Ví dụ minh họa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam hải phòng khoá luận tốt nghiệp 175 (Trang 51 - 78)

Thông qua công tác thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng qua phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần (CTCP) xi măng Vicem Sông Thao, ta có thể có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng VCB - chi nhánh Nam Hải Phòng.

a. Tổng quan về khách hàng

- Tên khách hàng: CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM SÔNG THAO - Địa chỉ: Km 9, Xã Ninh Dân, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ

- CTCP Xi măng Vicem Sông Thao, tiền thân là CTCP Xi măng Hùng Vương, được thành lập theo Biên bản thỏa thuận ngày 13 tháng 2 năm 2003 giữa Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô Thị (HUD), Công ty xi măng Đá vôi Phú Thọ và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp lần đầu do Sở KH&ĐT Tinh Phú Thọ cấp ngày 06/3/2003.

- Sau đó, CTCP Xi măng Hùng Vương được đổi tên thành CTCP Xi măng Sông Thao theo Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp sửa đổi lần thứ 1 được cấp ngày 12 tháng 1 năm 2005.

- Công ty hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng, sản xuất các loại vật liệu xây dựng và phụ gia xi măng, chế biến khoáng sản để sản xuất xi măng với doanh thu các năm gần đây đạt trên 900 tỷ đồng.

- Tên công ty mẹ : TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM Địa chỉ kinh doanh : 228 Trung Phụng, Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội

Nen kinh tế

Anh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và những bất on vĩ mô (lạm phát, lãi suất cao) có thế ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của công ty (làm tăng chi phí, giảm nhu cầu của thị trường...)

Khai thác nguồn đá thiên nhiên trong nước làm nguồn cung khan hiếm dẫn đến công ty phải mua của các đối tác có thế làm giá vốn của công ty tăng. Công ty đang làm thủ tục xin cấp phép khai thác mỏ đá Tràng Kênh, dư kiến tháng 10/2019 được cấp phép => rủi ro ve tăng giá vốn ở mức thấp.

Chính trị Ôn định, rủi ro thấp Chính sách của

nhà nước

Không có chính sách khuyến khích phát triến hoạt động sản xuất xi măng và Công ty đã sử dụng lợi thế kinh nghiệm hơn 100 năm qua đế phát triến.

Môi trường kinh doanh

Tương đối đặc thù, các doanh nghiệp mới khó gia nhập ngành nền mức độ rủi ro thấp.

Rủi ro kinh doanh

Nhu cầu thị trường

Tương đối cao nhưng với những bạn hàng, đối tác truyền thống đã giúp đầu vào của công ty tương đối dồi dào nên mức độ rủi ro thấp

Cạnh tranh Mức độ cạnh tranh giữa doanh nghiệp cùng ngành khá cao nhưng công ty có nhiều thế mạnh riêng nên có khả năng cạnh tranh trong ngành. Công nghệ Công ty luôn có chiến lược đoi mới công nghệ phù hợp với tình hình

thực tế nên rủi ro về công nghệ thấp

Chi phí Chi phí biến động mạnh nhưng có thể kiểm soát được, mức độ rủi ro trung bình

Quản lý Công ty có một cơ cấu hoạt động tương đối hoàn chỉnh và bộ máy lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành. Mức độ rủi ro thấp.

Rủi ro tài chính

Thanh khoản Tính thanh khoản không tốt và được cải thiện trong những năm gần đây => mức độ rủi ro có thể chấp nhận được

Khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lời khá so với công ty trong ngành => mức độ rủi ro có thể chấp nhận được

Nguôn : Báo cáo thâm định giới hạn tín dụng của Vietcombank Nam Hải Phòng

b. Phân tích khách hàng * Thông tin phi tài chính

- Thông tin môi trường vĩ mô ( như bảng 2.4 )

- Thông tin môi trường vi mô + Thông tin về ngành hàng

Đặc điểm của ngành xi măng Việt Nam

Phân bổ của ngành xi măng khá rải rác do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. trong đó đá vôi là thành phần chính để sản xuất được xi măng. Hiện nay, đá vôi có lợi thế về trữ lượng tương đối dồi dào tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xi măng phát triển, với khoảng 190 mỏ đá vôi tương ứng với khả năng sản xuất ra 23 tỷ tấn xi măng. Tuy nhiên, các nhà máy xi măng lớn thường tập trung ở các tỉnh miền Nam và miền Bắc do các mỏ đá vôi không có sự đồng nhất về quy mô và phân bố rải rác.

Ngành xi măng Việt Nam được đánh giá là có triển vọng tốt trên thị trường Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ xi măng trong và ngoài nước đều tăng trưởng qua các năm, trong đó Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đang chiếm gần 40% thị phần xi măng trong nước. Trong nửa đầu năm 2019, doanh thu thuần của VICEM đạt 17.640 tỷ đồng, so với cùng kì năm ngoái tăng 4,3%; lợi nhuận trước thuế đạt 1.657 tỷ đồng, tăng 62,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vị thế và khả năng cạnh tranh của khách hàng trong ngành

Với 36% thị phần xi măng cả nước, hiện tại, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) áp dụng chính sách phân vùng thị trường, mỗi thành viên của Tổng công ty được bán hàng tại một số địa bàn định sẵn để giảm bớt chi phí vận chuyển, trong trường hợp công ty khác muốn vào thì phải thỏa thuận trước với đơn vị đang phân phối. Chính sách của VICEM giảm thiểu tối đa sự cạnh tranh không cần thiết giữa các đơn vị thành viên. Theo cơ chế này, Vicem Sông Thao được bán hàng tại các địa bàn: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Lào Cai, Phú Yên, Quảng Ngãi. Với các nhãn hàng xi măng ngoài hệ thống VICEM, Công ty cạnh tranh bằng ưu thế thương hiệu, chất lượng và chính sách bán hàng. Tổng sản lượng cung cấp ra thị trường trong nước của Công ty trong năm 2018 đạt khoảng 1,57 triệu tấn, vượt công suất thiết kế của nhà máy sản xuất và chiếm thị phần 2,79% thị trường tiêu thụ nội địa; sản lượng xuất khẩu clinker đạt 223 nghìn tấn, chiếm thị phần không đáng kể của thị trường xuất khẩu. Công ty duy trì sản lượng tiêu thụ và thị phần khá ổn định trong nhiều năm qua.

Đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh chính của đơn vị là các Công ty xi măng không thuộc VICEM, bao gồm các Công ty xi măng liên doanh và các Công ty cổ phần tư nhân.

Xét trên phương diện tổng thể thì Xi măng ChinFon đang là đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Vicem Sông Thao: xi măng ChinFon có cùng cơ sở sản xuất tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng, có cùng địa bàn hoạt động, cùng nguồn nguyên liệu đầu vào và cũng đã xây dựng được thương hiệu lâu năm trên thị trường ngành xi măng.

Các Công ty xi măng thuộc sở hữu tư nhân như: Xuân Thành, Thành Thắng... cũng là đối thủ cạnh tranh tại thị trường các tỉnh như Thái Bình, Nam Định do chi phí vận chuyển tương đương với Vicem Sông Thao. Điểm yếu của các doanh nghiệp trên là thương hiệu không bằng so với Vicem Sông Thao.

Khả năng cạnh tranh

Lợi thế

CTCP Xi măng Vicem Sông Thao là thành viên của Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, là một trong số doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực

sản xuất xi măng. Thương hiệu Vicem Sông Thao là thương hiệu lâu năm, uy tín, được đánh giá cao về chất lượng trên thị trường, đã xây dựng được hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua, mặc dù chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế nhưng nhìn chung vẫn được duy trì khá ổn định. Sở hữu dây chuyền sản xuất khá hiện đại, đội ngũ nhân viên lành nghề, có trình độ và kinh nghiệm, sản phẩm của Công ty luôn được bạn hàng đánh giá cao. Nhờ chất lượng sản phẩm tốt cũng như chính sách bán hàng hợp lý, Công ty luôn duy trì được mạng lưới khách hàng ổn định.

Điểm yếu

Khả năng tự chủ về tài chính của Công ty chưa cao. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ khá lớn nhưng giá vốn cao làm giảm lợi nhuận. Công ty có khoản vay đầu tư bằng ngoại tệ với 4 Ngân hàng thương mại trong khi chỉ có nguồn thu VND nên phải chịu thêm rủi ro về tỷ giá.

Bộ máy nhân sự của Công ty khá cồng kềnh, nhiều phòng ban, hiệu quả và hiệu suất hoạt động chưa cao. Để tăng hiệu quả kinh doanh, Công ty cần cắt giảm nhiều chi phí trong quá trình sản xuất để giảm bớt giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Khả năng cạnh tranh của đơn vị là tương đối tốt, tuy nhiên để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động thì Công ty cần cắt giảm chi phí và giảm bộ máy nhân sự

+ Thông tin về bản thân doanh nghiệp

Cơ cấu tỗ chức của đơn vị

Cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối lớn, nhiều phòng ban nghiệp vụ. Cơ cấu tổ chức hoàn thiện, quy trình nghiệp vụ được chuẩn hóa, tuy nhiên số lượng lao động so với các đơn vị xi măng có vốn tư nhân còn nhiều và khá cồng kềnh, chưa đạt hiệu quả cao nhất.

Chiến lược kinh doanh

Hiện nay VICEM đang tập trung vào việc nâng cao năng lực sản xuất, tối ưu hóa các dây chuyền công nghệ, phát huy tối đa nội lực. Cân đối phân bổ năng lực sản xuất phù hợp với từng thương hiệu, đảm bảo cân đối giữa năng lực sản xuất và thị trường. Tập trung thực hiện các công việc để cổ phần hóa công ty mẹ, các công ty

KHOẢN MỤC Năm Tỷ trọng 2019 đối với 2018 Tăng trưởng 2018 2017 2018 2019 2017 2018 2019 Doanh thu 830.008 915.70 4 996.785 - - - 108,9 % 10,3% Các khoản giảm trừ doanh thu 2 2 2 - - - -

Doanh thu thuần 830.007 915.70 996.785 100 100% 100 109 10,3%

100% vốn Nhà nước để có nguồn vốn phát triển năng lực sản xuất bằng việc đầu tư mới, hoặc nhận chuyển giao các doanh nghiệp mà Chính phủ, Bộ Xây dựng giao cho VICEM, giữ vững vai trò trụ cột, là cân đối lớn của ngành xi măng Việt Nam; liên tục nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, cập nhật khoa học công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả công việc, bắt kịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, Vicem Sông Thao đang từng bước nâng cao năng suất lao động bằng những sáng kiến, sáng tạo thực tế đưa vào sản xuất đã giúp cho công suất ban đầu là 2.500 tấn/ngày đã lên 2.800 tấn/ngày và mục tiêu trong năm 2020 lên 3.200 tấn/ngày.

Môi trường nhân sự nội bộ

Hàng tháng, các bộ phận, phòng ban tiến hành rà soát, kiểm tra và báo cáo tình hình sản xuất, vật tư hàng hóa tồn kho, tình hình tiêu thụ, tình hình tài chính để ban lãnh đạo Công ty kịp thời nắm bắt các thông tin phục vụ cho việc quản lý sản xuất, kinh doanh.

Công ty sử dụng phần mềm kế toán hiện đại, số liệu được cập nhật thường xuyên, rõ ràng và có hệ thống theo yêu cầu của Tổng giám đốc.

Toàn bộ công đoạn trong quá trình sản xuất từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu xuất hàng đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, tuyệt đối không để lọt sản phẩm kém chất lượng ra ngoài thị trường.

=> Vicem Sông Thao có môi trường, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận được phân định cụ thể, rõ ràng, chế độ báo cáo khoa học, kịp thời; hệ thống kiểm soát quy trình, chất lượng tiêu chuẩn đã giúp cho Ban lãnh đạo Công ty điều hành hoạt động sản xuất, lập kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả, cho ra những sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.

* Thông tin tài chính

Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5. Báo cáo KQKD của CTCP xi măng Vicem Sông Thao giai đoạn 2017-2019

Doanh thu hoạt động tài chính 64 2 23 2 31 % 0,1 % 0,0 % 0,0 % 88,1 45,5%- Chi phí tài chính 70.35 3 0 62.26 0 54.27 % 8,5 % 6,8 % 5,4 % 87,2 11,5%- Tr. đó, chi phí lãi vay 62.37 0 59.86 9 53.99 7 7,5 % 6,5 % 5,4 % 90,2 % -4,0% Chi phí bán hàng 54.84 3 43.15 9 28.35 5 6,6 % 4,7 % 2,8 % 65,7 % - 21,3% Chi phí quản lý 25.29 9 27.35 8 30.17 0 3,0 % 3,0 % 3,0 % 110,3 % 8,1% Lợi nhuận HĐKD 431.485 19.48 5 29.58 2 52,0 % 2,1% 3,0 % 151,8 % -95,5% Thu nhập khác 1.03 3 2 29 8 72 % 0,1 % 0,0 % 0,1 %250,2 71,8%- Chi phí khác 4 2 68 55 0,0 % 0,0 % 0,0 % 80,9 % 65,9% Lợi nhuận khác 99 2 22 2 67 2 0,1 % 0,0 % 0,1 % 301,8 % - 77,5% Lợi nhuận trước

thuế 56 0" 19.70 8 30.25 5 0,1 % 2,2 % 3,0 % 153,5 % 3419,3%

Lợi nhuận sau

Nguồn : Báo cáo thẩm định giới hạn tín dụng của Vietcombank Nam Hải Phòng

Trong 03 năm gần đây, doanh thu thuần của công ty luôn có sự tăng trưởng nhẹ gần 9% so với năm liền kề. Năm 2018, doanh thu thuần công ty đạt 915.704 triệu VND tăng 85.696 triệu VND tương đương tăng 10,3% so với năm 2017. Năm 2019

KHOẢN MỤC Năm Tỷ Trọng Tăng trưởng

2017 2018 2019 2017 2018 2019 201

8

201 9

nhân chính tăng doanh thu của công ty là do tăng sản lượng bán hàng, tăng giá bán (điểm chú ý là bán cho Vicem Hải Phòng đã chiểm 48% tổng doanh thu)

Biến động tỷ lệ giá vốn hàng bán và các chi phí so với doanh thu thuần

- Giá vốn hàng bán của công ty trong những năm gần đây thường bằng 86% doanh thu thuần, việc duy trì giá vốn ổn định đã hỗ trợ rất tốt trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược kinh doanh do Tổng công ty Vicem đưa ra, đồng thời giúp cho Ban lãnh đạo công ty thực hiện giảm các chi phí khác để tối đa hóa lợi nhuận.

Các chi phí của công ty các năm gần đây có xu hướng giảm về tỷ trọng giữa các chí phí trên doanh thu thuần, tính riêng năm 2019:

- Chi phí lãi vay là 53.997 triệu VND bằng 5,4% doanh thu thuần, về tỷ trọng giảm 1,4% so với năm 2018, về tăng trưởng giảm 5.872 triệu VND tương đương giảm 11,5% so với năm 2018, nguyên nhân giảm do dư nợ vay bình quân năm 2019 của công ty giảm so với năm 2018 và công ty đàm phán được lãi suất vay với các tổ chức tín dụng thấp hơn so năm 2018. Giảm chi phí tài chính không những giúp tăng lợi nhuận cho Công ty mà còn thể hiện Công ty đã quản trị tài chính tốt hơn, giảm dần sự lệ thuộc vào vốn vay, chủ động trong nguồn vốn kinh doanh.

- Chi phí bán hàng là 28.355 triệu VND bằng 2,8% doanh thu thuần, về tỷ trọng giảm 1,9% so với năm 2018, về tăng trưởng tăng 14.804 triệu VND tương đương giảm 21,3% so với năm 2018. Nguyên nhân biến động do công ty giảm mạnh phần chi phí nhân công phục vụ cho khâu bán hàng.

- Chi phí quản lý là 30.170 triệu VND bằng 3,0 % doanh thu thuần, về tỷ trọng không thay đổi so với các năm trước đó, về tăng trưởng tăng nhẹ 2.812 triệu VND tương đương tăng 8,1% so với năm 2018. Nguyên nhân tăng do chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Bước sang năm 2020, công ty đã có kế hoạch quản lý chi phí này hiệu quả hơn sẽ giúp cho tỷ trọng giảm trong cơ cấu tổng chi phí.

=> Trong 3 năm gần đây, Ban lãnh đạo Vicem Sông Thao đã có những phản ứng nhanh chóng kịp thời, có những chiến lược kinh doanh phù hợp theo đúng xu hướng thị trường để giữ vững thị phần công ty. Đồng thời, công ty điều chỉnh giảm các chi phi bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để đảm bảo Hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Biến động lợi nhuận (LNST ổn định)

Theo báo cáo của Vicem Việt Nam, kết quả Tổng sản phẩm tiêu thụ toàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh nam hải phòng khoá luận tốt nghiệp 175 (Trang 51 - 78)