Từ những phát minh sáng chế của Êđixơn, Tagiê, anh em nhà Luymier, Anbertini, Đrancôp… đến những mét phim đầu tiên và phim "hiện thực"- sự mở đầu của nhóm thể loại phim thời sự - tài liệu, đồng thời cũng là sự mở đầu cho sự xuất hiện nền điện ảnh nhân loại.
Những thước phim tài liệu đầu tiên là của anh em nhà Luymier (Pháp) xây dựng và trình chiếu ở nơi công cộng với Tầu vào ga và Giờ tan tầm ở nhà máy. Tiếp theo đến bộ phim tài liệu của Fláecti (Mỹ) về những người dân Exkimô; Mêliex và bộ phim Vụ án Đrâyphuyx ….
Nước Nga Xô Viết và những mét phim tài liệu đầu tiên của Đrancôp và Dziga Vertốp,…
Hiện nay, hầu hết các nước đều có xưởng phim làm phim tài liệu tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó những phim về hai cuộc chiến tranh thế giới, các cuộc đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc, đã làm nhiệm vụ thông tin kịp thời, động viên hàng trăm triệu người đấu tranh cho hoà bình, tiến bộ xã hội, dân chủ, tự do, độc lập dân tộc.
Ở Việt Nam, những phim thời sự - tài liệu ra đời trước Cách mạng tháng Tám đều do người nước ngoài quay. Những thước phim tài liệu đầu tiên về Cách mạng hiện nay còn giữ được là những hình ảnh về ngày độc lập 2/9/1945, về cuộc mittinh khổng lồ tại vườn hoa Ba Đình, những đoạn phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, những đoạn phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Phạm Văn Đồng sang Pháp dự hội nghị Fôngtenơblô (Fontainebleau; 1946). Từ những ngày đầu Kháng chiến chống thực dân Pháp, các nhà quay phim
tài liệu đã lăn lộn trên các chiến trường ghi lại hình ảnh chiến đấu của quân và dân ta tại nhiều nơi (chiến khu 7, 8, 9 Nam Bộ; chiến khu Việt Bắc). “Trận Mộc Hoá”, “Chiến dịch Cao Bắc Lạng” (1948), “Chiến dịch La Ban- Cầu kè” (1950), “Trận Đông Khê” (1950), “Chiến thắng Tây Bắc” (1952), “Giữ làng giữ nước” và đặc biệt là phim “Chiến thắng Điện Biên Phủ” (cùng làm năm 1954).
Những thước phim tài liệu ghi được về cuộc đời hoạt độngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh, về sinh hoạt của Bác Hồ ở Việt Bắc, “Hình ảnh về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch” (1960), “Tiếng gọi mùa xuân’ (1968), “Bác Hồ của chúng em” (1969), “Bác Hồ sống mãi” (1970), “Mùa sen nhớ Bác” (1969), “Chúng em còn nhớ Bác” (1970), “Con đường mang tên Bác”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh” (1975),…
Trong thời ký chiến tranh, một số nghệ sĩ điện ảnh nước ngoài như Xương Hạc Linh (Chang Heling), Kacmen (R.L.Karmen) đã sang Việt Nam cùng chúng ta chịu đựng cảnh bom đạn, gian khổ, vất vả để làm nên các phim: “Việt Nam kháng chiến” (Trung Quốc, 1951- 1952), “Việt Nam trên đường thắng lợi” (Liên Xô, 1954-1955) hoặc phản ánh những ngày đầu thắng Pháp, Việt Nam đang xây dựng, phục hồi kinh tế: “Cây tre Việt Nam” (Ba Lan, 1955), “Rừng già Việt Nam” (1975), “Trên những dòng sông Việt Nam” và “Chợ miền xuôi” (1959) của điện ảnh Tiệp Khắc, “Việt Nam Tổ quốc tôi” (Liên Xô, 1960), “Bông sen nở tự do” (Bungari, 1960),…
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ phim tài liệu Việt Nam đã phát triển mạnh cả hai miền Nam - Bắc, phản ánh được thực tế chiến đấu, sản xuất ở chiến trường lớn và hậu phương lớn góp phần vào thắng lợi vẻ vang ngày 30/4/1975. Sau khi đất nước thống nhất, phim tài liệu chuyển dần sang chương trình phim tài liệu của đài truyền hình, đi vào những phóng sự, tường thuật dài hơn phản ảnh những sự việc, sự kiện xảy ra hàng ngày trong nước và thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, phim tài liệu truyền hình trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được của đại chúng, đóng góp đắc lực vào sự nghiệp nâng cao dân trí và đấu tranh tư tưởng.
3. Quy trình thực hiện phim tài liệu truyền hình
3.1 Các phương pháp khai thác chất liệu a. Phương pháp trực tiếp
Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các thể loại và các loại phim nói chung, kể cả phim tài liệu truyền hình, đảm bảo tính chân thực cao nhờ việc ghi lại những hình ảnh người thật, việc thật đang diễn ra trong cuộc sống.
Phương pháp để thực hiện nhất và có hiệu quả nhất, nhưng lại khó sử dụng trong các loại phim về đề tài lịch sử hoặc tái hiện quá khứ.