Phần lời bạt (hoặc vĩ thanh)

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 46 - 48)

Dùng để kết thúc trọn vẹn một vấn đề, thể hiện thái độ của tác giả tạo ra sự liên tưởng, làm rõ thêm những ý mà các biện pháp khác không thể hiện hết được. Được biểu hiện qua hình thức màn chữ, lời nhân vật, lời tác giả hoặc lời bình.

3.3 Kết cấu và bố cục kịch bản phim tài liệu truyền hình

Định nghĩa: Kết cấu là sự hình thành và bố cục cho cân đối các nhân tố trong kịch bản và phim. Nó phản ánh nhận thức của người làm phim về các quy luật hiện thực khách quan được trình bày trong diễn biến của một tác phẩm cụ thể. 3.3.1 Quá trình kết cấu và bố cục

a. Mục đích

Làm rõ tư tưởng chủ đề tác phẩm, tạo nên tiết tấu và nhịp điệu của kịch bản và phim; phát huy tác dụng của việc lặp lại những chi tiết tương đồng hay đối lập, nêu bật ý nghĩa của vấn đề.

Cho thấy đặc điểm, tâm lý, tính cách của nhân vật, bản chất của sự việc, sự kiện hoặc vấn đề…

b. Yêu cầu

Vận dụng, kết hợp các yếu tố kỹ năng nghề nghiệp để tạo nên tác phẩm hoàn chỉnh; sử dụng một cách hợp lý số lượng và quan hệ giữa các nhân vật và sự kiện; quan hệ giữa các chi tiết, sự kiện bên trong và bên ngoài phần nội dung được trình bày trong kịch bản và phim.

Đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa độ dài thời gian diễn biến câu chuyện, dung lượng và thời lượng của phim.

3.3.2 Các nhân tố trong kết cấu

a. Phần mở đầu

Còn gọi là phần giao đãi hay giới thiệu phải trả lời các câu hỏi: Ai? (nhân vật ấy là ai,lứa tuổi, giới tính, tiểu sử, nghề nghiệp..) Cái gì? (Sự kiện, sự việc chủ yếu trong kịch bản và phim) Ở đâu? (vị trí, địa điểm, vùng miền, quốc gia…) Bao giờ? (thời gian, thời điểm, thời kỳ lịch sử ..) Như thế nào? (nguyên nhân, diễn biến phát triển của câu chuyện, sự việc, sự kiện…)

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w