở hữu
29
được ví như “tấm đệm chống lại rủi ro phá sản” của ngân hàng. VCSH không chỉ phản ánh thực lực tài chính mà còn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng đó.
Biểu đồ 2.4: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu một số ngân hàng
Quy mô vốn chủ sở hữu Tốc độ tăng trưởng VCSH
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng)
Ta thấy rằng, quy mô vốn chủ sở hữu của MB bank tăng liên tục qua các năm và đã vượt qua cả Sacombank với tốc độ tăng khá cao lên đến 35,19% năm 2015. Từ 17 nghìn tỷ đồng năm 2014 lên hơn 26 nghìn tỷ đồng tính đến cuối năm 2016, tăng gấp 1,55 lần năm 2014. Năm 2016, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu giảm mạnh so với năm 2015, nhưng vẫn đạt ở mức khá cao là 14,69% và cao hơn rất nhiều tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Sacombank.
Vốn chủ sở hữu là cơ sở để một ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, vì vậy việc tăng vốn chủ sở hữu sẽ giúp MB nâng cao năng lực tài chính, hoạt động, khả năng cạnh tranh và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Chi tiêu______________________________________ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tiền mặt và vàng______________________________ 0,6% 0,55% 0,58%
Tài sản có sinh lời______________________________ 94,15
% %94,39 94,1%
Tiền gửi tại NHNN______________________________ 2,97% 3,64% 3,84% Tiền gửi và cho vay các TCTD khác________________ 10,72
%
12,89 %
10,43 % Chứng khoán kinh doanh_________________________ 5,17% 1,61% 0,41% Công cụ TCPS và các tài sản tài chính khác__________ 0,002
% 0,04% 0,02% Cho vay khách hàng____________________________ 49,3% 54,06 % 57,89 % Chứng khoán đầu tư____________________________ 25,05
% 21,2% %21,09
Góp vốn đầu tư dài hạn__________________________ 0,80% 0,81% 0,37% Bất động sản đầu tư_____________________________ 0,13% 0,13% 0,06%
Tài sản cố định________________________________ 0,94% 0,86% 0,94%
Tài sản có khác________________________________ 4,3% 4,2% 4,37%
Tổng_________________________________________ 100% 100% 100%
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB bank)
Có thể nhận thấy rằng, cơ cấu vốn chủ sở hữu của MB bank khá ổn định qua các năm. Trong đó, vốn điều lệ - khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của MB, từ 67,61% năm 2014, đến 2015 tăng lên ở mức 69,02% đạt 16 nghìn tỷ đồng, đưa MB bank lên top 6 các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất. Tính đến cuối năm 2016, vốn điều lệ đạt 17.127 tỷ đồng thông qua việc trả cố tức năm 2015 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5% cho cổ đông hiện hữu, do đó tỷ trọng lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 giảm nhẹ xuống mức 15,67%.
Việc tăng vốn chủ sở hữu giúp MB nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn
❖Cơ cấu tài sản
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB bank)
Trong cơ cấu tài sản của MB bank, tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 94% tổng tài sản. Điều đó cho thấy, khả năng sử dụng nguồn vốn để sinh lời của MB bank là rất tốt.
Trong đó, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là cho vay khách hàng, chứng tỏ, cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt của MB bank. Tỷ trọng cho vay khách hàng tăng dần qua từng năm. Năm 2014, cho vay chiếm 49,3%, đến năm 2016 đạt 57,89%. Tuy nhiên, so với các ngân hàng cùng khối như Sacombank (66,72% - 58,93%) thì tỷ trọng này vẫn thấp hơn. Tiếp theo là khoản mục chứng khoán đầu tư, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ 25,05% năm 2014, đến năm 2016 chiếm 21,09%, so với Sacombank (13,66% - 19,51%) thì vẫn cao hơn khá nhiều. Việc làm này giúp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng ngoài thu nhập lãi, vừa đa dạng hóa danh mục hoạt động, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, và cũng rất hợp lý trong bối cảnh nợ xấu vẫn chưa được giải quyết như hiện nay.
Tỷ trọng tài sản cố định khá ổn định, cho thấy trong mấy năm qua MB bank chưa chưa trú trọng đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị.
Chi tiêu________________________________ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Doanh nghiệp nhà nước____________________ 22,87% 19,75% 14,14% Doanh nghiệp ngoài quốc doanh_____________ 53,00% 50,05% 50,28% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài_______ 0,41% 0,59% 1,91% Cá nhân________________________________ 20,40% 25,78% 29,89% Cho vay khác____________________________ 3,32% 3,83% 3,78% Tổng___________________________________ 100% 100% 100%
Đáng chú ý là sự sụt giảm mạnh của khoản mục chứng khoán kinh doanh và bất động sản đầu tư. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này thị trường biến động mạnh, đặc biệt từ năm 2015, có nhiều biến cố bên ngoài gây áp lực lên thị trường Việt Nam như Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, Fed tăng lãi suất, rồi Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ, Brexit...
❖Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Tín dụng là hoạt động truyền thống và nền tảng của ngân hàng thương mại. Tại MB bank, tỷ trọng tín dụng chiếm khoảng hơn 60% tổng tài sản. Nó không chỉ mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng bán chéo sản phẩm, tạo nền tảng thu hút, hỗ trợ cho các hoạt động khác như: bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền... Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng một số ngân hàng
■ MB
bank
■ Sacomb
ank
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của MB bank có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 15% năm 2014 lên 24% năm 2016, trong khi Sacombank và Techcombank tăng trưởng không ổn định, tăng cao đột ngột vào năm 2015 đến năm 2016 có sự sụt giảm, đặc biệt Sacombank, giảm xuống mức rất thấp chỉ đạt 9%.
Nhìn chung, khả năng mở rộng tín dụng của MB bank khá tốt, điều này sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng bên cạnh đó cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
- Ve cơ cấu danh mục cho vay
+ Phân theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB bank)
MB bank có danh mục tín dụng theo thành phần kinh tế đa dạng. Dư nợ cho vay của ngân hàng chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm khoảng 66%- 76% tổng dư nợ), và có xu hướng giảm dần. Trong đó, cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ và có xu hướng giảm nhẹ từ 53% (năm 2014) xuống 50,28% (năm 2016). Cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và cũng có xu hướng giảm mạnh, từ 22,87% (năm 2014) xuống 14,14% (năm 2016). Sự thay đổi này là hợp lý do các doanh nghiệp nhà nước liên tục làm ăn thua lỗ, tỷ lệ nợ xấu cao và khó giải quyết vì không có tài sản đảm bảo... trong khi cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa không những phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế mà còn đem lại lợi nhuận cao hơn, giảm rủi ro và đảm bảo an toàn hơn cho ngân hàng. Cùng với đó là các doanh nghiệp nhà nước đang thực hiện cổ phần hóa gần hết chuyển sang lĩnh vự tư nhân và có chính sách phát triển lĩnh vực này.
Đáng chú ý là tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân của MB bank tăng manh, từ 20,4% (năm 2014) lên 29,89% (năm 2016), phù hợp với mục tiêu phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ mà MB bank đề ra và đây cũng là xu hướng của các ngân hàng hiện đại, cần thiết để MB bank phát triển bền vững trong tương lai bởi lẽ nó đem lại nguồn thu nhập lãi ổn định và ít chịu tác động lớn từ môi trường kinh doanh.
+ Phân theo ngành nghề kinh tế
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế của MB bank
■ Nông, lâm nghi p, th y s n và khaiệ ủ ả
khoáng
■ Ch bi n, che t Oế ế ạ ■ Điện, nước, khí đốt
■ Xây d ng, kinh doanh b t đ ng ự ấ ộ
(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB bank)
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chi tiêu_________________________ % % %
Nợ đủ tiêu chuẩn (1)______________ 94,78% 96,39% 97,40%
Nợ cần chú ý (2)__________________ 2,49% 1,99% 1,28% Nợ dưới tiêu chuẩn (3)_____________ 0,48% 0,35% 0,60% Nợ nghi ngờ (4)___________________ 0,91% 0,37% 0,32% Nợ có khả năng mất vốn (5)_________ 1,37% 0,90% 0,41%
Nợ quá hạn (2+3+4+5)____________ 5,25% 3,61% 2,62%
Nợ xấu (3+4+5)__________________ 2,73% 1,62% 1,32%
Tổng___________________________ 100% 100% 100%