CHI NHÁNH HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 192 (Trang 50 - 61)

II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 0%

CHI NHÁNH HÀ NỘ

1. Giải pháp

1.1. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp

về phương pháp phân tích, cần sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp để đưa ra được kết quả toàn diện và chính xác nhất. Thêm vào đó, qua mỗi kì cần xem xét lại các phương pháp phân tích và cập nhật sử dụng thêm hoặc bớt những phương pháp đánh giá khác nếu cần. Đặc biệt Ngân hàng TMCP Bảo Việt, chi nhánh Hà Nội cần xem xét đưa phương pháp Dupont vào công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp. Đây là một mô hình phân tích chỉ ra mối liên hệ giữa các hệ số tài chính của doanh nghiệp. Hệ thống NHTM hiện nay chưa coi trọng phương pháp này mặc dù nó đem lại nhiều dữ liệu đắt giá. Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính này giúp cán bộ tín dụng nắm được nguyên nhân thay đổi của các chỉ tiêu, xác định được nhân tố chính dẫn đến sự tăng hay giảm của hệ số phân tích. Công thức đơn giản của phương pháp Dupont như sau:

E Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng vốn bình quân

Doanh thu thuần Tổng vốn bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân

Bằng việc phân tách các yếu tố cấu thành nên Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), 3 tỉ lệ quyết định đến sự tăng giảm ROE là: (1) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, chỉ tiêu này thể hiện việc doanh nghiệp quản lý doanh thu và chi phí đạt hiệu quả cao hay thấp; (2) Vòng quay tài sản thể hiện hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp; (3) Hệ số nợ là yếu tố cho biết năng lực quản trị nguồn vốn của công ty cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi áp dụng công thức Dupont vào phân tích, Chi nhánh cần áp dụng phương pháp so sánh, đưa ra nhận định tăng giảm, cùng với việc phân tích các yếu tố cấu thành để nhận biết nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên, từ đó dự đoán về xu hướng của chỉ tiêu này trong các kì sắp tới. Nhận định này là cần thiết trong công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp vì cán bộ tín dụng có thể dự đoán được tỷ suất lợi nhuận của khách hàng trong những kì tiếp theo, đồng thời phán đoán khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp trước khi quyết định cấp tín dụng.

Ví dụ: Đối với trường hợp Công ty cổ phần LICOGI 13, mô hình Dupont có thể phân tích như sau:

EOE Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng vốn bình quân

Doanh thu thuần Tổng vốn bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân

Năm 2018: ROE = 5.11% = 1.6% × 0.62 × 5.13

Năm 2019: ROE = 4.02% = 1.0% × 0.59 × 6.58

Nguyênnhân của sự sụt giảm hệ số ROE chủ yếu là doHệ số lợinhuận trên doanh thu giảm từ1.6% xuống 1% mặc dù doanh nghiệp đã tăng Hệ số đònbẩy tài chính từ 5.13 lần lên đến 6.58 lần. Có thể thấy doanh nghiệp đã sử dụng chiến lược tài chính đòn bẩy để nhằm làm tăng hệ số ROE.

về phần phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính, Chi nhánh cần bổ sung một số tỷ số nhằm hoàn thiện phân tích và phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp theo ngành. Đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán cần được phân tích riêng biệt, thêm các chỉ tiêu tài chính thích hợp nhằm đánh giá sự tăng trưởng của cổ phiếu như:

EPS (Lợi nhuận ròng - Cổ tức ưu đãi) Số lượng cổ phiếu phổ thông

Hệ số EPS càng cao thể hiện phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư được hưởng càng nhiều, tính trên mỗi cổ phần họ đang nắm giữ hàng năm.

PZE Giá thị trường

Thu nhập của mỗi cổ phiếu

Hệ số P/E (Giá trên thu nhập của cổ phiếu) đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập của mỗi cổ phiếu. Tỉ số này càng cao chứng tỏ các nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao hơn so với mức thu nhập hiện tại trên mỗi cổ phiếu.

Ngoài ra, cần soạn ra bộ chỉ tiêu tài chính theo ngành và xây dựng bộ chỉ tiêu tài chính của phân khúc khách hàng cụ thể trong từng ngành. Bản thân mỗi ngành kinh doanh có những đặc thù khác nhau nên việc phân tích tập trung vào những nhóm chỉ tiêu khác nhau là cần thiết, tiết kiệm được thời gian và tránh những nhận định sai lầm. Các doanh nghiệp sản xuất cần được tập trung làm rõ các mục Tài sản cố định do đặc thù sản xuất cần có máy móc thiết bị để sản xuất hay các chỉ tiêu về khấu hao và vòng quay hàng tồn kho,... các chỉ tiêu này sẽ lớn hơn so với các doanh nghiệp về

Chỉ tiêu Đơn

vị LICOGI13 Xây dựng47 Vinaconex 21

thương mại thuần túy. Đối với các doanh nghiệp xây dựng thì nên chú ý đến các khoản mục về chi phí xây dựng dở dang hay khả năng thanh toán, còn chỉ tiêu về hoạt động như vòng quay hàng tồn kho thường cao do đặc thù ngành.

Bên cạnh đó, phải đặt doanh nghiệp trong mối tương quan, so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành sẽ làm nổi bật vị trí và tình hình tài chính của doanh nghiệp so với ngành cũng như các doanh nghiệp có cùng quy mô. Thứ nhất, các chỉ số trung bình ngành được công khai cần được đưa vào phân tích cùng với quá trình tính toán, đánh giá các hệ số của doanh nghiệp. Thứ hai, có thể tìm kiếm dữ liệu tài chính của các doanh nghiệp cùng quy mô vốn, ngành kinh doanh để thực hiện đối chiếu. Từ đó, có thể tìm ra được các nguyên nhân gây tăng hoặc làm giảm các chỉ số từ các yếu tố bên ngoài tác động đến thực trạng tài chính chung của doanh nghiệp.

Ví dụ: Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp LICOGI 13, cán bộ tín dụng tính toán các chỉ số tương tự với 2 doanh nghiệp khác như Công ty Cổ phần Xây dựng 47 và Công ty Cổ phần VINACONEX 21. Đây là 2 doanh nghiệp cùng ngành Xây dựng và có quy mô vốn tương đương LICOGI 13.

Nhận xét:

Về cơ bản, các chỉ tiêu tài chính của LICOGI 13 năm 2019 đều tương đương với 2 doanh nghiệp cùng ngành. Với nhóm chỉ tiêu thanh khoản trong cả 3 doanh nghiệp trong cùng ngành xây dựng, khả năng hoàn trả các khoản vay nói chung của LICOGI 13 tốt hơn nhưng nghĩa vụ nợ ngắn hạn khó thực hiện được hơn so sánh với 2 doanh nghiệp còn lại. Hệ số nợ và Hệ số tự tài trợ của cả 3 doanh nghiệp là tương đương, thể hiện đúng với đặc thù phân bổ vốn của ngành xây dựng. Về tình hình hoạt động, kì thu tiền trung bình của LICOGI 13 và Xây dựng 47 cũng như Vinaconex 21 đều cao, phản ánh đúng với đặc điểm ngành. Vòng quay hàng tồn kho của LICOGI 13 thấp hơn thể hiện việc quản trị hàng tồn kho chưa hiệu quả bằng 2 doanh nghiệp còn lại. Đối với nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời, ROE của LICOGI 13 là 4.02%, cao hơn so với Xây dựng 47 là 2.12% và Vinaconex 21 là 0.57% cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận từ nguồn vốn của LICOGI 13 tốt hơn 2 doanh nghiệp còn lại. Tương tự với ROA, khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của LICOGI 13 tốt hơn, ở mức 0.61%. Bảng 3.9. Bảng so sánh các nhóm chỉ tiêu tài chính của 3 Công ty LICOGI 13, Xây dựng 47 và Vinaconex 21 năm 2019.

Khả năng thanh toán tổng quát Lần 2.173 1.172 1.387

Khả năng thanh toán nhanh Lần 0.553 0.416 0.866

Khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn Lần 0.018 1.204 1.260

Khả năng chi trả lãi vay Lần 1.295 0.127 0.325

Hệ số nợ Lần 0.858 0.853 0.721

Hệ số tự tài trợ Lần 0.142 0.147 0.279

Vòng quay các khoản phải thu Vòng 1.252 2.404 1.362

Kì thu tiền trung bình Ngày 291.619 151.808 268.043

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 3.854 0.938 1.564

Số ngày 1 vòng quay HTK Ngày 94.709 389.007 233.341

Vòng quay tổng tài sản Vòng 0.594 0.444 0.7

Tỷ suất biên lợi nhuận gộp % 8.37 8.82 9.38

ROA % 0.61 0.31 0.12

ROE % 4.02 2.12 0.57

Về quy trình phân tích, toàn bộ các chỉ tiêu tài c hính của doan

h nghiệp phải

Khoản mục Năm

2017 Năm2018 Năm2019

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

doanh (73,216) (114,982) 307,140

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (40,998) (431,728) (974,516)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 80,708 508,470 649,038

Lưu chuyển tiền thuần trong kì (33,506) (38,239) (18,338)

Tiền và tương đương tiền đầu kì 124,458 90,952 52,713

Tiền và tương đương tiền cuối kì 90,952 52,713 34,375

được đưa vào phân tích đầy đủ, tránh trường hợp phân tích chung chung qua những chỉ số riêng lẻ. Tập trung phân tích những sự biến động của những hệ số, số liệu trong mối tương quan với những hệ số, số liệu khác. Đối với mỗi nhóm chỉ tiêu cần có những đánh giá, xem xét mức độ trọng yếu nhằm áp dụng linh hoạt những phương pháp phân tích và phân bổ thời gian hợp lí. Bên cạnh đó, cần yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp nộp hồ sơ có kèm Báo cáo LCTT để thực hiện phân tích. Đây là một bước quan trọng giúp cán bộ tín dụng nắm được tình hình dòng tiền của khách hàng cũng như dự đoán được xu hướng dòng tiền của doanh nghiệp ở các kì tiếp theo.

Ví dụ: Cán bộ tín dụng có thể phân tích khái quát Báo cáo LCTT của LICOGI 13 trong 3 năm 2017, 2018 và 2019, cụ thể như sau:

Đơn vị: triệu đồng. Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, trong năm 2017 và 2018, dòng tiền

từ hoạt động này âm do các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên đến năm 2019, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ở mức dương, 307,140 triệu đồng, tăng so với kì trước do doanh nghiệp đã quản lí tốt hơn lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu trong kì. Với hoạt động đầu tư, dòng tiền thể hiện âm trong cả giao đoạn từ 2017 đến 2019 và có xu hướng chi nhiều hơn do chủ yếu doanh nghiệp chi mua thêm tài sản cố định phục vụ hoạt động kinh doanh còn tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có xu hướng giảm. Dòng tiền từ hoạt động tài chính luôn dương trong cả 3 năm do doanh nghiệp nhận được tiền vay ngắn hạn và dài hạn và chi chủ yếu cho các khoản nợ vay và cổ tức trong kì. Tiền và tương đương tiền cuối kì có xu hướng giảm và duy trì ở mức thấp, thể hiện việc doanh nghiệp không dự trữ tiền mặt nhiều, đây cũng là đặc điểm của những doanh nghiệp cùng ngành.

Nhìn chung, qua dòng tiền lưu chuyển ở cả 3 hoạt động của doanh nghiệp, có thể nhận thấy đây là tình hình hoạt động của LICOGI 13 là ổn định, dòng tiền được phân bổ hợp lí.

1.2. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Yếu tố con người trong bất kì ngành nghề nào cũng là một yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của toàn hệ thống. Riêng với ngành ngân hàng, với đặc thù ngành cần sự tỉ mỉ và những tính toán có độ chính xác cao lại luôn cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, nghiệp vụ tín dụng khách hàng doanh nghiệp có phần phức tạp và mang tính rủi ro cao nên mức độ đòi hỏi ở mỗi cán bộ tín dụng phải ở

mức càng cao. Một số giải pháp thực tiễn mà Ngân hàng TMCP Bảo Việt, chi nhánh Hà Nội có thể áp dụng như sau:

Bồi dưỡng nghiệp vụ toàn diện

Cán bộ tín dụng với số năm kinh nghiệm còn hạn chế cần có những chương trình đào tạo phù hợp, có định hướng rõ ràng. Cần đảm bảo cán bộ tín dụng nắm vững kiến

thức về kế toán và tài chính doanh nghiệp, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp, hạn chế xảy ra sai sót dẫn đến rủi ro tín dụng

cho đơn vị. Định kì cần tổ chức những đợt kiểm tra, sát hạch trình độ theo nhiều phương thức như trắc nghiệm kiến thức, hoạt động nhóm hay kiểm tra tình huống thực tế. Sau đó có thể dùng kết quả kiểm tra để sắp xếp lại vị trí nhân sự, rút kinh nghiệm và điều chuyển cán bộ nếu cần thiết.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng

Từng đợt tuyển dụng cần có chương trình phù hợp với nhu cầu và điều kiện của Chi nhánh nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ tín dụng một cách toàn diện. Không nên tuyển dụng ồ ạt mà cần đưa ra kế hoạch tuyển dụng phù hợp theo nhu cầu thực tế tại chi nhánh, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và tiết kiệm chi phí. Hiện nay đã có rất nhiều phương pháp tuyển dụng mới, vừa tiết kiệm thời gian tổ chức, vừa có thể chọn được nhân sự có năng lực, phù hợp với vị trí tuyển dụng. Vì vậy, chi nhánh nên xem xét thay đổi và kết hợp các phương thức tuyển dụng mới. Bên cạnh đó, cần xem xét, cân nhắc tuyển dụng những trường hợp người trẻ chưa có kinh nghiệm vì đây cũng là đội ngũ tiềm năng, có thể đào tạo và phát triển trong tương lai.

Mở rộng chính sách đãi ngộ và phát triển cán bộ

Ngoài những chế độ tiêu chuẩn theo quy định, đơn vị cần đề ra những chính sách đãi ngộ hợp lí để giữ chân được những cán bộ có năng lực, chuyên môn cao. Chính sách lương, thưởng cần được xây dựng hợp lí, dựa theo những tiêu chuẩn đánh giá công khai. Bên cạnh đó, các đãi ngộ phi tài chính như cơ hội thăng tiến hay cơ hội tham gia chương trình đào tạo nội bộ cũng cần được chú trọng. Chính những chính sách phi tài chính như các đợt tập huấn, đào tạo thường kì sẽ giúp các cán bộ trong Chi nhánh gắn bó với đơn vị. Thêm vào đó, việc luân chuyển cán bộ hợp lí và đề cử, tiến cử cán bộ có năng lực cũng góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ với đơn vị.

1.3. Hoàn thiện công tác thu thập và thẩm định hồ sơ khách hàng doanh nghiệp

Công tác thu thập hồ sơ là bước đầu vào quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng báo cáo phân tích tài chính khách hàng trong cả quá trình. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện công tác này để tránh những rủi ro tín dụng ngay từ những bước đầu

tiên.

Ve hệ thống BCTC, ngân hàng cần đưa ra yêu cầu về hồ sơ xin cấp tín dụng với đầy đủ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bắt buộc nộp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong vòng 3 năm. Nếu chỉ yêu cầu các báo cáo và số liệu của 2 năm như thực trạng các ngân hàng hiện nay đang thực hiện thì số liệu sẽ không

đầy đủ, các chỉ tiêu tài chính không thể hiện được sự thay đổi hợp lí cũng như không mang tính xu hướng. Việc phân tích sẽ không hoàn thiện và dễ dẫn đến sai sót khi đưa ra nhận định chung về tình hình và tiềm lực của khách hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể yêu cầu BCTC đã qua kiểm toán nhằm tăng độ tin cậy đối với thông

tin tài chính do các doanh nghiệp xin cấp tín dụng cung cấp.

Về hệ thống lưu trữ, cần cập nhật thường xuyên các phân tích đã hoàn thiện vào hệ thống. Tạo thêm phân loại cho từng doanh nghiệp như ngành hoạt động, điểm đánh

giá tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá những doanh nghiệp có nhu cầu

tái cấp tín dụng sau một thời gian dài. Đây cũng là một cách hiệu quả để xây dựng hệ

thống lưu trữ của ngân hàng nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác phân tích tài chính khách hàng trong tương lai.

1.4. Phát triển hệ thống phần mềm đánh giá tín dụng khách hàng

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ cao trong lĩnh vực ngân hàng đang được đẩy mạnh và phát triển trong từng nghiệp vụ, việc phát triển hệ thống phần mềm thông minh trong các NHTM là điều tất yếu. Chi nhánh cần cải thiện hiệu năng sử dụng các

phần mềm tại đơn vị, tránh để xảy ra chậm trễ hoặc sai sót trong quá trình xử lí thông

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 192 (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w