Quy trình thực hiện bình luận truyền hình 1 Lựa chọn đề tài, chủ đề tư tưởng

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 39 - 43)

2.1 Lựa chọn đề tài, chủ đề tư tưởng

Lựa chọn đề tài là công việc đầu tiên của người làm bình luận truyền hình. Hàng ngày, trong nước và thế giới có vô vàn sự việc, sự kiện xảy ra, người làm bình luận phải biết lựa chọn sự kiện, sự việc nào là nổi bật để làm để tài cho tác phẩm bình luận. Các sự kiện đó phải đạt các yêu cầu:

- Phải mới, có ý nghĩa chính trị - xã hội, có tính thời sự, đang được sự quan tâm của công chúng.

- Có nhiều góc cạnh, nhiều thang nấc của vấn đề đang được tranh luận - Đề tài phải có chủ đề tư tưởng rõ ràng để định hướng và hướng dẫn dư luận theo một quan điểm đã định.

Đề tài trong tác phẩm bình luận truyền hình phải nêu được lập trường, quan điểm, tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan,… đó là thái độ, cách đánh giá của tác giả về các sự kiện, sự việc đó.

Tư tưởng của tác phẩm bình luận truyền hình chính là giá trị của tác phẩm. Bằng sự sắp xếp, bố trí giữa hình ảnh, âm thanh để thể hiện khuynh hướng của tác giả, đem đến cho công chúng một cách nhìn mới.

Để phân tích, đánh giá sự kiện, vấn đề một cách chính xác người bình luận truyền hình phải có những tư liệu phong phú, nhiều nguồn tin khác nhau. Trong bình luận truyền hình nguồn tài liệu có thể từ sách báo trong nước, báo chí nước ngoài, khai thác các trang web trên mạng, tài liệu tham khảo, văn bản chính quy của Nhà nước, của các cấp bộ ngành.

Đối với bình luận quốc tế, nguồn tư liệu có thể lấy thông tin từ các báo, đài trong nước và quốc tế. Từ đó, người bình luận cố gắng đưa ra những quan điểm hoặc đồng tình hoặc phản đối từ nhiều phía về sự kiện, sự việc đó.

Cùng với việc thu thập tư liệu, người bình luận phải phác thảo đề cương nhằm định hướng cho tác phẩm bình luận. Đề cương phải vạch ra được những điểm chính cần bình luận, phải tính đến tính chất của vấn đề.

Xây dựng đề cương cho tác phẩm bình luận là cách tiếp cận hệ thống, giúp cho biên tập viên tổng hợp, xử lý để phát hiện ra những vấn đề côt lõi. Đề cương được xem như phần móng của bài bình luận, nó góp phần vào sự thành bại của tác phẩm bình luận truyền hình.

2.3 Thu thập hình ảnh tư liệu và ghi hình

Trong bình luận truyền hình phần quan trọng không thể thiếu là hình ảnh tư liệu. Với tin tức, việc sử dụng lại những hình ảnh đã phát với ý nghĩa minh hoạ cho thông tin lời là điều không nên. Bởi tin truyền hình mang đến cho người xem những hình ảnh, thông tin mới có giá trị xác thực và tính thời sự cao.

Với đặc thù của truyền hình, hình ảnh có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bình luận truyền hình, hình ảnh tư liệu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nó quyết định đến mức độ thông tin của tác phẩm. Vì thế, người bình luận truyền hình phải biết tận dụng, khai thác triệt để những hình ảnh tư liệu có giá trị để thu hút người xem nhằm tác động mạnh mẽ đến nhận thức của họ.

Để dựng được một tác phẩm bình luận truyền hình tốt thì trước khi dựng người bình luận cần phải viết thành một đề cương hoặc một kịch bản. Về mặt nguyên lý, truyền hình kế thừa một số thủ pháp, nghệ thuật dựng hình của điện ảnh. Nhưng về cách thức thì hoàn toàn khác nhau, vì truyền hình mang tính báo chí, còn điện ảnh mang tính nghệ thuật, chất liệu của hai loại hình khác nhau, vì thế nó chi phối toàn bộ quá trình dựng hình. Dựng băng chính là thể hiện nghệ thuật sử dụng hình ảnh thu được để sử dụng cho chủ đề tác phẩm. Điều kiện lúc này cho phép lấy cảnh này, bỏ cảnh kia, sắp xếp những hình ảnh theo ý đồ riêng của tác giả. Có thể sử dụng các phương pháp dựng sau:

Dựng thuật chuyện: cốt chuyện được kể theo thời gian, sự kiện được phản ánh theo logic nhất định, phù hợp với sự phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng

Dựng xen kẽ: tức là hai sự kiện xảy ra cùng lúc nhưng khác nhau về không gian, có liên quan với nhau về nội dung hay một khía cạnh nhất định nào đó. Khi dựng song hành, hai sự kiện được móc nối với nhau, bổ sung, làm nổi bật ý nghĩa, hiệu quả. Khi dựng song hành thường áp dụng hai sự kiện hoặc vấn đề có tính tương phản, đối lập nhau về ý nghĩa. Cách dựng này cũng có thể tách riêng thành phương pháp dựng tương phản.

Dựng ẩn dụ: là cách dựng không nói thẳng vào vấn đề và ý nghĩa tư tưởng của nó mà mượn cái khác nhằm ám chỉ. Có thể mượn hình ảnh này để nói về một vấn đề khác sâu xa hơn. Đây là phương pháp dựng khó đòi hỏi sự liên tưởng của tác giả ở trình độ cao nhưng nó cũng thường được áp dụng phổ biến trong các chương trình bình luận, đặc biệt là bình luận quốc tế.

Viết lời bình: trong bình luận truyền hình lời bình là phần quan trọng đối với tác phẩm. Lời bình phải được tiến hành sau hoặc trước hoặc song song với việc dựng hình. Thường lời bình được viết sau khi công việc dựng đã hoàn tất để tránh việc làm ẩu, trám hình.

Hiện nay, các chương trình bình luận truyền hình bằng việc thực hiện phương thức truyền hình trực tiếp.

Truyền hình trực tiếp ở đây được hiểu là việc biên tập viên lên hình tiến hành công việc bình luận cùng với sự tham gia của khách mời và được phát hình trực tiếp. Toàn bộ những công đoạn khác đã được chuẩn bị từ trước, cả phần phóng sự và hình ảnh minh họa. Việc thực hiện phương thức truyền hình trực tiếp là nhằm phát huy thế mạnh của truyền hình, tăng cường tính chân thực, thuyết phục, tính thời sự, tính chuyên nghiệp, giảm được công đoạn hậu kỳ, tăng tính hấp dẫn, hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng. Phương thức bình luận truyền hình trực tiếp được thể hiện trên các phương diện.

Thứ nhất, bình luận là một thể loại quan trọng, vấn đề mà nó đề cập là những sự kiện, sự việc thời sự vừa diễn ra, có ý nghĩa chính trị xã hội được đông đảo quần chúng quan tâm, nhưng chủ yếu ở góc độ tổng hợp, nhìn nhận lại sự kiện. Vì thế, khi thực hiện bình luận trực tiếp, tác phẩm bình luận sẽ chuyển tải được hơi thở, chất nóng hổi của sự kiện, giảm được tính lạc hậu tương đối là đi sau tin tức của thể loại này.

Thứ hai, bản chất của bình luận truyền hình là thể hiện quan điểm, chính kiến, cách đánh giá, phân tích, nhìn nhận của cơ quan đài truyền hình, trong nhiều trường hợp là cả những quan điểm của người đại diện, các bên liên quan đến sự kiện, vấn đề. Mục đích và vai trò quan trọng của thể loại bình luận là nhằm thuyết phục người xem và đem lại những nhận thức mới theo những quan điểm mà tác phẩm đưa ra nhằm định hướng dư luận, hành vi của công chúng.

PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH

1. Khái niệm phim tài liệu truyền hình

Phim tài liệu truyền hình là một thể loại báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính

luận của báo chí, thông qua việc xây dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định hướng cách nhận thức sự thật đó cho công chúng.

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w