Mặc dù trong giai đoạn vừa qua MB đã tạo được những thành tích nổi bật và khẳng định được năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của mình trên thị trường ngân hàng nhưng qua những phân tích ở trên, ta thấy MB vẫn còn tồn tại một số điểm cần khắc phục như sau:
- Chưa tận dụng được hết thế mạnh về nguồn vốn giá rẻ để tối đa hóa thu
nhập từ
lãi
MB vốn có lợi thế lớn về chi phí vốn (thấp thứ 2 trong các ngân hàng niêm yết và chỉ cao hơn chi phí vốn của VCB), nhờ có cấu trúc tiền gửi không kỳ hạn cao nhất trong tất cả các ngân hàng niêm yết. Hơn nữa MB là ngân hàng ít chịu sức ép về huy động so với các ngân hàng khác và vẫn sẽ giữ được lợi thế chi phí vốn rẻ (là một yếu tố quan trọng trong ngành kinh doanh vốn như ngân hàng). Tuy nhiên, LDR hiện vẫn ở mức rất thấp (64,39%), nếu tỷ lệ LDR giảm thấp hơn, chi phí tăng lên sẽ vừa khó khăn cho MB trong kinh doanh, cạnh tranh vừa mâu thuẫn luôn với chủ trương muốn giữ ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp để kích thích sản xuất của nhà nước. Vì thế tăng trưởng tín dụng của MB còn thấp và nguyên nhân khiến việc tăng trưởng tín dụng của MB còn thấp là do:
+ Mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch còn ít khiến cho MB hạn chế trong việc tiếp cận các khách hàng tiềm năng.
+ Cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị chưa được đầu tư nhiều. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng. Trong thời đại công nghệ số phát triển, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động động ngân hàng giúp cho các giao dịch được thực hiện nhanh hơn, thuận tiện hơn cho cả ngân hàng và khách hàng.
+ Bên cạnh đó, MB chỉ tập trung phát triển sản phẩm phục vụ khách hàng đặc thù của mình là những khách hàng là quân nhân, chưa có những sản phẩm để thu hút các khách hàng ở những ngành nghề khác trong xã hội.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu còn thấp trong khi tốc độ tăng trưởng về chi phí
ngày càng cao khiến ngân hàng không thể bứt phá về lợi nhuận
Chi phí hoạt động của MB lũy kế từ đầu năm 2016 đến cuối quý IV/2016 là 4.175 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2015 là 3.449 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2016 là gần 2.884 tỷ đồng, tăng không nhiều so với mức 2.512 tỷ đồng năm 2015. Tính đến ngày 31/12/2016, Ngân hàng và các công ty con có 10.656 nhân
Theo thuyết minh báo cáo tài chính của MBB, chi phí lương và phụ cấp là phần chi lớn nhất với 2.072 tỷ đồng năm 2016, trong khi năm 2015 là 1.535 tỷ đồng. Tiếp theo là chi phí khác với 1.774 tỷ đồng, so với 1.617 tỷ đồng năm 2015.
Trong đó, chi phí hoạt động có xu hướng tăng trong cơ cấu chi phí của MB giai đoạn 2014 - 2016, từ 24,16% (2014) lên tới 27,28% (2016) là tác nhân chính dẫn tới tổng chi của MB tăng cao, việc này khiến MB không tối ưu được lợi nhuận, hay nói cách khác lợi nhuận gia tăng song không đáp ứng được kì vọng. Nguyên nhân của việc chi phí hoạt động có xu hướng tăng là do:
+ Do MB sẽ phải tiếp tục mở rộng chi nhánh và số lượng nhân viên để phát triển mảng bán lẻ, đưa vào hoạt động các công ty con mới thành lập MB Finance, MB Life, do đó chi phí hoạt động tăng là điều không thể tránh khỏi.
+ Hơn nữa, các trụ sở chính, chi nhánh của MB đều được đặt tại các thành phố lớn, các khu trung tâm chi phí mặt bằng rất cao cũng là lý do khiến chi phí hoạt động tăng.
Có thể thấy rằng chi phí hoạt động cao hơn nhiều so với sự tăng trưởng của các tài sản sinh lời và tài sản nợ, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm ROA, ROE. Nó khiến cho những người quan tâm đến báo cáo tài chính của MB có cảm nhận rằng ngân hàng hoạt động không hiệu quả
- Thu từ hoạt động dịch vụ còn hạn chế, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng nhỏ.
Để phát triển bền vững thì việc tăng trưởng nguồn thu ngoài lãi đặc biệt là từ hoạt động dịch vụ là điều quan trọng nhất bởi nó giúp ngân hàng tăng lợi nhuận mà không bị ảnh hưởng của rủi ro tín dụng.
Sản phẩm dịch vụ của MB rất đa dạng, nhưng chủ yếu là từ hoạt động thanh toán và tiền mặt, tuy nhiên, thu từ hoạt động dịch vụ còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng chính của MB là quân nhân, MB có ưu đãi giảm chi phí dịch vụ như thanh toán, rút tiền giai dịch qua ATM... và một số những phí dịch vụ khác cho nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó thì hệ thống ATM của MB còn ít, hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại không phải là thế mạnh. Yếu tố công nghệ cũng là một lý do khiến cho hoạt động động dịch vụ chưa phát triển...
Có thể thấy, “trong giai đoạn vừa qua MB chưa có những chiến lược bứt phá, với những lợi thế sẵn có từ vị thế, thương hiệu, nguồn vốn, nhân lực, lẽ ra MB hôm nay đã lớn mạnh hơn nhiều và các “đàn em” như VPBank và Techcombank khó có thể cạnh tranh. Song dường như ngân hàng vẫn đang “ngủ quên trên chiến thắng” ở ngôi vị quán quân. Công cuộc cạnh tranh ngân hàng cũng như mọi cuộc đua khác, nếu mọi
người cùng chạy mà vài người chỉ đi bộ hoặc đứng yên quan sát thì bị bỏ rơi phía sau là điều khó tránh khỏi.
Trong những năm tới, nếu không có sự thay đổi đáng kể mà vẫn cứ giữ nhịp tăng trưởng chậm như thời gian qua thì MB không chỉ đối mặt với những đối thủ cạnh tranh về lợi nhuận mà còn cả mối lo về thị phần, không chỉ là mối đe dọa từ Techcombank, VPBank mà còn là các ngân hàng nhỏ hơn như SHB, ACB, thậm chí là "chú bé tí hon" TPBank”. (Nguồn cafef.vn)
STT Chi tiêu___________________________________ Kế hoạch 2017_______
J_______ Tổng tài sản________________________________ Tăng 10%____________ _2_____ Vốn điều lệ_________________________________ Tăng 6%_____________
_3_____Huy động vốn dân cư, tổ chức kinh tế____________ Tăng 8% ~ 10%
_4_____Dư nợ cho vay______________________________ Tăng 16%____________
_5_____Tỷ lệ nợ xấu________________________________ < 1,5%______________ Lợi nhuận trước thuế_________________________ 4.532 tỷ đồng_________ _6_____ Lợi nhuận trước thuế (của riêng ngân hàng)_______ 4.300 tỷ đồng_________ 7______ Tỷ lệ chi trả cổ tức___________________________ ~ 11%_______________
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của khóa luận đã đánh giá được một cách toàn diện các mặt hoạt động của MB trong giai đoạn 2014 - 2016, về tình hình nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn, trong đó chú trọng đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư, tình trạng thanh khoản và mức độ an toàn vốn; về hiệu quả hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối; về khả năng sinh lời thông qua phân tích thu nhập, chi phí và các tỷ suất sinh lời. Từ đó, đánh giá được thực trạng hiệu quả hoạt động của MB, cho thấy những tồn tại của MB đang gặp phải và các nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở thực tế để khóa luận đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại MB trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MB NĂM 2017
Với vị thế hiện nay, trong giai đoạn tiếp theo, tham vọng của MB là tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn thị trường. Định vị MB nằm trong Top 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh. Giai đoạn 2017-2021, Ngân hàng Quân đội phát triển trên 3 trụ cột gồm: Ngân hàng cộng đồng, Ngân hàng chuyên nghiệp theo ngành, Ngân hàng số và 2 nền tảng chiến lược gồm: Quản trị rủi ro vượt trội và Năng lực thực thi nhanh. Để trở thành một ngân hàng thuận tiện nhất, trong thời gian tới, MB sẽ tập trung triển khai các chuyển dịch chiến lược then chốt. Để thực hiện được các chuyển dịch mang tính định hướng này, con người và văn hóa MB là những đòn bẩy quyết định. Tư duy cần chuyển dịch từ tư duy tổ chức cục bộ sang tổ chức và hành động, bao quát với các phân khúc khách hàng và hành trình khách hàng tương ứng ở vị trí tâm điểm của mọi hoạt động. Duy trì và phát huy các giá trị văn hóa cốt lõi nhằm giữ chân và thu hút những nhân tài giỏi trên thị trường ngân hàng; đồng thời kiên định, thống nhất theo những mục tiêu trọng tâm của chiến lược giai đoạn 2017- 2021, không ngừng sáng tạo, khác biệt và đổi mới trong cách thức triển khai sẽ là yếu tố quyết định giúp MB khẳng định thương hiệu và phát triển bền vững.
❖Định hướng kinh doanh năm 2017
Thực hiện phương châm chỉ đạo của Hội đồng quản trị năm 2017 là “Tăng trưởng đột phá, Hiệu quả - An toàn” giữ vững mục tiêu MB trong TOP 5 ngân hàng hàng đầu về hiệu quả, Ban điều hành xây dựng kế hoạch với 2 mục tiêu trọng tâm:
(1) Xây dựng và triển khai chiến lược giai đoạn 2017 - 2021; (2) Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 của MB)
Để thực hiện thành công các mục tiêu đặt ra, MB xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai trong năm 2017 là:
- Triển khai chiến lược giai đoạn 2017 - 2021 trên cơ sở kế thừa, cập nhật điều chỉnh chiến lược giai đoạn 2011-2015.