Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP quân đội thông qua báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 088 (Trang 49 - 60)

Hướng tới mô hình hoạt động ngân hàng hiện đại, MB ngày càng chú trọng tới việc phát triển các hoạt động dịch vụ mới. Đây là hướng đi hoàn toàn đúng đắn để MB có thể phát triển bền vững trong tương lai. Tạp chí Stephen Timewell đã đưa ra nhận định “Xu thế ngày nay cho thấy, ngân hàng nào nắm bắt được cơ hội mở rộng việc cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho một số lượng khổng lồ dân cư đang “đói” các dịch vụ tài chính tại các nước có nền kinh tế mới nổi, sẽ trở thành những gã khổng lồ toàn cầu trong tương lai”.

Vậy MB đã có chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ hợp lý hay chưa, chúng ta cùng xem xét trong bảng “Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MB” dưới đây

Bảng 2.12: Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của các khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MB

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB)

Có thể thấy MB sản phẩm dịch vụ của MB rất đa dạng, trong đó:

+ Dịch vụ thanh toán và tiền mặt: Đây là dòng sản phẩm có tỷ trọng đóng góp lớn nhất trong tổng thu dịch vụ (31%). Năm 2016, tổng thu đạt 411 tỷ đồng, tăng 26,46% so với năm 2015. Điều này có được nhờ MB không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển các sản phẩm dịch vụ hướng đến khách hàng, thích ứng với sự thay đổi của thị trường, bên cạnh đó MB làm trung gian thanh toán cho các đối tác, khách hàng thân thiết là các công ty của Tập đoàn Viettel, Bộ Quốc phòng.

+ Dịch vụ chứng khoán: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng khá cao trong các hoạt động dịch vụ tại MB bank, và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 204 tỷ

Chi tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng thu 15.392 16.062 18.187 670 4,35% 2.125 13,23% Tổng chi 12.218 12.841 14.536 623 5,10% 1.695 13,20% LNTT 3.174 3.221 3.651 47 1,48% 430 13,35% Thuế TNDN 671 709 767 38 5,66% 58 8,18% LNST 2.503 2.512 2.884 9 0,36% 372 14,81%

đồng năm 2016, tăng 80 tỷ đồng so với năm 2015 (tương đương 64,52%). Đây là một có thể là một thế mạnh của MB, MB nên phát triển hơn nữa.

+ Đáng chú ý là khoản mục thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn và dịch vụ khác có tốc độ giảm đáng kể, giảm trên 50%. Trong đó, dịch vụ khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu từ hoạt động dịch vụ, do đó làm ảnh hưởng đến tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ chỉ đạt 1.299 tỷ đồng, giảm 368 tỷ đồng (tương đương 15,04%) so với năm 2015. Dịch vụ khác bao gồm: chuyển tiền, thu phí thẻ ATM, bảo hiểm,... Trong giai đoạn 2014 - 2016, MB chưa chú trọng đầu tư vào phát triển công nghệ, thiết bị, bên cạnh đó, khách hàng đặc thù của MB là các quân nhân, MB thường có chính sách ưu đãi giảm các loại phí giao dịch này cho nhóm khách hàng này, do đó, khoản mục này có sự sụt giảm là điều dễ hiểu. Để phát triển bền vững, MB cần chú trọng đầu tư hơn nữa về công nghệ, thiết bị, hệ thống cơ ở hạ tầng, máy ATM, POS..., tập trung phát triển vào các dịch vụ thế mạnh để có thể chiếm lĩnh thị phần nhất định trên thi trường, phát triển mảng dịch vụ.

2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối Biểu đồ 2.10: Quy mô và tăng trưởng lãi (lỗ) thuần từ hoạt động

kinh doanh ngoại hối của MB bank

Đơn vị: Tỷ đồng

Quy mô

Tốc độ tăng trưởng

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB)

Từ biểu đồ nhận thấy rằng, trong giai đoạn 2014 - 2016, hoạt động kinh doanh ngoại hối của MB luôn có lãi, tuy nhiên lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối có nhiều biến động trong giai đoạn này. Cụ thể, năm 2014, lãi thuần đạt 90 tỷ đồng (chiếm 0,58% tổng thu nhập), đến năm 2015, con số này tăng đợt biến lên 159 tỷ đồng (tương đương tăng 76,67% so với 2014) nhưng đến năm 2016, giảm xuống chỉ đạt 113 tỷ đồng (giảm 28,93% so với năm 2015). Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường có nhiều biến động, thì lãi thuần từ hoạt động này biến động là hợp lý.

Đặc biệt năm 2015, không thể lường trước được trước động thái 3 lần giảm giá đồng nhân dân tệ, Ngân hàng Nhà nước 2 lần nới biên độ tỷ giá khiến cho nhiều ngân hàng thua lỗ trong kinh doanh ngoại hối, như Techcombank (lỗ 192 tỷ đồng), VP bank (lỗ 290 tỷ đồng)... thì việc thu lãi như MB là một thành công không nhỏ. Để đạt được điều này MB đã rất chú trọng đến công tác quản lý rủi ro về ngoại hối để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch ngoại hối ngưỡng chấp nhận rủi ro ngoại hối, xây dựng các công cụ đo lường và kiểm soát rủi ro ngoại hối như hạn mức dừng lỗ, giá trị chịu rủi ro (Var), kiểm nghiệm giả thuyết (back test), vốn yêu cầu tối thiểu, đồng thời nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các khoản mục tài sản mà MB nắm giữ.

2.2.4. Đánh giá về thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

2.2.4.1. Đánh giá xu hướng biến động của thu nhập, chi phí

Chi tiêu____________

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Thu nhập từ lãi______ 13.645 88,65 % 13.538 84,29% 15.553 85,52% Thu nhập từ HĐDV 912 5,93% 1.528 9,51% 1.298 7,14% Lãi thuần từ HĐ KDNH_____________ 90 0,58% 159 0,99% 113 0,62%

Lãi thuần từ mua bán CKĐT_____________ 306 1,99% 134 0,83% 102 0,56% TN từ hoạt động khác_______________ 360 2,34% 611 3,80% 1.019 5,60% TN từ GV, mua CP 79 0,51% 92 0,57% 102 0,56% Tổng __________ 15.392 100% 16.062 100% 18.187 100%

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB)

Trong giai đoạn 2014 - 2016, trong bối cảnh khu vực doanh nghiệp tái cấu trúc mạnh mẽ sau giai đoạn khủng hoảng, nhu cầu đối với nguồn vốn trung và dài hạn cũng tăng cao nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư dài hạn và đổi mới công nghệ. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của toàn hệ thống ở mức 80,9% (mức an toàn cao về thanh khoản). Cả năm 2015, tín dụng tăng 18% (nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp thì tăng trưởng tín dụng ở mức 19,3%), cao hơn nhiều so với kế hoạch đầu năm (13%-15%).

Kết thúc năm 2015, lợi nhuận của nhiều ngân hàng có dấu hiệu khởi sắc, trong khối các ngân hàng cổ phần không có vốn Nhà nước, MB có lãi trước thuế là 3.221 tỷ đồng, trong khi đó, Techcombank cũng công bố lãi 2.037 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 của VPBank ước đạt 1.800 tỷ đồng. Đến năm 2016, lợi nhuận của MB tăng khá cao ở mức 13,35% đạt 3651 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Để đạt được thành tích ấy, ngoài tác động của các yếu tố khách quan khi nền kinh tế đang phục hồi rất tốt thì không thể không kể đến việc MB đã đề ra những định

43

hướng đúng đắn cùng với sự phấn đấu, nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên ngân hàng.

Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn đang phải trích lập dự phòng lớn cho những khoản nợ xấu trước đây và chính điều này đã “bào mòn” phần lớn lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2015. Lợi nhuận sau thuế của MB đạt 2510 tỷ đồng, tăng 0,36% so với năm 2014. Tuy nhiên, ở phía ngược lại, đến đầu năm 2016, những khoản vay tốt cũng mang lại nguồn lợi nhuận dồi dào cho các ngân hàng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng 14,81% đạt 2884 tỷ đồng.

2.2.42. Đánh giá kết cấu thu nhập và chi phí

Chi tiêu_____________

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tỷ đồng % Tỷ đồng % đồngTỷ % Chi phí lãi____________ 6.609 51,27% 6.219 45,90 7.57 49,49% Chi phí HĐDV________ 458 3,55% 984 7,26% 615 4,02% Chi phí hoạt động khác 19 0,15% 87 0,64% 143 0,93% Chi phí hoạt động______ 3.114 24,16% 3.449 25,45 4.17 27,28% Chi phí DPRRTD 2.019 15,66% 2.102 15,51 % 2.03 0 13,26% Chi phí thuế TNDN 671 5,21% 709 5,23% 767 5,01% Tổng________________ 12.890 100% 13.550 100% 15.304 100% Chi tiêu_________________________________________ Năm 2015 Năm 2016

Thu nhập lãi thuần/ Thu nhập từ lãi____________________ 54,06% 51,30% Thu nhập lãi thuần/Tài sản có bình quân________________ 3,47% 3,34% Thu nhập lãi thuần/Tài sản có sinh lời bình quân (NIM) 3,62% 3,49% Thu nhập ngoài lãi/Tài sản có bình quân (N-NIM)________ 1,20% 1,10% Thu nhập từ lãi/Tài sản có sinh lời bình quân____________ 6,70% 6,81% Chi phí lãi/Nguồn vốn chịu lãi bình quân_______________ 3,59% 3,58% Chênh lệch lãi suất_________________________________ 3,12% 3,23%

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB)

Cơ cấu thu nhập của MB cũng mang tính đặc trưng của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó, thu nhập từ lãi là nguồn thu chính, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 84% - 88% tổng thu nhập). Xét về giá trị tuyệt đối, thu nhập từ lãi của MB hầu như không có sự thay đổi, chỉ giảm nhẹ vào năm 2015 và tăng lên vào năm 2016. Tuy nhiên, tỷ trọng của khoản thu này có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do thời gian gần đây, nhà nước đưa ra chính sách giảm lãi suất cho vay để kích thích tăng trưởng. Bên cạnh đó, MB đang thay đổi cơ cấu tài sản có sinh lời theo hướng tăng cho vay, đặc biệt mở rộng cho vay cá nhân, với lãi suất thường ở mức thấp 12 -18 tháng đầu để hấp dẫn khách hàng.

Đáng chú ý là tỷ trọng khoản mục thu nhập khác của MB tăng khá nhanh, từ 2,34% (năm 2014) lên 5,6% (năm 2016). Đi sâu vào chi tiết, ta thấy khoản mục này tăng là nhờ nguồn thu khá ổn định đến từ việc xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ xấu.

Bảng 2.15: Cơ cấu chi phí của MB giai đoạn 2014 - 2016

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB)

Dễ thấy, chi phí của MB không có quá nhiều biến động trong giai đoạn 2014 - 2016 và có xu hướng tăng nhẹ. Trong đó,

+ Chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 49%) và có xu hướng giảm xuống năm 2015 còn 45,9% đến năm 2016 lại tăng lên mức 49,49%. Nguyên nhân là MB thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng tăng cho vay, do đó huy động tăng lên dẫn đến chi phí lãi tăng lên là hợp lý.

+ Chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong các khoản chi phí và có xu hướng tăng lên, từ 24,6% (năm 2014) lên 27,28% (năm 2016). Trong đó, chi phí tăng chủ yếu là chi phí lương và các chi phí liên quan. Điều này không có gì khó hiểu khi mà MB sẽ phải tiếp tục mở rộng chi nhánh và số lượng nhân viên để phát triển mảng bán lẻ, đưa vào hoạt động các công ty con mới thành lập MB Finance, MB Life.

+ Chi phí hoạt động khác có xu hướng tăng lên, tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, do vậy không có ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí. Các khoản chi phí khác có xu hướng giảm dần, trong đó phải nói đến khoản mục chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chiếm tỷ trọng cao thứ ba trong tổng chi phí, có xu hướng giảm dần từ 15,51% (năm 2015) còn 13,26% (năm 2016). Nguyên nhân là do MB đã nỗ lực trong suốt 4 năm làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 1,32%, ở mức an toàn.

2.2.4.3. Đánh giá chất lượng thu nhập

Chi tiêu__________________________________________ Năm 2015 Năm 2016

Chi phí trả lãi/Nguồn vốn huy động bình quân____________ 3,56% 4,02% Chi phí trả lãi/Tổng tài sản có bình quân________________ 2,95% 3,17% Chi phí trả lãi/Tổng tài sản có sinh lời bình quân__________ 3,08% 3,32% Chi phí phi lãi/(thu nhập ròng từ lãi + thu nhập phi lãi) 74,48% 72,84% Chi phí/Thu nhập___________________________________ 84,36% 84,15%

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB)

45

Từ bảng số liệu, ta thấy nhìn chung các chỉ tiêu của MB đều có đều có xu hướng giảm nhẹ, trong đó NIM giảm từ 3,62% xuống 3,49%. Điều này có chứng tỏ hiệu quả trọng việc tạo vốn và sử dụng vốn của ngân hàng chưa tốt? Trong bối cảnh lợi suất trái phiếu giảm so với trước đây và lãi suất cho vay thấp khiến NIM của MB chưa thể phục hồi được. MB cần thêm 12 - 18 tháng nữa để:

✓ Lợi suất trái phiếu bình quân tạo đáy và bình phục

✓ Cơ cấu cho vay tăng, đặc biệt là cho vay cá nhân

✓ Lãi suất các khoản vay điều chỉnh tăng sau thời kỳ áp dụng lãi suất ưu đãi (cho các khoản vay cá nhân).

Bên cạnh đó, hệ số N-NIM cũng giảm từ 1,2% xuống 1,1%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của tài sản bình quân lớn hơn tốc độ tăng thu nhập ngoài lãi. Trong bối cảnh ngân hàng đang tích cực mở rộng quy mô hoạt động thì hệ số N_NIM giảm nhẹ như vậy không phải là một dấu hiệu xấu. Tuy nhiên, để hướng tới mô hình kinh doanh ngân hàng hiện đại, MB cần cơ cấu lại thu nhập và chú trọng hơn các dịch vụ ngoài lãi, mở rộng đối tượng khách hàng và danh mục sản phẩm.

2.2.4.4. Đánh giá khả năng kiểm soát chi phí

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của MB)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, chi phí trả lãi trên các loại tài sản, nguồn vốn của năm 2016 đều tăng so với năm 2015, nhưng chưa chứng tỏ được hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng là chưa tốt bởi nếu năm 2015 cần bỏ ra 84,36 đồng chi phí để tạo ra được 100 đồng thu nhập thì năm 2016 chỉ cần bỏ ra 84,15 đồng chi phí để tạo ra 100 đồng thu nhập. Hơn nữa, trong bối cảnh MB cần nâng cấp công nghệ, tiếp tục mở rộng chi nhánh, nhân viên để thực hiện mục tiêu phát triển mảng bán lẻ, đầu tư xây dựng trụ sở mới, thì tỷ lệ “chi phí phi lãi/(thu nhập ròng từ lãi + thu nhập phi lãi) giảm cũng phần nào cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng.

2.2.4.5. Đánh giá về thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời

Từ năm 2015 đến nay đã có sự thay đổi trong nhóm 5 NHTMCP không có vốn nhà nước về hiệu quả hoạt động, trong đó MB, ACB, Techcombank đã vươn lên trở thành 3 ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất. Vậy MB đang đứng ở vị trí nào, chúng ta cùng theo dõi qua các biểu đồ dưới đây.

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản - ROA

ROA là một chỉ tiêu quan trọng, đo lường tính hiệu quả và năng lực của ban quản trị trong việc sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra các khoản thu nhập thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Trong nhóm ngân hàng TMCP, mấy năm gần đây, lợi nhuận của Sacombank và Eximbank có xu hướng đi xuống, trong khi đó 3 ngân hàng là MB, ACB, Techcombank tăng trưởng ổn định.

Biểu đồ 2.11: Hệ số ROA của một số ngân hàng

■ MB

■ ACB

■ Techco

mbank

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính các ngân hàng)

Từ biểu đồ 2.11, ta thấy, ROA của MB ở mức cao hơn so với hai ngân hàng còn lại song không tăng trưởng đều như Techcombank. Đến năm 2016, ROA của Techcombank (1,47%) đã vượt qua MB (1,27%). Nguyên nhân là do MB đã nỗ lực trích dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu, kể từ năm 2015, tỷ lệ nợ xấu tại MB đã giảm xuống rất thấp, năm 2016 chỉ còn 1,32%, do đó, mức trích lập dự phòng được dự đoán sẽ ổn định trong các năm tiếp theo, vì thế sẽ không ăn mòn vào lợi nhuận, ROA bắt đầu có xu hướng tăng lên.

So với ROA trung bình ngành (khoảng 0,54% năm 2016) thì ROA của MB cao hơn rất nhiều. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng và quản lý tài sản của MB khá tốt, MB cần phải nỗ lực phát huy hơn nữa.

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu - ROE

ROE là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất về kết quả kinh doanh của ngân hàng, luôn được các cổ đông quan tâm và mong muốn càng cao càng tốt.

Biểu đồ 2.12: Hệ số ROE của một số ngân hàng

■ MB

■ ACB

■ Techco

mbank

(Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng)

Từ biểu đồ trên ta thấy, hệ số ROE của MB cao nhất, cao hơn hẳn Techcombank, ACB nhưng có xu hướng giảm dần từ 15,5% (năm 2014) xuống 11,59% (năm 2016) trong khi 2 ngân hàng còn lại ROE có xu hướng tăng dần qua các năm.

Để đánh giá toàn diện hơn ta sẽ sử dụng phương pháp Dupont và phương pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP quân đội thông qua báo cáo tài chính khoá luận tốt nghiệp 088 (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w