Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 63)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Một số CBQL và người lao động tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế vẫn còn xem nhẹ tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh con người tại công ty.

- Chế tài đối với các vi phạm chưa đủ nghiêm khắc, cho đến gần đây chưa có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong những năm qua, công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế đã và đang tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách đảm bảo an ninh của người lao động trong công ty. Bên cạnh việc tuân thủ, đảm bảo các quy định của Hiến pháp, các đạo luật, các cơ chế chính sách việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người, công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế đã thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế về đảm bảo an ninh con người trong doanh nghiệp Thực tế cho thấy, các quyền của người lao động, như: quyền về việc làm, quyền được đảm bảo về thu nhập và đời sống khi tham gia quan hệ lao động, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, quyền tự do liên kết… đã được đảm bảo và thực hiện tương đối đầy đủ tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế. Công ty đã đã tạo ra môi trường lao độngtrong đó người lao động được làm việc và phát triển lành mạnh, quan hệ lao động phát triển hài hòa trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, vẫn còn có những hạn chế, khó khăn trong quá áp dụng trong thực tế và làm ảnh hưởng đến tính khả thi của chính sách đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế như một số CBQL và người lao động tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế vẫn còn xem nhẹ tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh con người; chế tài đối với các vi phạm chưa đủ nghiêm khắc, cho đến gần đây chưa có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân

Những thực trạng nêu trên chính là cơ sở để tác giả xây dựng phương hướng, giải pháp đảm báo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẢM BÁO AN NINH CON NGƯỜI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH CON NGƯỜI TẠI DOANH NGHIỆP

Theo đánh giá của World Bank, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phần lớn phụ thuộc vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài [93]. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động trực tiếp trước những biến động của nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế quốc tế tiếp tục biến động theo chiều hướng không thuận lợi, giá cả thị trường thế giới có xu hướng giảm, nợ công ở nhiều nước vẫn là nguy cơ lớn. Có thể thấy, kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn. Điều này sẽ làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu bị thu hẹp lại và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Sự điều chỉnh chiến lược để đối phó và khắc phục khủng hoảng của các công ty xuyên quốc gia sẽ tác động đến các dự án đã được cấp phép và các dự án tiềm năng. Đó là việc phải tạm thời thu hẹp phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tư nước ngoài không có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy, sẽ có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện, làm cho tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện so với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giảm so với những năm trước.

Tình trạng cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực... giữa các nước ngày càng ngay gắt. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xem nguồn vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hộiTuy nhiên, có thể nói, kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, thứ hạng, chất lượng và đời sống của người dân còn ở mức thấp so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không

thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy có tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại.

Việc mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc hàng hóa của các nước thành viên trong các hiệp định thương mại tư do mà chúng ta đã ký kết nhập khẩu vào Việt Nam, tạo ra sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp phải thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại, thu hẹp sản xuất, phá sản... Những biến động trong các doanh nghiệp dễ dẫn đến người lao động làm việc tại các doanh nghiệp đó mất việc làm, rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp. Bên cạnh đó, người lao động còn phải đối diện với việc cạnh tranh việc làm không chỉ với người lao động trong nước mà còn cả với người lao động nước ngoài. Trong khi đó, người lao động Việt Nam luôn có một khoảng cách về chuyên môn, trình độ, kỹ năng và sự thông hiểu về những quy định của luật lệ quốc tế so với người lao động nước ngoài. Đây là một thách thức không nhỏ mà người lao động Việt Nam phải vượt qua để có được việc làm, có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống.

Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong thời gian tới cần đáp ứng yêu cầu góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi hơn, điều kiện thuận lợi hơn để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, mở rộng kinh doanh ở Việt Nam; mở rộng, đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động ở mức độ cao hơn trong mối tương quan không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn lao động theo các Hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký kết. Như vậy, có thể thấy rằng, nhằm góp phần vào việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn nữa, đóng góp vào thành công của đất nước trong việc hội nhập khu vực và thế giới, pháp luật đảm bảo an ninh con người tạin các doanh nghiệp cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh; đảm bảo, mở rộng các quyền của người lao động ở mức độ cao hơn trong điều kiện không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với các

hiệp định thương mại tự do mà chúng ta đã ký kết và các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BÁO AN NINH CON NGƯỜI TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ

3.2.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật về đảm bảo an ninh con người

Công ty thường xuyên cập nhập các văn bản quy phạm pháp luật việt nam và quốc tế cho cán bộ nhân viên. Nhất là đối với các chính sách gắn với người lao động.

Các văn bản pháp luật và quy định là những công cụ quan trọng và cần thiết để đảm bảo rằng các hoạt động và vận hành của doanh nghiệp không có ảnh hưởng tiêu cực hoặc vi phạm quyền con người. Nhà nước cần đưa ra các quy định pháp luật giúp cho quyền của người lao động có hiệu lực với cả bên thứ ba, và cung cấp một môi trường pháp lý và quy định rõ ràng, có thể đoán trước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tôn trọng quyền lao động, quyền con người, đảm bảo an ninh con người.

Bên cạnh những nghĩa vụ hiện có quy định ở các văn kiện về chống đút lót và chống tham nhũng, nhà nước cần xây dựng và thực hiện hiệu quả các luật và quy định để thu và quản lý nguồn thu từ tất cả các nguồn, đảm bảo tính minh bạch, giải trình và công bằng.

Nhà nước cần quy định tuổi lao động tối thiểu, quy định thời giờ và điều kiện làm việc phù hợp; và quy định các mức phạt để thực thi pháp luật về đảm bảo an ninh con người có hiệu quả. Nhà nước cũng cần có hệ thống thanh tra lao động và hệ thống hành pháp hoạt động tốt và có năng lực.

Nhà nước cần tiến hành mọi nỗ lực để tạo điều kiện tiếp cận với các cơ chế nhân quyền quốc tế và khu vực, bao gồm Nghị định thư tùy chọn theo Công ước về Quyền Trẻ em về thủ tục khiếu nại, để một trẻ em hoặc một nhóm trẻ em, hoặc những người khác hành động thay mặt em / các em có thể đạt được biện pháp khắc phục khi nhà nước thất bại trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền trẻ em trong mối quan hệ với hoạt động và vận hành của doanh nghiệp.

Nhà nước cần khuyến khích một văn hóa doanh nghiệp có hiểu biết và tôn trọng đầy đủ quyền con người, quyền được đảm bảo an ninh con ngưới. Về mặt này, nhà nước cần đưa vấn đề quyền con người và doanh nghiệp vào bối cảnh chung của khuôn khổ chính sách quốc gia để thực thi pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh con người.

Nhà nước cần hoàn thiện các quy định về quyền việc làm, quyền tự do công đoàn, quyền được bảo vệ nhân thân... của người lao động trong Bộ luật lao động không được mâu thuẫn, cản trở các quyền kinh doanh, quyền quản lý, điều hành, quyền sở hữu tài sản... của người sử dụng lao động được quy định trong Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp.

Trong cùng hệ thống pháp luật, các ngành luật có mối liên hệ, tác động qua lại, thống nhất với nhau. Do vậy, pháp luật bảo vệ quyền của người lao động có mối liên hệ, thống nhất với các quy định pháp luật thuộc các ngành luật khác, đặc biệt là các luật có liên quan như: Luật việc làm, Luật bảo hiểm xã hội, Luật công đoàn, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bình đẳng giới... mối liên hệ này càng chặt chẽ hơn, tác động qua lại, hỗ trợ trực tiếp cho nhau trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lao động.

Trong nhiều bối cảnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một phần lớn nền kinh tế và việc nhà nước cung cấp cho họ các chỉ dẫn phù hợp và thực hiện được ngay cũng như hỗ trợ họ để thực hành tôn trọng quyền con người và tuân thủ luật pháp quốc gia trong khi tránh gánh nặng hành chính không cần thiết là rất quan trọng. Nhà nước cũng cần khuyến khích các công ty lớn sử dụng ảnh hưởng của họ với các công ty cỡ nhỏ và vừa để thúc đẩy công tác đảm bảo an ninh con người thông qua chuỗi cung ứng.

Thiết lập các kênh thông tin kết nối giữa NLĐ, CĐCS, NSDLĐ với cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời xử lý những vụ việc vi phạm pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn trong doanh nghiệp; hỗ trợ các bên trong doanh nghiệp đối thoại, thương lượng, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án theo quy định của pháp luật; xây dựng mạng lưới hòa giải, chuẩn hóa đội ngũ hòa giải viên lao động để người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn và yêu cầu giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, về nghiệp vụ và kỹ năng thương lượng, hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động đối với lực lượng hòa giải viên lao.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động, quan hệ lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thuộc lĩnh vực này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hoàn thiện các biện pháp chế tài, quy trình xử lý vi phạm pháp luật về lao động để đảm bảo xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi phạm pháp luật và bảo đảm các giải pháp phòng ngừa, răn đe.

Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành luật sau khi các văn bản luật có hiệu lực thi hành nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh con người.

Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người lao động tại các doanh nghiệp cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các luật trong cùng ngành luật kinh tế cũng như thống nhất với các luật thuộc ngành luật khác trong cùng hệ thống pháp luật và phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013.

3.2.2. Nâng cao nhận thức của CBQL và người lao động tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh con người

Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế thường xuyên tổ chức buổi nói chuyện chia sẻ giữa cbql và nhân viên. Hoặc chia sẻ những bài học rủi rõ đã có làm bài học kinh nghiệm truyền thông nội bộ.

Cung cấp cho đội ngũ CBQL và người lao động tại công ty về thông tin, nội dung các quyền của lao động, quyền con người trong mối quan hệ với doanh nghiệp và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm đảm bảo an ninh con người của doanh nghiệp.

Xã hội cần thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em một cách độc lập trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp. Việc này bao gồm giám sát doanh nghiệp và giữ cho

doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình, hỗ trợ người lao động tiếp cận công lý và các biện pháp khắc phục; đóng góp vào đánh giá tác động đảm bảo an ninh con người; và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm đảm bảo an ninh con người

Nhà nước cần đảm bảo điều kiện cho một xã hội dân sự tích cực và cảnh giác, bao gồm việc hợp tác có hiệu quả và hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự độc lập, các tổ chức của người lao động và do người lao động lãnh đạo, giới hàn lâm, các hội thương mại và công nghiệp, công đoàn, các hội người tiêu dùng và các hội nghề nghiệp.

Cần tăng cường công tác phổ biến pháp luật về lao động, truyền thống văn hóa Việt Nam để người sử dụng lao động, người quản lý lao động của công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế noi riêng và các doanh nghiệp nói chung thêm hiểu biết về pháp luật, văn hóa Việt Nam để từ đó không chỉ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về lao động mà còn có cách cư xử đúng mức đối với người lao động.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để tổ chức này phát huy vai trò trung tâm của mình là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, trong đó thực hiện tốt chức năng tổ chức, lãnh

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w