TÍCH TÀI
CHÍNH KHDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM
a. Nhóm nhân tố từ NHTM
- Chất lượng thông tin thu thập
Đây là nhân tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình phân tích KHDN mà các cán bộ tín dụng cần thu thập và đảm bảo tính chính xác. Các báo cáo mà không chính xác thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Vì thế việc kiểm tra, đánh giá lại các thông tin trên BCTC của DN là hết sức cần thiết khi NH tiếp nhận hồ sơ vay vốn của DN. Để đảm bảo mức độ an toàn nhất, NH nên xem xét, đối chiếu số liệu trên các nguồn tư liệu đáng tin cậy như BCTC đã được kiểm toán.
- Năng lực cán bộ tín dụng
Để có được chất lượng thông tin thu thập tốt, các cán bộ ngân hàng cần phải linh hoạt xử lý các thông tin tính được trên BCTC để đánh giá tình hình hoạt động của DN từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn làm cơ sở cho việc ra quyết định giải ngân. Muốn làm được điều đó, cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn cao, sự nhanh nhạy, kinh nghiệm thực tế cùng những hiểu biết sâu rộng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, độc lập và khách quan khi đánh giá về KH. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng cũng cần tuân thủ những chính sách tín dụng mà ban lãnh đạo NH ban hành trong việc phân tích TCDN.
- Công nghệ ứng dụng của ngân hàng
Công nghệ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tài chính KHDN. Với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại, nhà phân tích có thể sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ, tính toán khiến cho công tác phân tích trở nên chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian sức lực, nâng cao hiệu suất làm việc cũng như chất lượng phân tích.
b. Nhóm nhân tố từ KHDN
- Độ tin cậy của hồ sơ báo cáo
Các hồ sơ báo cáo mà DN đưa ra cần phải có độ chính xác và tính trung thực cao vì nó là nguồn tư liệu chủ yếu để NHTM phân tích, đánh giá về khả năng tài chính của DN. Mức độ tin cậy của hồ sơ báo cáo của DN cao sẽ khiến cho việc phân tích diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, tốn ít thời gian xác thực, tạo niềm tin của NH vào DN.
- Ngành nghề HĐKD của DN
Mỗi một lĩnh vực khác nhau có mức chuẩn chỉ tiêu ngành khác nhau, do đó cán bộ tín dụng cần phải quan tâm tới các DN cùng ngành để so sánh, đánh giá về năng lực hoạt động và khả năng trả nợ của DN. Mặt khác, tác động của các yếu tố về nhu cầu thị trường, các quy định chính sách của nhà nước,.. .trong từng thời kỳ ảnh hưởng rất lớn đến ngành nghề kinh doanh của DN, cán bộ tín dụng cũng cần lưu tâm để đưa ra quyết định tín dụng đúng đắn.
- Mục đích sử dụng vốn
Khi cho DN vay vốn, các NHTM đều yêu cầu DN phải có mục dích và phương án sử dụng vốn khả thi. Chính vì thế nhiều DN cố tình đưa những số liệu không trung thực, chính xác để làm đẹp BCTC nhằm mục đich chiếm dụng vốn của NH. Để hạn chế rủi ro, cán bộ tín dụng phải có đủ trình độ để thẩm định hồ sơ vay vốn DN, tránh thất thoát vốn, làm ảnh hưởng uy tín NH.
c. Nhóm nhân tố từ môi trường
Cũng giống như các nhóm nhân tố kể trên, yếu tố về môi trường kinh doanh như: môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý,... cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác phân tích KHDN.
Môi trường kinh tế, chính trị là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của DN. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần phải đặt DN vào bối cảnh kinh tế, chính trị trong từng thời kì để có một cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của DN.
Các NHTM khi tham gia quan hệ tín dụng đều phải tuần thủ các quy định của NHNN về thủ tục pháp lý, quy trình cấp tín dụng, quy trình thẩm định,. để đảm bảo an toàn tín dụng cho hệ thống NH. Với bộ khung pháp lý chặt chẽ và minh bạch sẽ là điều kiện để nâng cao chất lượng phân tích KHDN của NHTM.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM (PVCOMBANK) - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẠI
CHÚNG VIỆT NAM (PVCOMBANK) - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ
phần Đại
chúng Việt Nam (PvcomBank) - Chi nhánh Hải Phòng
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (Pvcombank) được thành lập ngày 16/09/2013 theo Quyết định số 279/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank). Ngày 01/10/2013, Pvcombank chính thức đi vào hoạt động với trụ sở chính đặt tại số 22 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Với khẩu hiệu hành động “Ngân hàng không khoảng cách”, Pvcombank luôn hoạt động với sự thân thiện, gần gũi, tận tụy, vì sự thành công của KH. Cam kết trở thành Ngân hàng chuẩn mực trong cung cấp dịch vụ với phong cách chuyên nghiệp, lấy lợi ích của KH, đối tác làm mục tiêu hành động.
Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng được thành lập ngày 04/10/2013 với mã số thuế là 0101057919-036 tại địa chỉ Số 152 Hoàng Văn Thụ, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng, Hải Phòng.
Ke từ khi thành lập và đi vào hoạt động, PVcomBank - Chi nhánh Hải Phòng đã đi vào ổn định và đạt được những kết quả khả quan. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã thiết lập được một mạng lưới khách hàng thân thiết với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn; trien khai hàng loạt các dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
PVcomBank - Chi nhánh Hải Phòng đang từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu trên thị trường tài chính tiền tệ, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao,
hội của doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho cộng đồng và gia tăng giá trị cho cổ đông.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức PvcomBank - Chi nhánh Hải Phòng
Mô hình tổ chức của Pvcombank - Chi nhánh Hải Phòng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy PVCombank - Chi nhánh Hải Phòng
Nguồn: PVCombank - Chi nhánh Hải Phòng
• Phòng PTKD khối khách hàng doanh nghiệp
Nghiên cứu, xây dựng các văn bản nhằm tuân thủ quy định của pháp luật, của Ngân hàng nhà nước liên quan đến hoạt động khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện nghiên cứu, xây dựng các chính sách liên quan đến định hướng phát triển khách hàng doanh nghiệp. Phân tích, đề xuất và xây dựng các công cụ quản lý tín dụng đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Thực hiện nhiệm vụ công việc khác do trưởng phòng và lãnh đạo khối giao.
• Phòng PTKD khối khách hàng cá nhân
Duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng mới, đảm bảo tối đa hóa doanh số bán hàng từ các sản phẩm của khối NHBL nhằm đạt chỉ tiêu cá nhân. Thực hiện vai trò tư vấn khách hàng qua đó phát hiện các nhu cầu mới để bán thêm sản phẩm. Theo sát những thay đổi về môi trường kinh doanh tại địa bàn làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các khách hàng do mình quản lý để có những tham mưu kịp thời cho lãnh đạo. Thực hiện kế hoạch bán hàng và chăm sóc khách hàng thường xuyên để nhận biết các cơ hội bán hàng. Đạt chỉ tiêu số lượng về các nghiệp vụ bán hàng do giám đốc chi nhánh đề ra (số lần gọi điện thoại, số lần thăm khách hàng). Phối hợp với phòng KHDN và các Cán bộ quản lý khách hàng - Khối KHDN để xác định các cơ hội bán chéo sản phẩm cho KHDN. Đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng phù hợp với quy định của PVCB. Tiếp nhận hồ sơ và mở tài khoản cho khách hàng cá nhân.
• Phòng nguồn vốn và thị trường tài chính
Chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện việc tư vấn và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm trên thị trường vốn, thị trường nợ như: tư vấn bảo lãnh phát hành giao dịch trái phiếu trong nước, trái phiếu nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ, trái phiếu chuyển đổi, sản phẩm tái cấu trúc tài chính.. .Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng, đối tác quan trọng của Pvcombank. Quản lý, kiểm soát các giao dịch liên quan đến việc tài trợ, hoạt động của các dự án liên quan đến Pvcombank. Thẩm định sơ bộ các kế hoạch và dự án kinh doanh có liên quan của khách hàng.
Quản trị và kiểm soát các rủi ro kinh doanh phát sinh. Quản lý và phát triển nhân viên bằng cách lập kế hoạch phát triển hàng năm của từng cá nhân và đảm bảo thực hiện đầy đủ công tác đào tạo và huấn luyện. Lập kế hoạch kinh doanh và chịu trách nhiệm về doanh thu, lợi nhuận. Tuân thủ các chính sách rủi ro nghiệp vụ, các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp và áp dụng vào công việc hàng ngày. Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ.
• Phòng Công nghệ Thông tin
Là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực Công nghệ Thông tin của toàn Chi nhánh (bao gồm: hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, giải pháp công nghệ thông tin) nhằm tối ưu hóa hệ thống, bảo mật, an toàn dữ liệu. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
• Phòng thanh toán quốc tế
Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh. L/C đã được phê duyệt, Thực hiện các tác nghiệp trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng. Mở các L/C kí quỹ 100% vốn của khách hàng. Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện công tác giới thiệu sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
• Phòng kế toán
Thực hiện các giao dịch trức tiếp với khách hàng như: thanh toán, quản lý quỹ tiền mặt của nhân viên ngân hàng, quản lý việc giám sát và chi tiêu nội bộ chi nhánh. Quản lý các giấy tờ, sổ sách, các loại chứng từ của các giao dịch. Quản lý các giấy tờ, sổ sách, các loại chứng từ của các giao dịch. Quản lý mạng vi tính và các thông tin co liên quan đến các giao dịch, đảm bảo cho hoạt động cho hệ thống mạng trong hện thống được thông suốt.
• Phòng kiểm soát nội bộ
Kiểm soát việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ của các bộ phận kinh doanh và của người hành nghề chứng khoán. Kiểm soát nội bộ báo cáo tài chính. Nội dung khác theo nhiệm vụ Tổng giám đốc chi nhánh giao.
• Phòng giao dịch-môi giới
Thực hiện việc mở, quản lý tài khoản cho khách hàng và thanh toán giao dịch của khác hàng. Nhận lệnh, kiểm tra lệnh và nhập lệnh giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng vào hệ thống của Sở giao dịch. Xác nhận kết quả giao dịch cho khách hàng. Tư vấn khách hàng về thủ tục mở tài khoản, giao dịch, đầu tư chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch. Thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: gửi, rút, chuyển khoản, cầm cố, giải tỏa cầm cố, thanh toán và bù trừ, thực hiện quyền... theo quy chế của Trung tâm Lưu ký. Thực hiện thanh toán, theo dõi và phân bổ lãi tiền gửi cho khách hàng trên các tài khoản. Giúp khách hàng thực hiện các quyền cổ đông liên quan đến sở hữu chứng khoán lưu ký trên tài khoản. Lập báo cáo giao dịch, báo cáo lưu ký tháng, quý, năm và các báo cáo khác theo chế độ quy định.
• Phòng ngân quỹ
Chịu trách nhiệm việc tiếp nhận và quản lý và cất trữ lượng tiền vào. Xuất quỹ tiền mặt cho khách hàng sau khi đã ký kết hợp đồng tin dụng.
2.1.3. Tổng quan kết quả HĐKD
Năm 2020 đã chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ và những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, tác động vô cùng nghiêm trọng đến tất cả các mặt của kinh tế - xã hội. Ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi sự tác động này. Nhờ những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và việc thực hiện hàng loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ KH được NHNN chỉ đạo kịp thời mà mặc dù đầu năm nhu cầu tín dụng suy giảm nghiêm trọng nhưng từ quý III trở đi đã có sự tăng trưởng ngoạn mục. Đối với PVCB, trong năm Ngân hàng đã tập trung nguồn lực triển khai kế hoạch kinh doanh tới từng đơn vị, giao nhiệm vụ một cách trọng tâm và trực diện, cùng với đó là nỗ lực triển khai các hoạt động, bảo đảm sự an toàn, liên tục của HĐKD. Nhờ vào những chỉ đạo sang suốt của ngân hàng, HĐKD luôn được thực hiện một cách linh hoạt, đúng theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể như sau:
a.Hoạt động huy động vốn
Một trong những hoạt động cơ bản tại PVCB - Chi nhánh Hải Phòng và tất cả các TCTD nói chung là hoạt động huy động vốn và nó cũng có vai trò vô cùng lớn quyết định đến quy mô và sự phát triển của danh mục tài sản có của Ngân hàng. Do đó, PVCB - Chi nhánh Hải Phòng trong những năm trở lại đây đã thay đổi đáng kể về cấu trúc nguồn vốn huy động theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của các DNVVN, tăng cao hiệu quả huy động. Chính việc gia tăng nguồn vốn từ việc huy động các DNVVN và KHCN đã giúp cho cơ cấu nguồn vốn của PVCB - Chi nhánh Hải Phòng được cải thiện hơn, giảm đi sự phụ thuộc của PVCB vào PVN và các TCTD góp vốn, cùng với đó là chi phí dự phòng thanh khoản cho các khoản huy động lớn cũng giảm đáng kể.
Biểu đồ 2.1: Tổng số dư huy động vốn từ TTKT&CN của PVCB — Chi nhánh Hải
Phòng giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ của PVCB-Chi nhánh Hải Phòng năm 2018- 2020)
Từ năm 2018-2020, nguồn vốn huy động đã tăng lên đáng kể và luôn giữ mức tăng trưởng ổn định, liên tục. Song sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất phải kể đến
năm 2020 khi số dư huy động vốn tại thời diểm 31/12/2020 là 15,37 tỷ đồng, tăng 28.7% so với cùng kì năm 2019 và là mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều này xuất phát từ việc huy động nguồn giá rẻ không kỳ hạn có chuyển biến tốt đạt 0,73 tỷ đồng, đã tăng 45% so với số dư năm 2019. Đó là nhờ sự nỗ lực của Ngân hàng khi thực hiện kết hợp các giải pháp linh hoạt trong điều hành để xây dựng nền tảng vốn hiệu quả, ổn định.
b. Hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ cho vay của PVCB — Chi nhánh Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Tỷ đồng Tổng dư nợ cho vay
- 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00
(Nguồn: Báo cáo tài chính nội bộ của PVCB-Chi nhánh Hải Phòng năm 2018- 2020)
Dư nợ cho vay từ năm 2018 đến năm 2020 có sự tăng trưởng đáng kể. Cho đến cuối năm 2020 PVCB - Chi nhánh Hải Phòng vẫn đạt được mức tăng trưởng tín dụng khá khả quan. Đây là nền tảng cơ bản trong những năm thực hiện Đề án tái cơ cấu 2018-2020 theo đúng định hướng đặt ra để tăng quy mô, tài sản sinh lời cho PVCB - Chi nhánh Hải Phòng. Dư nợ tín dụng TTKT&CN đạt 8,37 tỷ đồng, tăng