Hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính
Môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta vẫn đang
trong quá trình hoàn thiện. Thêm vào đó hoạt động cho thuê tài chính liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu, thuế, ngân hàng,.. .Do vậy khi ban hành những bộ luật riêng rẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, thiếu tính đồng bộ chặt chẽ. Để hoạt động cho thuê tài chính có điều kiện phát triển thuận lợi thì việc hoàn thiện môi trường pháp lý là vô cùng cần thiết.
Mở rộng phạm vi huy động vốn cho các công ty cho thuê tài chính. Theo khoản
4, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong đó có công ty cho thuê tài chính không được nhận tiền gửi của cá nhân quy định này đã giới hạn rất nhiều phạm vi huy động vốn của các công ty cho thuê tài chính. Vì vậy, kiến nghị với Nhà nước cân nhắc nội dung cho phép các công ty cho thuê tài chính huy động tiền gửi từ dân cư.
Mở rộng danh mục hàng hóa cho thuê tài chính. Theo điều 132, Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì TCTD không được kinh doanh bất động sản và theo Thông tư 39/2014/NĐ-CP quy định tài sản cho thuê tài chính là động sản như máy móc, thiết
mở rộng danh mục hàng hóa cho thuê sang lĩnh vực bất động sản sẽ thu hút được lượng lớn các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính.
Ngoài ra, cơ quan Nhà nước cũng cần nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý đang còn thiếu về hoạt động cho thuê tài chính một cách đồng bộ, chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ các công ty cho thuê tài chính
Thứ nhất, thực hiện chính sách ưu đãi về vốn. Phân bổ một phần nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài để cấp tín dụng ưu đãi cho các công ty cho thuê tài chính. Việc chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi về vốn để giúp các công ty cho thuê tài chính có nguồn vốn kinh doanh với lãi suất thấp. như vậy, sẽ giúp tăng khả năng tài trợ, tăng dư nợ, giảm được chi phí huy động, tăng được lợi nhuận.
Thứ hai, thực hiện chính sách ưu đãi về thuế. Theo quy định pháp luật về thuế
giá trị gia tăng (VAT) khi mua tài sản nếu bên bán là tổ chức có tư cách pháp nhân thì khi bán tài sản phải xuất hóa đơn bán tài sản và có pháp sinh thuế VAT phải nộp, nhưng nếu bên bán là cá nhân thì khi bán tài sản không phải xuất hóa đơn VAT và không phát sinh thuế VAT phải nộp. Như vậy trong trường hợp tài sản cho thuê tài chính được mua từ bên bán là cá nhân thì không phát sinh thuế VAT phải nộp. Tuy nhiên, khi công ty cho thuê tài chính thu hồi và xử lý bán tài sản cho thuê tài chính để thu hồi nợ thì sẽ phát sinh thuế VAT phải nộp. Điều này dẫn đến tăng giá bán tài sản (bên mua phải chịu thêm thuế VAT) ảnh hưởng tới khả năng xử lý tài sản thuê. Vì vậy, kiến nghị đối với tài sản thuê tài chính được mua từ bên bán là cá nhân, khi công ty cho thuê tài chính mua vào không có phát sinh thuế VAT thì khi bán tài sản xử lý để thu hồi nợ thì được miễn thuế VAT.
Hình thành đơn vị chuyên thu hồi các tài sản cho thuê tài chính
Thực trạng thu hồi tài sản của các công ty cho thuê còn gặp nhiều vướng mắc,
mặc dù Thông tư 08 có quy định về sự tham gia của Cơ quan có thẩm quyền nhưng trên thực tế vệc tham gia của các cơ quan thẩm quyền vào quá trình thu hồi tài sản còn hạn chế, mang tính hình thức, không hiệu quả. Trong trường hợp bên cho thuê
hồi được tài sản. Hình thành cơ quan chuyên thu hồi tài sản, có các chức năng cụ thể trong việc thu hồi sẽ giúp hoạt động thu hồi tài sản được diễn ra hiệu quả hơn.
Hình thành và phát triển thị trường tập trung mua bán các tài sản thanh lý, phát mại
Hiện nay tại nước ta việc mua bán, nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ không còn
xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập khẩu này thường là tự phát, manh mún, các doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn hàng, tự phân tích đánh giá và thực hiện toàn bộ khâu mua bán nhập khẩu. Điều này dẫn đến một thực trạng là các dây chuyền, máy móc mà doanh nghiệp mua không phù hợp với quy mô, trình độ công nhân hay nhập phải các thiết bị quá cũ, lạc hậu ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc Chính phủ hỗ trợ để hình thành và phát triển thị trường trao đổi máy móc, thiết bị mà các NHTM hay các Công ty cho thuê tài chính thanh lý, phát mại sẽ tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính xử lý được các tài sản cho thuê tài chính thu hồi trước hạn hoặc khi kết thúc thời hạn hợp đồng thuê. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp có nhu cầu mua máy móc, thiết cho hình thức mua và cho thuê lại phát triển hơn.
Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước
Thanh tra hoạt động của các ngân hàng là việc làm hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và tạo sự bình đẳng, phát triển bền vững cho thị trường tiền tệ. Để nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát thì thanh tra ngân hàng cần tập trung vào một số nội dụng chính như kết hợp chặt chẽ giữa giám sát, thanh tra từ xa và thanh tra tại chỗ. Chuyển từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, mô hình tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường năng lực, đạo đức thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra, giám sát. Xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra,
Minh bạch hoá thông tin
NHNN phải đưa ra các quy định về yêu cầu các công ty cho thuê tài chính, các
doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính một cách trung thực, đầy đủ, kịp thời theo các chuẩn mực quốc tế. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự lệch lạc thông tin, giảm thiểu rủi ro thông tin bất cân xứng giữa bên thuê và bên cho thuê tài chính.
Tạo chính sách ổn định cho các công ty cho thuê tài chính phát triển
NHNN cần điều hành các công cụ, chính sách tiền tệ, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất ,.. .đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo
điều kiện thuận lợi cho các công ty cho thuê tài chính phát triển.