Dựng các tư liệu cũ

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 45 - 46)

Sử dụng tư liệu cũ từ nhiều nguồn khác nhau )gồm phim thời sự, tư liệu, ảnh chụp..) theo quan điểm riêng của tác giả, kết hợp với lời bình được viết lại, tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới, ngược lại ý nghĩa ban đầu của tư liệu.

Càng khó hơn so với hai phương pháp trên và yêu cầu rất cao về thái độ chính trị, ý thức và lập trường tác giả. Đặc biệt tỏ ra thích hợp với thể tài liệu chính luận nói chung.

3.2 Các yếu tố trong kịch bản phim tài liệu truyền hình Lời bình

Nhân tố quan trọng thứ hai trong phim tài liệu, chỉ đứng sau hình ảnh và có lúc còn vượt lên trên hình ảnh. Tuy nhiên, trong kịch bản, thì lời bình mới chỉ mang tính chất dự kiến, làm rõ những ý mà hình ảnh không nói được hết. Thường

được hoà tan nhưng lại vô cùng cần thiết, nhất là trong việc đưa ra các chi tiết, số liệu xác thực cần phải có.

Diễn giải,làm sáng tỏ những vấn đề cần thiết, nhấn mạnh ý nghĩa của nó,và tránh sự hiểu lầm không đáng có, đặc biệt với những đề tài được coi là nhạy cảm, dễ bị suy diễn hay xuyên tạc.

a. Đối thoại

Lời của các nhân vật (phát biểu, trả lời phỏng vấn, trao đổi với nhau…) và câu hỏi của tác giả trong những trường hợp cần thiết, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng, không gì thay thế được vì tính xác thực, trực tiếp của nó, không thông qua trung gian là tác giả. Nhờ vậy, tiểu sử, tính cách, đặc điểm… nhân vật cũng rõ nét hơn và thường chỉ được dự kiến trong kịch bản, chứ không cụ thể hoá trong kịch bản phim truyện.

Một phần của tài liệu Quy trình thực hiện tác phẩm truyền hình (Trang 45 - 46)