1. Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Bảo Việt - chi nhánh Hà Nội
1.1. Vài nét về ngân hàng TMCP Bảo Việt - chi nhánh Hà Nội
Ngày 11/12/2008, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) thuộc Tập đoàn
Bảo Việt được thành lập dưới sự cho phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Bảo Việt là mảnh ghép làm hoàn thiện hệ thống tài chính gồm 3 phần là Bảo hiểm, Ngân hàng và Chứng khoán của toàn hệ thống Bảo Việt, góp phần tạo nên sức mạnh toàn diện và bảo chứng cho sự phát triển vững chắc của cả Tập đoàn. Cho đến nay, BAOVIET Bank đã đạt được nhiều thành tựu và những kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng cũng như với tất cả các hoạt động khác nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại toàn đơn vị, cụ thể:
- Ban hành các quy định nội bộ về quản lý rủi ro, đáp ứng được theo đúng quy
định của Ngân hàng Nhà nước và các kế hoạch phát triển trong tương lai.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cả về thời gian xử lý hồ sơ và chất
lượng đánh giá thẩm định khách hàng.
- Hoạt động thẩm định và định giá tài sản bảo đảm được hoàn thiện, đảm bảo
nhanh chóng xác định giá trị tài sản, tăng tính khách quan trong phân tích và mức độ độc lập trong công tác định giá tài sản bảo đảm và công tác thẩm định, phê duyệt khoản vay.
- Hoạt động giám sát tín dụng và quản lý rủi ro trong năm qua được đẩy mạnh
và chủ động hơn thông qua việc tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, giám sát tín dụng sau giải ngân tại nhiều đơn vị kinh doanh trong hệ thống, qua đó giám sát tín dụng thể hiện được vai trò trong việc kiểm soát tín dụng sau phê duyệt.
- Bước đầu việc quản lý rủi ro hoạt động đã được thực hiện trên cơ sở kiện toàn
- Công tác thu hồi nợ cũng được chú trọng, việc chuẩn bị các chính sách, quy trình phối hợp và nhân sự cho hoạt động của mô hình xử lý nợ tập trung đã được hoàn thiện.
- Công tác xử lý nợ xấu đạt được mục tiêu theo kế hoạch đề ra, tỷ lệ nợ xấu luôn
đảm bảo ở mức dưới 3%.
- Trong các nghiệp vụ như tín dụng, tài chính kế toán, phát triển sản phẩm,...
đều được chú trọng phát triển bằng cách đề cao vai trò của hoạt động kiểm toán nội bộ đơn vị.
1.2. Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng TMCP Bảo Việt - chi nhánh Hà Nội
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp của chi nhánh chịu trách nhiệm thực hiện công tác này trong quá trình thẩm định tài chính doanh nghiệp xin cấp vốn. Mặc dù từng bước phân tích chi tiết đối với mỗi loại hình doanh nghiệp là khác nhau nhưng trong công tác này, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện bốn hoạt động chính như sau:
Công việc 1: Cán bộ tín dụng tiến hành thu thập các thông tin và hồ sơ tài chính của khách hàng
- Các thông tin và hồ sơ bắt buộc cung cấp là các báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán
- Các tài liệu chi tiết mô tả các số liệu của báo cáo tài chính như số liệu chi tiết về công nợ, hàng tồn kho, các báo cáo khác ( Phụ lục 1)
Sau khi thu thập, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm sẽ bắt đầu kiểm tra hồ sơ, bảo đảm tính chính xác và minh bạch của hồ sơ doanh nghiệp cung cấp và tính phù hợp về mặt pháp luật: BCTC hợp lệ, hợp pháp là bản chính hoặc bản photo có đóng dấu và xác nhận “sao y bản chính” của doanh nghiệp; tính đầy đủ của hồ sơ: BCTC trong 2 năm liên tiếp đến thời điểm thẩm định.
Công việc 2: Cán bộ tín dụng thực hiện phân tích báo cáo tài chính
a. Hiệu quả sản xuất kinh doanh: chỉ tiêu doanh thu, cần xem xét doanh thu từng quý, lưu ý đến những quý có doanh thu tăng/giảm đột biến, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,... Tình hình thực hiện doanh thu thực tế so với kế hoạch, so với năm trước liền kề; đối chiếu với các khoản trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm/quý; bảng kê hóa đơn VAT mua vào bán ra kể từ kỳ kiểm tra gần nhất đến hiện tại.
b. Tình hình tài chính: đánh giá quy mô công ty, cơ cấu nguồn vốn, tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu...); chất lượng tài sản; các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn và/ hoặc có dấu hiệu bất thường trên BCTC của doanh nghiệp; tính thanh khoản, khả năng trả nợ của khách hàng.
Tính cân đối giữa nguồn vốn vay và tài sản:
- Đối với nguồn vốn ngắn hạn thì phải tương ứng với tài sản ngắn hạn.
VD: Đối với cho vay ngắn hạn thì tương ứng với bên tài sản phải thể hiện ở các khoản mục: tiền, hàng tồn kho, phải thu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (đối với đơn vị thi công xây lắp và đơn vị sản xuất).
- Đối với nguồn vốn dài hạn thì phải tương ứng với tài sản dài hạn
VD: Đối với cho vay dài hạn thì tương ứng với bên tài sản phải là tài sản cố định hoặc chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
- Đối với cho vay ngắn hạn cần đánh giá về vật tư đảm bảo nợ vay ngắn hạn Bảng 3.1. Bảng lấy số liệu đánh giá vật tư đảm bảo
1 Tiền