Dựng lại tư liệu cũ theo luận đề mới.

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 50 - 54)

Càng ít được sử dụng hơn so với các hình thức kết cấu trên. Bộc lộ rõ bản lĩnh, tư tưởng, lập trường tác gỉa, tài năng và tay nghề.

Đặc biệt thích hợp với các thể phim tài liệu chính luận (chủ nghĩa phát xít thông thường, phản bội, cuộc chiến tranh Việt Nam - những hình ảnh chưa được công bố)

3.3.5 Các biện pháp gây cao trào hoặc nhấn mạnh.

- Dùng điệp khúc (Sự lặp lại) để nhấn mạnh nét chủ đạo và ý nghĩa của vấn đề.

- Dùng trường đoạn trước gây cao trào cho trường đoạn sau. - Thay đổi tiết tấu, nhịp điệu trong phạm vi trường đoạn. - Sử dụng hành động song song trong trường đoạn.

Lưu ý

Cũng giống như trong bất kỳ một tác phẩm văn chương hay phim truyện nào, kịch bản và phim tài liệu truyền hình cũng phải có đầy đủ yếu tố, gồm giới thiệu, thắt nút, phát triển, cao trào và mở nút Nhưng việc sắp xếp, bố cục kịch bản và phim lại không nhất thiết phải tuân theo trình tự này mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý đồ sáng tạo của tác giả.

Do nhiệm vụ của từng trường đoạn khác nhau, nên độ dài ngắn cũng khác nhau, và do đặc thù của phim tài liệu khác với phim truyện nêu trên thực tế mỗi kịch bản hay bộ phim tài liệu không nhất thiết phải hộ đủ 5 trường đoạn mà vẫn có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng trong phạm vi từng trường đoạn, lại hải có đủ 5 yếu tố trong kết cấu.

3.3.6 Lời bình a. Vị trí

Đối với phim tài liệu, lời bình có vị trí vô cùng quan trọng, chỉ đứng sau phần hình ảnh. Trong một số trường hợp cụ thể còn thay thế hoặc vượt lên trên hình ảnh, làm rõ tư tưởng chủ đề của bộ phim hoặc những ý mà hình ảnh không nêu được hết. Đưa ra các số liệu, dữ liêu, sự việc…

Góp phần phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tượng và sự kiện; nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của vấn đề… qua việc kết hợp với các thủ pháp văn học như điệp từ, so sánh, đối chiếu, hô ứng… làm bật ra những ý nghĩa cần nêu.

Là sự kết hợp hài hoà giữa hình thức và nội dung, phong cách và thể loại ngôn ngữ văn chương và báo chí, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho phim, đồng thời khắc phục,sửa chữa những sai sót khiếm khuyết (nếu có) từ các khâu khác.

Có giá trị tương đối độc lập so với kịch bản và phim. Dùng để chuyển cảnh xâu chuỗi, gắn kết các nhân vật, sự việc, sự kiện.. tạo ra mạch chuyện và câu chuyện; Thể hiện thái độ lập trường tác giả.

b. Quá trình viết lời bình.

b.1 Tiếp cận tìm hiểu bộ phim

- Bước mở đầu rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp biên kịch và đạo diễn không tự viết lời bình. Sự trao đổi, thống nhất về mặt nội dung và hình thức của lời bình. Điều chỉnh, sửa chữa chi tiết và hình ảnh, nếu cần tìm hiểu số liệu, sự kiện sự việc.. liên quan đến nội dung của lời bình và phim..

- Xem băng dựng, tính toán thời lượng, nội dung từng đoạn và trường đoạn, lên phương án và nội dung lời bình tương ứng. Xác định số liệu,dữ kiện sẽ đưa vào lời bình, phong cách, giọng điệu, biện pháp tu từ học….

b.2 Thực hiện

- Viết, trên cơ sở những nội dung và vấn đề đã được xác định,sử dụng các thủ pháp, phương pháp phù hợp. Huy động đến mức tối đa tài năng, vốn sống và kiến thức nói chung; bổ sung những gì còn thiếu hụt.

- So sánh, đối chiếu, đọc thử, sửa chữa, gọt giũa cho phù hợp với nội dung phim, thêm vào hoặc cắt bớt.

Kiểm tra soát lại nhằm tránh nhầm lẫn, thừa thiếu, hoặc những câu chữ dễ gây hiểu lầm; thay thế những từ ngữ quá đặc thù bằng những từ ngữ phù hợp, tránh gây khó khăn cho người đọc lời bình.

c.1 Nhân danh tác giả, nói thẳng với người xem

Hình thức hay được sử dụng, gần gũi với ngôn ngữ báo chí, dễ tác động mạnh tới nhận thức của người xem.

c.2 Hình thức "vô nhân xưng"

Ít nhiều mang tính "tự sự" tạo nên cảm giác khách quan, chân thực. Được sử dụng trong tất cả các thể và các loại phim tài liệu nói chung.

c.3 Lời nhân vật

Nhân danh nhân vật, trình bày suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của tác giả đối với sự việc, sự kiện. Khó viết hơn,nhưng nếu khéo sử dụng, sẽ đạt hiệu quả rất sâu.

Phim tài liệu là thể loại ra đời sớm nhất trong hệ thống thể loại của cả điện ảnh và truyền hình. Phim tài liệu ra đời do nhu cầu ghi nhận hiện thực cuộc sống xung quanh mình bằng những hình ảnh về con người, sự việc, sự kiện có thực trong quá trình phát triển, phim tài liệu ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của nó và trở thành một thể loại không thể thiếu trong đời sống điện ảnh và truyền hình hiện đại. Nhận thấy những khả năng to lớn của phim tài liệu trong việc định hướng dư luận xã hội, truyền hình đã tiếp nhận thể loại này vào hệ thống thể loại của mình.

Sự xuất hiện của phim tài liệu truyền hình là sự hợp tác hai chiều. Nếu như truyền hình tìm thấy khả năng to lớn của phim tài liệu trong việc định hướng dư luận xã hội; thì những nhà làm phim tài liệu tìm thấy ở truyền hình những điều kiện đảm bảo cho phim tài liệu phát huy được khả năng của mình. Phim tài liệu sử dụng trên truyền hình đã phát huy cao độ khả năng giáo dục thẩm mỹ, khả năng định hướng các giá trị thẩm mỹ và những giá trị nhân văn cho công chúng.

Vì ra đời sau nên phim tài liệu truyền hình được thừa hưởng rất nhiều từ thể loại phim tài liệu của điện ảnh. Nó thừa hưởng gần như toàn bộ hệ thống ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh cùng với thủ pháp Montage của điện ảnh. Tuy nhiên, do những đặc trưng loại hình khác nhau mà hệ thống ngôn ngữ đó ở phim tài liệu truyền hình có điểm khác so với phim tài liệu điện ảnh. Những điểm khác đó là cỡ

cảnh thích hợp với từng loại hình, kết cấu, độ dư thông tin, tính thời sự của đề tài. Do vậy, những người làm phim khi xây dựng tác phẩm tài liệu truyền hình cần chú ý tới những điểm khác biệt này để có thể cho ra đời những bộ phim truyền hình có giá trị.

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w