ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NHTM
a. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh:
* Phân tích ngành kinh doanh
Ngành kinh doanh có tác động rất lớn đối với tiềm năng sinh lời của DN. Muốn biết tiềm năng sinh lời của DN trước hết nhà phân tích cần đánh giá được tiềm năng lợi nhuận của ngành kinh doanh mà DN đang tham gia. Cụ thể 5 yếu tố ảnh hưởng lên khả năng sinh lời trung bình của một ngành kinh doanh mà các nhà phân tích cần quan tâm là: Sự cạnh tranh của các DN hiện có; Sự đe dọa từ các đối thủ mới; Sự đe dọa của các sản phẩm, dịch vụ thay thế; Sức mạnh đàm phán của người mua; Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp.
* Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
Nhà phân tích có thể bắt đầu tìm hiểu về tình hình và kết quả kinh doanh của DN thông qua BCKQKD dạng so sánh. Các báo cáo này sẽ giúp nhà phân tích có được cái nhìn tổng quát về những thay đổi trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua thời gian, cũng như cái nhìn mang tính so sánh giữa DN đang phân tích với các DN là đối thủ khác. Các chỉ tiêu cần quan tâm trên BCKQKD là:
- Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
DTTBH & CCDV là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của nguồn thu nhập này sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong tổng nguồn thu của DN. Hơn nữa nó còn phản ánh những thay đổi mang tính bản chất trong HĐKD của DN.
Khoản mục này được kỳ vọng sẽ tăng lên qua thời gian vì nhìn chung nó là dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của DN. Tuy nhiên khi khoản mục này tăng, nhà phân tích cần xem xét sự tăng lên này là do DN tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ hay đơn thuần là do giá bán của sản phẩm thay đổi. Cùng với đó so sánh các con số tăng trưởng này với mức kế hoạch đặt ra đầu năm và mức tăng trưởng bình quân của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh chính trong ngành để đánh giá xem đó thực sự dấu hiệu tốt hay chưa tốt.
GVHB là loại chi phí đầu tiên nhà phân tích cần quan tâm vì: thứ nhất, đây là loại chi phí mang tính trực tiếp gắn liền với các sản phẩm dịch vụ mà DN đã tiêu thụ trong kì nên khi DN ghi nhận DT thì cũng ghi nhận giá vốn; thứ hai, đặc biệt các DN trong lĩnh vực thương mại, sản xuất thì GVHB chiếm tỷ trong khá lớn trong tổng CP.
GVHB gắn trực tiếp với khối lượng tiêu thụ trong kì nên nhà phân tích khi phân tích chỉ tiêu này sẽ phải quan tâm đến mối quan hệ giữa GVHB với DTTBH & CCDV thông qua việc so sánh tốc độ thay đổi của giá vốn với DTT hoặc xem xét tỷ lệ GVHB/DTT. Nhìn chung DN kì vọng tỷ lệ này ổn định hoặc có xu hướng giảm. Song thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên việc diễn giải những thay đổi trong tỷ lệ này. Do vậy cần phải tìm hiểu, đánh giá các nguyên nhân cụ thể.
- Doanh thu tài chính, chi phí tài chính và các chi phí khác
Doanh thu tài chính và chi phí tài chính không quan hệ với nhau đơn thuần như DTBH với GVHB. Trong trường hợp này nhà phân tích cần phải xem xét kĩ chính sách tài chính, đầu tư và bản chất hoạt động của DN làm phát sinh các khoản vay này.
+ Chi phí bán hàng: DN kì vọng, khi DT tiêu thụ tăng thì CPBH cũng tăng nhưng tốc độ tăng của CPBH thường phải thấp hơn tốc độ tăng của DT. Song tốc độ tăng của CPBH vẫn có sự biến động theo từng giai đoạn phát triển của sản phẩm.
+ Chi phí quản lý DN: Nhìn chung, một DN có bộ máy quản lý hiệu quả sẽ kiểm soát được tỷ lệ chi phí quản lý DN trên DT ổn định hoặc giảm đi trong dài hạn.
- Lợi nhuận
Là chỉ tiêu quan trọng và đáng chú ý nhất của DN. Bởi khi nhìn vào con số lợi nhuận nhà phân tích có thể thấy rõ ràng kết quả kinh doanh của DN là lãi hay lỗ. So sánh chỉ tiêu này qua từng năm nhà phân tích có thể xác định xu hướng kết quả hoạt động của DN trong tương lai.
b. Phân tích tình hình tài chính qua các mối quan hệ trên BCĐKT
BCĐKT cung cấp thông tin tài chính về tình hình tài sản, nguồn vốn của DN tại thời điểm lập báo cáo. Bằng việc so sánh ngang ( so sánh các chỉ tiêu trên BCĐKT theo thời gian) có thể thấy được sự biến động về mặt quy mô của tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của DN. Cùng với đó là xem xét các nhân tố tác động nên sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý hay không của sự biến động đó.
Nhà phân tích cần đánh giá tình hình tài chính dựa trên một số chỉ tiêu biểu thị mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Cụ thể:
- Vốn lưu động ròng
VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay còn gọi là nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn trong DN.
Để xác định VLĐ ròng trên BCĐKT, có thể xác định theo 2 cách sau:
Cách 1: VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn Cách 2: VLĐ ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn
- Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu VLĐ là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.
Để xác định nhu cầu VLĐ ta tính theo công thức sau:
Nhu cầu VLĐ = Tài sản kinh doanh - Nợ kinh doanh
- Ngân quỹ ròng
Để xác định Ngân quỹ ròng, có thể sử dụng 2 cách xác định sau:
Cách 1: Ngân quỹ ròng = Ngân quỹ có - Ngân quỹ nợ Cách 2: Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng - Nhu cầu VLĐ
c. Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính để so sánh rủi ro và thu nhập của DN nhằm giúp ngân hàng đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Thông thường, các ngân hàng thường quan tâm đến các nhóm tỷ số tài chính sau đây:
* Nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Các tỷ số về năng lực hoạt động được phân tích để xem xét sự hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của DN.
- Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền trung bình
Vòng quay các KPT = d o a^⅛'!S' ^o nJ9 kỳ
O l J Các KPT bỉnh quân
Cùng với đó nhà phân tích cũng quan tâm tới một chỉ tiêu khác là kì thu tiền trung bình.
τ,, .1 .. λ . , , , Các KPT bình quân*sồ ngày trong kĩ phần tích
Kì thu tiền trung bình =---' _ , ' , _PP ɛ _ _ __y , ‘ ---
Doanh thu thúân trong kì
- Vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay HTK phản ánh số lần trung bình HTK luân chuyển trong một kỳ Vòng quay HTK = ''' '
o l j HTK bình quần
Cùng với đó thời gian luân chuyển một vòng quay HTK được xác định bằng công thức:
r,A , ʌ. , ,mτ, HTK bĩnh quần * sồ ngày trong kỳ phần tích
Số ngày một vòng HTK =---.. '---b j b
GVHB trong kỳ
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
ɪɪʌ A, , , DTT về bán hằng vằ cung cắp dịch vụ
Hiệu suât sử dụng TSCĐ =---,; , P---ɪ- - --
■ o TSCD bình quần
Nói tóm lại, nhóm tỷ số phản ánh năng lực hoạt động của tài sản không trực tiếp đánh giá khả năng trả nợ của DN nhưng cũng đánh giá được phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của DN.
* Nhóm tỷ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn
KNTT phản ánh năng lực đáp ứng các khoản nợ phải trả của DN. Đây là nhóm chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như: nhà đầu tư, nhà cung cấp, chủ nợ'... bởi tình hình tài chính của DN được thể hiện khá rõ nét qua chỉ tiêu KNTT. Thông qua đó, nhà phân tích có thể thấy được những cơ hội cũng như thách thức trong quá trình thanh toán khoản nợ của DN.
- Tỷ số KNTT nợ ngắn hạn
rr ■> Λ I/XITT____________í 1___________Tai sần ngắn hạn
Tỷ số KNTT nợ ngan hạn = ^ ^
Nợ ngân hạn
- Tỷ số KNTT nhanh
π , Ấ τrτ,rτ. , , Tiền+ĐTTC ngắn hạn+Phẳi thu ngắn hạn
Tỷ số KNTT nhanh =---2-—-7—---— Nợ ngân hạn - Tỷ số KNTT ngay π , Ấ τrτ,rτ. Tiền+ĐTTC ngắn hạn Tỷ số KNTT ngay =---'“‘7°“' Nợ ngân hạn
Thực tế, để việc đánh giá được khách quan và chính xác, các nhà phân tích cần quan tâm tới tỷ số KNTT của ngành để có thể đưa ra nhận xét đúng đắn vè KNTT của DN và đặt chúng trong mối quan hệ với các tỷ số về năng lực hoạt động theo thời gian.
* Nhóm tỷ số phản ánh cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính là cơ sở để đánh giá tiềm lực tài chính cũng như mức độ rủi ro tài chính mà DN phải gánh chịu.
- Tỷ số nợ
rτ,, Λ Nợ phải trả
Tỷ số nợ = -7---7---7-
Tong nguồn von
TΛ AA ʌ.-. 1..≈... _
Tỷ so von chủ sở hữu = —————
Tong nguồn von
- Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH = ~7^7^^τ^^~
-7 VCSH
- Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn
rr , A +a. +a. , 1a∙ 1__________ VCSH
Tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn = -—7———
Tài sản dài hạn
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
rτ,, A11, . .1 1 . , 1~. .∙λ Lợi nhuận trước thuẽ+chi phí lải vay
Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiên vay = —- - - ---—~---
Chi phí lãi vay
* Nhóm tỷ số phân tích khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
ROS = yyp"∖ * 100%
Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = τι~f7Llft√n
t. * 100%
Tong tài sản bĩnh quần
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = I ^^ Λ L 7 2ĨĨ ĨL,ɪ * 100%
Von chủ sở hữu bĩnh quần
d. Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của DN
BCLCTT cung cấp thông tin vê luồng tiên thu vào và luồng tiên chi ra của DN trong một kỳ kế toán. Mặc dù lợi nhuận là thước đo quan trọng trong việc đánh giá kết quả HĐKD của DN. Nhưng chỉ có tiên mới đem lại sự an toàn trong KNTT các khoản nợ.
Khi phân tích tình hình lưu chuyển tiên tệ của DN các nhà phân tích sẽ đặc biệt quan tâm tới các chỉ tiêu sau:
Lưu chuyển tiền từ HĐKD dương cho thấy DN đang làm ăn có hiệu quả. Khả năng tạo tiền từ HĐKD tốt, cơ cấu tài chính lành mạnh, đáp ứng nghĩa vụ nợ.
- Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ HĐKD
Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ HĐKD = τ ie™tth↑ va
0 t u HĐ κ d „ *100%
Tong tiên thu vào trong năm
Neu hệ số này càng cao cho thấy dòng tiền thu vào từ HĐKD là chính. Đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ DN bán được nhiều hàng, thu hồi các KPT từ Kll... và là kênh tạo sự tăng trưởng vốn bằng tiền an toàn và bền vững, giảm thiểu được rủi ro cho đơn vị cho vay.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư = Thu từ HĐĐT - Chi từ HĐĐT Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT dương xảy ra khi DN thu hẹp quy mô đầu tư bằng cách thu hồi các khoản đầu tư. Đó là dấu hiệu không tốt cho hoạt động kinh doanh của DN.
- Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ HĐĐT = ^JT^hht.0 tUHTΛ^*100%
Tong tiên thu vào trong năm
Nếu hệ số dương cho thấy trong năm dòng tiền vào từ HĐĐT là chính. Tuy nhiên nếu tỷ số này cao do DN thanh lý, nhượng bán các TSCĐ và thu hồi các khoản đầu tư là chính thì rất có thể DN đang lâm vào tình trạng khó khăn. Ngân hàng cần tiến hành đánh giá lại khả năng trả nợ của DN.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính = Thu từ HĐTC - Chi từ HĐTC
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC dương cho thấy trong năm DN đang gia tăng vay từ nguồn vốn bên ngoài. Đây là kênh tạo tiền không ổn định và phụ thuộc và người cung cấp vốn.
Nếu tỷ số này dương hàm ý rằng dòng tiền vào trong năm chủ yếu đến từ HĐTC. Thông qua việc DN nhận vốn góp, đi vay,... có nghĩa là DN đang sử dụng nguồn vốn bên ngoài nhiều hơn.
Tóm lại, DN muốn tồn tại và phát triền thì cần phải có dòng tiền từ HĐKD dương vì nó chính là nguồn vốn bền vững giúp duy trì liên tục hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Và dòng tiền từ HĐKD phải là dòng tiền thu vào chủ yếu của DN trong kỳ chứ không phải là từ HĐĐT hay HĐTC. NHTM cần lưu ý về vấn đề này để có biện pháp xử lý kịp thời các khoản nợ của DN khi có dòng tiền thu vào tăng lên bất thường mà không phải từ HĐKD.