Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 114 (Trang 35 - 38)

Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (hay còn gọi là ABC) là ngân hàng đầu tiên của nước Trung Hoa được thành lập vào năm 1951. Từ khi thành lập đến nay, ABC đóng một vai trò quan trọng đối với khu vực kinh tế nông thôn Trung Quốc.

ABC luôn tập dụng mọi ưu thế về đặc thù của ngân hàng để xâm nhập vào khu vực thành thị và nông thôn. Vào năm 2008, ABC đã thực hiện chiến dịch “Đại Dương Xanh” với việc xây dựng một hệ thống Marketing trực tiếp tới từng bộ phận khách hàng. Để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ABC đã mở rộng quan hệ với các tổ chức.

Hoạt động thanh toán và quản lý tiền mặt của ABC cũng được xây dựng nhằm tối đa hóa giá trị gia tăng và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. ABC cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán: dịch vụ thanh toán tại quầy, dịch vụ khách hàng

doanh nghiệp và kênh thanh toán điện tử như E-banking, telephone banking, ATM và POS.

Đi cùng với công cụ truyền thống, ABC đẩy nhanh phương thức và công cụ thanh toán kỳ hạn điện tử. Hơn thế nữa, ABC đã cố gắng đổi mới phương thức thanh toán quốc tế và tài chính thương mại bằng cách đưa ra các dịch vụ về ngoại hối, các phân khúc về khách hàng và đổi mới cấu trúc kinh doanh ngoại hối.

Bên cạnh thanh toán trực tiếp tại các chi nhánh, phòng giao dịch, ABC còn thiết lập một hệ thống thanh toán E-banking như online banking, telephone banking, mobile phone banking, self service banking và e-commerce trên nền tảng thu thập và xử lí số liệu trung tâm tạo ra tiện ích tối đa cho khách hàng của mình

Dựa trên những nghiên cứu kinh nghiệm phát DVPTD của một số NHTM tiêu biểu nước ngoài trên, có thể rút ra những bài học về phát triển DVPTD tại ngân hàng trong thời gian tới:

Thứ nhất, ngân hàng cần chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và phát

triền đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ phù hợp từng nhóm khách hàng. Từ kinh nghiệm các ngân hàng trên có thề thấy họ rất coi trọng việc phát triền công nghệ thông tin vì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triền sản phẩm dịch vụ mang đến sự thuận tiện và nhiều lợi ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của họ. Bên cạnh đó, đề cung cấp sản phẩm tối ưu tới khách hàng, từ kinh nghiệm của CitiBank và Standard Charted Bank, ngân hàng cần nghiên cứu cặn kẽ về khách hàng từ đó tạo ra sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng hoặc một nhóm khách hàng cụ thề, có như thế khi sản phẩm tung ra thị trường mới thành công được.

Thứ hai, ngân hàng cần hoàn thiện và mở rộng kênh phân phối sản phẩm

dịch vụ. Ngoài phát triền các kênh phân phối truyền thống như thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch trên nhiều quốc gia khác nhau, với kinh nghiệm của ngân hàng Standard Charted Bank, ANZ và CitiBank thì ngân hàng cần phải phát triền mạng lưới kênh phân phối tự động cùng kênh phân phối trực tuyến với thiết kế thân thiện với người dùng. Cũng đa dạng kênh phân phối, ngân hàng ABC còn phát triền theo hướng đa dạng phương thức thanh toán đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Như vậy, việc phát triền kênh phân phối sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng.

Thứ ba, ngân hàng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì dịch vụ là

ngành khá đặc thù nên ngoài vệc hoàn thiện sản phẩm dịch vụ của mình các ngân hàng trên cũng hướng tới hoàn thiện đội ngũ nhân viên - người trực tiếp cung ứng sản phẩm của ngân hàng. Cụ thể, đối với ngân hàng Citibank và ANZ, họ sở hữu một đội ngũ chuyên gia chất lượng cao để khách hàng của mình nhận được những lợi ích tốt nhất. Hơn nữa ở ANZ còn xây dựng đội ngũ nhân viên bản địa để phục vụ khách hàng, mang đến sự thân thiện, tin cậy đối với khách hàng. Có thể nói, hoàn thiện chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp.

Kết luận chương 1

Như vậy, chương 1 đã hệ thống những lí luận cơ bản về việc phát triển DVPTD, đặc điểm các DVPTD cùng các DVPTD chủ yếu. Bên cạnh đó chương 1 còn trình bày sự cần thiết của DVPTD, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ này và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DVPTD. Cùng với đó là kinh nghiêm phát triển DVPTD của một số ngân hàng trên thế giới cùng bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNTVN. Những lý luận nêu trên hình thành cơ sở lý luận nhằm định hướng cho việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIEN DVPTD

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIEN

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 114 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w