Dư nợ vay ngắn hạn Số dư có tài khoản 3411, tiểu khoản vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 192 (Trang 28 - 33)

3 Hàng tồn kho (không gồm hàngtồn kho ứ đọng, kém phẩm chất) Tổng số dư các tài khoản 151, 152, 153, 154,155, 156, sau khi trừ hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất

4

Phải trả người bán ngắn hạn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh

doanh

Tổng dư có tài khoản 331 và tài khoản 131 liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

II Dư nợ vay ngắn hạn Số dư có tài khoản 3411, tiểu khoản vay ngắnhạn hạn

III I

Thừa giá trị vật tư: I>II (+) Thiếu giá trị vật tư: I<II (-)

- Công nợ phải thu: hợp đồng, hóa đơn chứng từ, bảng so sánh công nợ hoặc đối với doanh nghiệp xây dựng là biên bản nghiệm thu công trình, xác nhận các khoản nợ phải thu từ các bên liên quan, khoản nợ phải trả (nếu cần thiết) để xác định khả năng thu hồi và từ đó xem xét khoản trích lập dự phòng. Đồng thời, đánh giá mức độ tổn thất những khoản phải thu đó, xem xét các khoản phải thu lớn so sánh giữa hai niên độ báo cáo, đối với khoản phải thu đổi trong nhiều kỳ hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể thì có thể xác định là khoản phải thu khó đòi, so sánh số đã trích lập dự phòng phải thu khó đòi với số phải trích có đúng theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành không. Xem xét các khoản phải thu có tương xứng với doanh số bán hàng của khách hàng hay không; chú ý đến những khoản phải thu lớn không tương xứng với doanh số bán hàng. Lưu ý đến các khoản công nợ lớn có thời điểm phát sinh tập trung chủ yếu vào cuối niên độ kế toán.

- Xác định công nợ đối với các khách hàng có khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, xem xét các khoản nợ này có phù hợp với các điều khoản thanh toán tại các đối chiếu với hợp đồng kinh tế không?

- Đối với các khoản phải thu hình thành từ các hợp đồng kinh tế/ mua bán hàng hóa mà Bảo Việt cho vay thì cần phải đánh giá khả năng, thời gian thu hồi.

- Xem xét các khoản phải thu đã phát sinh trong nhiều năm, nhưng chưa thu được, có phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi? Trong kì, doanh nghiệp có thu thập biên bản làm việc của khách hàng đối với các khoản nợ khó thu hoặc có biện pháp thu hồi những khoản thu này hay không?

Sau khi xem xét đánh giá, sẽ xác định được các khoản phải thu có khả năng thu hồi. Lưu ý đến những khoản chiết khấu cho người mua có được khấu trừ chưa hay vẫn treo công nợ phải thu nhưng thực tế là sẽ không thu hồi được. Đối với các khách hàng đầu tư xây dựng mới nhà xưởng, xem xét các khoản chi phí vận hành ban đầu trước khi đưa vào hoạt động chính thức đã được hạch toán đầy đủ chưa để phản ánh trung thực kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.

d. Kiểm tra về hàng hóa tồn kho

Dựa vào thực tế kho, đánh giá biến động hàng tồn kho với tình hình chất lượng của hàng tồn kho. Kiểm tra thực tế kho hàng đối chiếu với sổ sách theo dõi, đánh giá sự biến động của từng loại; xác định giá trị hàng hóa tồn kho kém, mất phẩm chất, so

sánh số đã trích lập khoản dự phòng với số phải trích lập có đúng theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành không (Báo cáo kèm chi tiết nhập - xuất - tồn của hàng tồn kho). Lưu ý đối với một số loại hàng tồn kho khi mất phẩm chất phải tuân thủ quy định về tiêu hủy và các chi phí liên quan đến việc tiêu hủy. Phải xác định được cách hạch toán hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.

Cán bộ kiểm tra căn cứ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho; Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên: có thể kiểm tra tại bất kỳ thời điểm nào trong tháng, nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ chỉ có thể kiểm tra tại thời điểm cuối kỳ báo cáo (tháng, quý, năm).

Công việc 3: Cán bộ tín dụng thực hiện tính toán từ các số liệu đã thu thập và đưa ra phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Hiện tại, Chi nhánh đang sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp gồm nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán, thanh khoản, nhóm các chỉ tiêu cơ cấu tài chính - nguồn vốn, nhóm các chỉ tiêu năng lực hoạt động và nhóm các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời. Sau khi thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng sẽ đưa ra tính toán cụ thể cho từng chỉ tiêu và tiến hành so sánh, nhận xét mức độ cũng như diễn biến tăng giảm qua các năm. Đặc biệt, cán bộ tín dụng cần làm rõ nguyên nhân làm thay đổi các chỉ tiêu tài chính và dự đoán ảnh hưởng của những sự khác biệt này đến tình hình của doanh nghiệp.

Công việc 4: Từ các phân tích, cán bộ tín dụng đưa ra đánh giá về tình hình tài chính doanh nghiệp

Từ các kết quả phân tích trước đó về hệ thống báo cáo tài chính và các nhóm hệ số, cán bộ tín dụng đưa ra kết luận chung nhất về tình hình và tiềm lực tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Lập báo cáo chi tiết nhằm bổ sung vào hồ sơ xin cấp tín dụng và ra quyết định cấp tín dụng. Tùy vào kết quả đánh giá kết hợp với những chỉ tiêu phi tài chính khác trong hệ thống của đơn vị để đề xuất có hoặc không cấp tín dụng và hạn mức cấp (nếu có).

2. Phân tích tài chính một khách hàng doanh nghiệp cụ thể

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần LICOGI 13

Công ty cổ phần LICOGI 13 là doanh nghiệp có lịch sử lâu đời, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước trong một thời gian dài trước khi tiến đến cổ phần hóa doanh nghiệp vào năm 2004. Vào ngày 30/03/2010, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) chấp thuận niêm yết 6.000.000 cổ phiếu của công ty tại sàn HNX, số vốn điều lệ ghi nhận tại thời điểm năm 2012 là 120 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh đăng ký là đầu tư kinh doanh bất động sản; thi công xây lắp phần nền móng các công trình công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật các loại công trình dân dụng, công cộng, thủy lợi, khu đô thị và một số các khu công nghiệp, các dự án thủy điện vừa và nhỏ.

2.2. Quy trình phân tích tài chính Công ty cổ phần LICOGI 13

Công việc 1: Chi nhánh bắt đầu thu thập các thông tin và hồ sơ tài chính của khách hàng

Hồ sơ từ Công ty cổ phần LICOGI 13 gửi đến Chi nhánh bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019; - Chi tiết tài khoản phát sinh công nợ phải thu (TK 131), phải trả (TK331) năm 2019; - Chi tiết phát sinh hàng tồn kho (TK 151,152,153,154,155,156) nhập - xuất - tồn năm 2019;

- Tờ khai VAT năm 2019.

Tất cả các báo cáo tài chính đều được kiểm toán, bản sao có dấu sao y bản chính và có chữ kí điện tử và dấu của công ty. Qua kiểm tra, hồ sơ Công ty cổ phần LICOGI 13 hợp lệ, cán bộ tín dụng của Chi nhánh tiến hành được các bước phân tích tiếp theo.

Công việc 2: Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm khách hàng tiến hành phân tích báo cáo tài chính

A. Bảng cân đối kế toán

Chỉ tiêu Tổng tài sản cuối năm 2019 của LICOGI 13 là 4,070,599 triệu đồng, so với năm 2018 tăng hơn 636,000 triệu đồng, có thể thấy quy mô kinh doanh của công ty đã được mở rộng hơn so với kì trước.

2. Các khoản tương đương tiền 3,000 0.09%

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong nghiệp vụ tín dụng tại NH TMCP bảo việt chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 192 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w