Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP đại chúng việt nam – chi nhánh hải phòng 184 (Trang 83 - 89)

a.Yêu cầu phân tích thêm BCLCTT

Đa số các DN khi nộp hồ sơ xin cấp tín dụng đều hạn chế cung cấp thông tin về BCLCTT hoặc nếu có cũng chỉ cung cấp báo cáo với những thông tin chung chung. Mặt khác, cán bộ tín dụng cũng chưa phân tích đến loại báo cáo này. Để công tác phân tích tài chính KHDN có kết quả tốt nhất, cán bộ tín dụng cần yêu cầu DN bổ sung và phân tích thêm các thông tin trên BCLCTT. Bời vì thực tế BCĐKT và BCKQKD chỉ là bảng số liệu tổng hợp, chỉ mang tính chất danh nghĩa. Nếu chỉ dựa vào thông tin trên đó để nhận xét thì mức độ chính xác không cao.

Việc phân tích BCLCTT mới thực sự đánh giá được tình hình tài chính của DN, luồng tiền thu vào, chi ra trong kỳ của DN. Khi kết hợp với BCĐKT và BCKQKD trong khi phân tích TCDN sẽ làm tăng hiệu quả của công tác phân tích.

BCLCTT đưa thêm những dữ liệu để giải thích về nguyên nhân chênh lệch giữa lợi nhuận của DN trên BCKQKD với sự tăng/giảm lượng tiền thực tế trong kỳ của DN. Từ đó nhận xét về năng lực tài chính của DN xem có tốt thực sự hay không. Vì có những DN công bố lợi nhuận rất tốt nhưng dòng tiền thu vào lại không có, điều này sẽ rất nguy hiểm cho tình hình tài chính của DN, mang lại rủi ro cho NH.Vì lẽ đó BCLCTT là nguồn dữ liệu vô cùng quan trọng để có cái nhìn chân thực hơn về năng lực hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của DN với KH, chủ nợ và cán bộ công nhân lao động của DN trong tương lai.

BCLCTT bao gồm các chỉ tiêu cụ thể như:

*Luồng tiền từ HĐKD

- Dòng tiền vào: thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu khác từ HĐKD - Dòng tiền ra: chi trả cho nhà cung cấp, người lao động, Tiền lãi vay, Thuế

TNDN đã nộp, Chi khác cho HĐKD

* Luồng tiền từ HĐĐT

- Dòng tiền vào: Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Thu hồi cho vay và bán các công cụ nợ, Thu từ đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, Cổ tức, lợi nhuận được

- Dòng tiền ra: Chi để mua sắm TSCĐ, Chi cho vay và mua các công cụ nợ, Chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

* Luồng tiền từ HĐTC

- Dòng tiền vào: Vốn góp của chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu, đi vay

- Dòng tiền ra: Trả lại vốn góp cho chủ sở hữu, mua cổ phiếu, trả nợ gốc vay; Cổ tức và lợi nhuận đã chia

Trong đó, cán bộ tín dụng cần lưu ý:

Tình hình tài chính của DN được coi là bền vững khi dòng tiền vào chủ yếu đến từ HĐKD mà không phải HĐĐT hay HĐTC. Khi dòng tiền thuần từ HĐKD của DN dương cho thấy dòng tiền vào đủ để trang trải chi phí phát sinh trong kỳ và ngược lại. Tuy nhiền cũng lưu ý đến những trường hợp DN đang trong giai đoạn mới thành lập hay đầu tư, doanh thu chưa có nên không thể áp dụng nguyên tắc này.

Dòng tiền thuần từ HĐTC dương có nghĩa là trong kỳ DN đi vay nhiều hơn trả nợ gốc vay, điều này tương đối phù hợp với kế hoạch trả nợ của DN song cũng gây rủi ro cho tình hình tài chính của DN vì khi một hoặc nhiều TCTD ngừng cho vay thì DN sẽ bị thiếu hụt vốn.

b. Bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích phù hợp

Việc bổ sung thêm các chỉ tiêu phân tích sẽ khiến cho việc nhận định một tình hình tài chính của DN trở nên rõ nét hơn. Ở đây, khi đưa vào phân tích Công ty Cổ phần BĐS Netland có thể phân tích thêm các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu VLĐ ròng

VLĐ ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Áp dụng công thức tính VLĐ ròng như trên, có thể tính VLĐ ròng trong năm 2018 của công ty:

VLĐ ròng đầu năm 2018 = (1,178+157,112)-129,718 = 28,572 (triệu đồng) VLĐ ròng cuối năm 2018 = (215,191+204,876)-202,899 = 217,168 (triệu đồng)

VLĐ ròng ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn. Hơn nữa, nguồn vốn dài hạn còn dùng để đầu tư tài sản ngắn hạn. Cụ thể, đầu năm công ty dùng nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn là 28,572 triệu đồng, đến cuối năm con số này đã tăng lên 217,168 triệu đồng.

Nếu so sánh với đầu năm, vốn lưu động ròng đã tăng lên 188,596 triệu đồng, điều này cũng cho thấy so với đầu năm, nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn đã tăng lên. Nguyên nhân là do nguồn vốn dài hạn tăng nhanh hơn tài sản dài hạn. Cụ thể, nguồn vốn dài hạn tăng chủ yếu là do nợ dài hạn tăng. Nợ dài hạn tăng do trong năm DN đã ghi nhận khoản doanh thu nhận trước từ cá nhân, tổ chức có nhu cầu sở hữu quyền sử dụng đất, căn hộ từ dự án Saigon Metro Mall,.. .Theo quy định của nhà nước khoản doanh thu trên chưa đủ điều kiện để ghi nhận là doanh thu từ HĐKD mà phải tính ở khoản mục nợ phải trả. Cho nên thực chất, nguồn vốn dài hạn tăng là do công ty đã triển khai dự án BĐS có hiệu quả kinh tế cao.

=> Nhận xét: Công ty duy trì một cơ cấu vốn an toàn tại thời điểm đầu và cuối kỳ. Điều này cho thấy công ty đang thực hiện chính sách thận trọng trong tài trợ vốn, tìm kiếm nguồn vốn chủ yếu từ các dự án BĐS có tính khả thi cao và hiệu quả kinh doanh mang lại. Mặc dù vậy, nguồn vốn tăng mạnh nhưng việc mở rộng đầu tư còn khá khiêm tốn sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn. Chính vì thế, công ty nên có chiến lược thay đổi cơ cấu vốn hiện tại theo hướng sử dụng vốn hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty mà vẫn bảo đảm sự an toàn của cơ cấu vốn.

- Chỉ tiêu Nhu cầu VLĐ

Nhu cầu VLĐ = Tài sản kinh doanh - Nợ kinh doanh

Áp dụng công thức trên, ta có thể tính nhu cầu VLĐ của công ty Netland trong năm 2018 như sau:

Nhu cầu VLĐ đầu năm 2018 = (112,825 + 9,194 + 1,718) - (724 + 36,360 + 15,539 + 165 + 6,694 + 41,859) = 22,396 (triệu đồng)

Nhu cầu VLĐ cuối năm 2018 = (205,786 + 68,068 + 917) - (7,850 + 0.081 + 34,924 + 504 + 7,434 + 5,187) = 218,872 (triệu đồng)

Nhu cầu VLĐ ở thời điểm đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 0 có nghĩa rằng một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi nợ kinh doanh và đang cần sự tài trợ của bên thứ ba. So với cuối năm trước, nhu cầu VLĐ đã tăng 196,476 triệu đồng, tăng mạnh hơn gấp nhiều lần, vì hàng tồn kho và khoản phải thu tăng mạnh hơn nhiều so với các khoản nợ phải trả bên thứ ba. Điều này là vì công ty mở rộng hoạt động môi giới và hợp tác đầu tư dự án BĐS dẫn đến chi phí hoa hồng cho nhân viên môi giới, chi phí marketing liên quan đến dự án,... tăng mạnh. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng đối với các đối tác lâu năm của công ty. Kết quả này không thể hiện dấu hiệu không tốt đối với HĐKD của công ty mà rất phù hợp với định hướng phát triển mà công ty đã đề ra.

- Chỉ tiêu Ngân quỹ ròng

Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng - Nhu cầu VLĐ

Có thể tính chỉ tiêu ngân quỹ ròng trong năm 2018 của công ty sau khi áp dụng công thức trên như sau:

Ngân quỹ ròng đầu năm 2018 = 28,572 - 22,396 = 6,176 (triệu đồng) Ngân quỹ ròng cuối năm 2018 = 217,168 - 218,872 = -1,704 (triệu đồng) Ở thời điểm đầu năm, ngân quỹ ròng của công ty lớn hơn 0 cho thấy công ty dư thừa về mặt ngân quỹ do một phần nguồn vốn dài hạn dùng để tài trợ cho nhu cầu VLĐ, một phần để trên khoản mục tiền và tương đương tiền. Song ngân quỹ ròng giảm 7,880 triệu đồng vào thời điểm cuối năm và là số âm cho thấy công ty thiếu hụt ngân quỹ. Nhu cầu VLĐ chỉ được nguồn vốn dài hạn tài trợ một phần, phần còn lại được tài trợ bằng vốn tín dụng ngắn hạn là 1,704 triệu đồng.

=> Nhìn chung, cơ cấu vốn vào thời điểm cuối 2018 đã mạo hiểm hơn với cuối năm 2017. Tuy nhiên, điều này hợp lý so với xu hướng phát triển của công ty và hiệu quả kinh doanh mang lại. Nguồn vốn vay mặc dù tăng nhưng vẫn ở mức kiểm soát được và mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn này của công ty cũng không quá lớn.

rr,, Ấ, ,Λ. , . ,Λ. , .Λ., vồn chủ sờ hữu

- Tỷ so tự tài trợ tài sản dài hạn = ——————

• Tài sản dài hạn

Áp dụng công thức tên ta tính được:

Tỷ sô tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2016 = —7—— = 1.25

J - 25506

rτ'., A . . .>• , 1Λ∙ 1 - 157,112 1

Tỷ sô tự tài trợ tàisản dài hạn năm 2017= ~''CC = 1.21 Tỷ sô tự tài trợ tàisản dài hạn năm 2018 = ɪɪ ɪl f = 1.01

Tỷ sô tự tài trợ tàisản dài hạn trong cả 3 năm đều lớn hơn 1 cho thấy VCSH đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, tính độc lập trong HĐKD của công ty cao, khả năng tài chính vững vàng. Song qua 3 năm tỷ sô này có sự giảm nhẹ qua từng năm cho thấy công ty đã dùng nhiều nợ hơn qua các năm để nâng cao khả năng dùng vôn mà vẫn bảo đảm an toàn trong cơ cấu nguồn vôn của mình.

rw,∙> Ấ , , , w ,, ,~..λ Lợi nhuận trước thuẽ+chi phí Iaivay

- Tỷ số khả năng thanh toán lãi tiên vay = —----■—~''',~j β j ---

Chi phí lãi vay

Áp dụng công thức trên ta tính được:

Tỷ sô khả năng thanh toán lãi tiền vay năm 2018 = ~—'~~~~“ = 26.3

Hệ sô khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty lớn hơn rất nhiều con sô 2 mặc dù chi phí lãi vay của công ty đã tăng lên rất nhiều lần so với năm 2017. Ket quả này chỉ ra rằng lợi nhuận tạo ra là lớn, bảo đảm khả năng chi trả lãi tiền vay cho công ty. Điều này sẽ có lợi cho công ty trong việc khuếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vôn chủ sở hữu (ROE) bằng cách tận dụng được đòn bẩy tài chính.

c. Cải thiện chất lượng thông tin thu thập

Tại PVCB - Chi nhánh Hải Phòng, về cơ bản các thông tin NH yêu cầu KH cung cấp khi nộp hồ sơ đề nghị cấp tín dụng là khá đầy đủ và chi tiết như:

- BCTC trong ít nhất 3 năm liên tiếp gần nhất và thuyết minh chi tiết các khoản mục biến động trong kỳ. Điều này cho phép việc đánh giá chi tiết và tổng

- Phương án hoạt động sản xuất của DN trong những năm tới để xem xét, đánh giá về tính khả thi của phương án này, có hợp lý đối với mục đích xin cấp tín dụng

của DN hay không, có trả được nợ khi đến hạn không.

- Tiếp cận được đối tác, các nhà cung cấp và KH hiện tại và trong quá khứ của DN để tìm hiểu mối quan hệ cũng như đánh giá của họ về DN, về mức độ tin cậy,

sự uy tín trong quan hệ tín dụng.

- Trao đổi, gặp gỡ trực tiếp KH, đi thực tế tham quan nhà xưởng, nhà máy... của DN để đánh giá sự trung thực về tình hình hoạt động của DN so với tình hình

mà DN đã cung cấp trên giấy tờ.

Để nâng cao chất lượng phân tích thì KLTN xin đề xuất một số giải pháp cụ thể để khắc phục vấn đề này như sau:

- Cần yêu cầu các DN có nhu cầu xin cấp vốn phải cung cấp đủ BCTC để xem xét toàn diện tình hình hoạt động, tình hình tài chính của DN; đối chiếu, kiểm tra

giữa các báo cáo để tránh sự sai lệch, giảm thiểu rủi ro khi phân tích.

- BCTC mà DN cung cấp cần phải được kiểm toán đầy đủ, nếu không NH phải thuê công ty kiểm toán để đảm bảo về tính chính xác của thông tin được thể hiện

trên BCTC, cũng giúp cán bộ tín dụng an tâm hơn khi dùng các thông tin này để

phân tích.

- NH cần thường xuyên cập nhật, rà soát để hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ về công tác phân tích TCDN, hướng dẫn thu thập và sử dụng phương pháp khác

nhau để cập nhật phổ biến đến tất cả cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định tín

dụng. Qua đó rút ngắn thời gian phân tích, nâng cao hiệu quả phân tích và thu hút

thể càng giúp cho công tác đánh giá xác đáng hơn. Là nền tảng quan trọng cho việc ra quyết định cấp tín dụng cho KH hay không, đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP đại chúng việt nam – chi nhánh hải phòng 184 (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w