MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BÁO ANNINH CON NGƯỜI TẠI CÔNG TY CỔ

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 68)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BÁO ANNINH CON NGƯỜI TẠI CÔNG TY CỔ

TY CỔ PHẦN TIẾN BỘ QUỐC TẾ

3.2.1. Hoàn thiện chính sách pháp luật về đảm bảo an ninh con người

Công ty thường xuyên cập nhập các văn bản quy phạm pháp luật việt nam và quốc tế cho cán bộ nhân viên. Nhất là đối với các chính sách gắn với người lao động.

Các văn bản pháp luật và quy định là những công cụ quan trọng và cần thiết để đảm bảo rằng các hoạt động và vận hành của doanh nghiệp không có ảnh hưởng tiêu cực hoặc vi phạm quyền con người. Nhà nước cần đưa ra các quy định pháp luật giúp cho quyền của người lao động có hiệu lực với cả bên thứ ba, và cung cấp một môi trường pháp lý và quy định rõ ràng, có thể đoán trước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tôn trọng quyền lao động, quyền con người, đảm bảo an ninh con người.

Bên cạnh những nghĩa vụ hiện có quy định ở các văn kiện về chống đút lót và chống tham nhũng, nhà nước cần xây dựng và thực hiện hiệu quả các luật và quy định để thu và quản lý nguồn thu từ tất cả các nguồn, đảm bảo tính minh bạch, giải trình và công bằng.

Nhà nước cần quy định tuổi lao động tối thiểu, quy định thời giờ và điều kiện làm việc phù hợp; và quy định các mức phạt để thực thi pháp luật về đảm bảo an ninh con người có hiệu quả. Nhà nước cũng cần có hệ thống thanh tra lao động và hệ thống hành pháp hoạt động tốt và có năng lực.

Nhà nước cần tiến hành mọi nỗ lực để tạo điều kiện tiếp cận với các cơ chế nhân quyền quốc tế và khu vực, bao gồm Nghị định thư tùy chọn theo Công ước về Quyền Trẻ em về thủ tục khiếu nại, để một trẻ em hoặc một nhóm trẻ em, hoặc những người khác hành động thay mặt em / các em có thể đạt được biện pháp khắc phục khi nhà nước thất bại trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền trẻ em trong mối quan hệ với hoạt động và vận hành của doanh nghiệp.

Nhà nước cần khuyến khích một văn hóa doanh nghiệp có hiểu biết và tôn trọng đầy đủ quyền con người, quyền được đảm bảo an ninh con ngưới. Về mặt này, nhà nước cần đưa vấn đề quyền con người và doanh nghiệp vào bối cảnh chung của khuôn khổ chính sách quốc gia để thực thi pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo an ninh con người.

Nhà nước cần hoàn thiện các quy định về quyền việc làm, quyền tự do công đoàn, quyền được bảo vệ nhân thân... của người lao động trong Bộ luật lao động không được mâu thuẫn, cản trở các quyền kinh doanh, quyền quản lý, điều hành, quyền sở hữu tài sản... của người sử dụng lao động được quy định trong Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp.

Trong cùng hệ thống pháp luật, các ngành luật có mối liên hệ, tác động qua lại, thống nhất với nhau. Do vậy, pháp luật bảo vệ quyền của người lao động có mối liên hệ, thống nhất với các quy định pháp luật thuộc các ngành luật khác, đặc biệt là các luật có liên quan như: Luật việc làm, Luật bảo hiểm xã hội, Luật công đoàn, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bình đẳng giới... mối liên hệ này càng chặt chẽ hơn, tác động qua lại, hỗ trợ trực tiếp cho nhau trong việc điều chỉnh các vấn đề liên quan đến lao động.

Trong nhiều bối cảnh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một phần lớn nền kinh tế và việc nhà nước cung cấp cho họ các chỉ dẫn phù hợp và thực hiện được ngay cũng như hỗ trợ họ để thực hành tôn trọng quyền con người và tuân thủ luật pháp quốc gia trong khi tránh gánh nặng hành chính không cần thiết là rất quan trọng. Nhà nước cũng cần khuyến khích các công ty lớn sử dụng ảnh hưởng của họ với các công ty cỡ nhỏ và vừa để thúc đẩy công tác đảm bảo an ninh con người thông qua chuỗi cung ứng.

Thiết lập các kênh thông tin kết nối giữa NLĐ, CĐCS, NSDLĐ với cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời xử lý những vụ việc vi phạm pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn trong doanh nghiệp; hỗ trợ các bên trong doanh nghiệp đối thoại, thương lượng, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động phi tòa án theo quy định của pháp luật; xây dựng mạng lưới hòa giải, chuẩn hóa đội ngũ hòa giải viên lao động để người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn và yêu cầu giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, về nghiệp vụ và kỹ năng thương lượng, hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động đối với lực lượng hòa giải viên lao.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về lao động, quan hệ lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu thông tin thuộc lĩnh vực này đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hoàn thiện các biện pháp chế tài, quy trình xử lý vi phạm pháp luật về lao động để đảm bảo xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi phạm pháp luật và bảo đảm các giải pháp phòng ngừa, răn đe.

Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành luật sau khi các văn bản luật có hiệu lực thi hành nhằm bảo đảm tính đồng bộ trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh con người.

Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của người lao động tại các doanh nghiệp cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa các luật trong cùng ngành luật kinh tế cũng như thống nhất với các luật thuộc ngành luật khác trong cùng hệ thống pháp luật và phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013.

3.2.2. Nâng cao nhận thức của CBQL và người lao động tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh con người

Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế thường xuyên tổ chức buổi nói chuyện chia sẻ giữa cbql và nhân viên. Hoặc chia sẻ những bài học rủi rõ đã có làm bài học kinh nghiệm truyền thông nội bộ.

Cung cấp cho đội ngũ CBQL và người lao động tại công ty về thông tin, nội dung các quyền của lao động, quyền con người trong mối quan hệ với doanh nghiệp và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm đảm bảo an ninh con người của doanh nghiệp.

Xã hội cần thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em một cách độc lập trong bối cảnh hoạt động của doanh nghiệp. Việc này bao gồm giám sát doanh nghiệp và giữ cho

doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình, hỗ trợ người lao động tiếp cận công lý và các biện pháp khắc phục; đóng góp vào đánh giá tác động đảm bảo an ninh con người; và nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về trách nhiệm đảm bảo an ninh con người

Nhà nước cần đảm bảo điều kiện cho một xã hội dân sự tích cực và cảnh giác, bao gồm việc hợp tác có hiệu quả và hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự độc lập, các tổ chức của người lao động và do người lao động lãnh đạo, giới hàn lâm, các hội thương mại và công nghiệp, công đoàn, các hội người tiêu dùng và các hội nghề nghiệp.

Cần tăng cường công tác phổ biến pháp luật về lao động, truyền thống văn hóa Việt Nam để người sử dụng lao động, người quản lý lao động của công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế noi riêng và các doanh nghiệp nói chung thêm hiểu biết về pháp luật, văn hóa Việt Nam để từ đó không chỉ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về lao động mà còn có cách cư xử đúng mức đối với người lao động.

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp để tổ chức này phát huy vai trò trung tâm của mình là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, trong đó thực hiện tốt chức năng tổ chức, lãnh đạo đình công tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế noi riêng và các doanh nghiệp nói chung.

Đưa nội dung giáo dục về pháp luật lao động, tác phong lao động và quan hệ lao động vào các chương trình giáo dục, đào tạo nghề để NLĐ nhận thức và hành xử đúng pháp luật, đồng thời tăng cường năng lực giám sát đối với người sử dụng lao động trong việc chấp hành đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để thực hiện hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng NLĐ, thu hút NLĐ và tổ chức của NLĐ tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế.

Công đoàn Việt Nam cần khẳng định vai trò, vị trí, ưu thế của mình, trong tổ chức và hoạt động. Là một tổ chức trong hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của

Đảng, có nhiều thuận lợi để thực hiện sứ mệnh trong việc đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

Tập trung đổi mới nội dung hoạt động của CĐCS và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: lấy mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp làm động lực, lấy việc tập hợp, giáo dục, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn làm nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lấy CĐCS làm địa bàn chủ yếu, lấy sự phối hợp chặt chẽ giữPa công đoàn với NSDLĐ, làm phương thức hoạt động.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động: cơ quan quản lý nhà nước chủ trì, phối hợp cùng tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức đại diện NSDLĐ triển khai thực hiện có hiệu quả các haojt động tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật lao động của NSDLĐ và NLĐ.

3.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo CBQL và người lao động tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBQL và người lao động, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế cần:

Đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL và người lao động về công tác đảm bảo an ninh con người.

Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình hoạt động.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về công tác đảm bảo an ninh con người.

Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cần chú trọng xây dựng nội dung kiến thức chuyên sâu về lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng cần thiết về lãnh đạo trong công tác đảm bảo an ninh con người.

Phương pháp đào tạo cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực cho CBQL và người lao động, gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng với từng CBQL và từng lao động.

Đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng: kết hợp giữa đào tạo tại công ty với các lớp đào tạo được công ty tổ chức định kỳ, cử CBQL và người lao động đi học tập nâng cao trình độ, nâng cao kiến thức tại các cơ sở đào tạo bên ngoài.

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có kiến thức chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn về công tác đảm bảo an ninh con người, có phương pháp giảng dạy phù hợp để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu công việc đạt kết quả. Bên cạnh đó, công ty có thể mời các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực về công ty để trực tiếp giảng dạy.

Cuối cùng, kiểm tra đánh giá sau đào tạo. Công ty có thể tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát sau đạo bằng các hình thức như thi cấp chứng chỉ, theo dõi kết quả làm việc sau đào tạo của CBQL và người lao động.

3.2.4. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các bên liênquan trong tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế, đặc biệt quan trong tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế, đặc biệt là Công ước Nhân quyền của Liên hiệp quốc...

Do AIC là công ty thường xuyên giao tiếp với các cty nước ngoài, việc cập nhập các chính sách cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền cho những cán bộ thường xuyên tiếp xúc với đối tác để tránh rủi ro khi hợp tác, đồng thời nhân rộng và truyền thông nội bộ cho toàn bộ các cán bộ khác vì nếu AIC không đảm bảo các yếu tố này thì đối tác cũng sẽ không hợp tác với AIC.

Các nhà quản trị phải thực hiện việc đánh giá tác động xã hội và tác động nhân quyền như hướng dẫn của Bộ Nguyên tắc, bên cạnh việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật, đối với mỗi dự án đầu tư cụ thể.

Đối với những người dân là nạn nhân của các xâm phạm và lạm dụng về quyền con người, cả Nhà nước và doanh nghiệp đều cùng phải thực hiện các biện pháp có thể, bằng con đường tư pháp hoặc ngoài tư pháp, nhằm bảo đảm cho họ có sự tiếp cận rộng rãi với sự bồi hoàn và khắc phục vi phạm một cách thỏa đáng.

Trong bối cảnh mới của việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cần về Kinh doanh và Nhân quyền, một hệ giá trị mới của nền kinh tế thị trường đã hình thành và được cổ vũ. Đó, về bản chất, chính là sự cộng tác và cùng chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa doanh nghiệp và cộng đồng.

Tạo sự chủ động tương tác từ cả hai phía với nhau, giữa doanh nghiệp và người dân, tạo nên một cơ chế thông tin, thảo luận và cùng tìm ra giải pháp cho các xung đột về lợi ích trong từng dự án cụ thể.

Thay vì các đối thoại cá nhân thì một cơ chế đại diện được người dân tự thiết lập lấy hạt nhân là các cộng đồng bị ảnh hưởng.

An ninh con người có mối quan hệ mật thiết với vấn đề về nhân quyền. Khi quyền con người được đảm bảo thì lợi ích mỗi cá nhân, tập thể sẽ nâng cao, từ đó tránh rủi ro về con người. Như theo phương trình an ninh con người bằng tuyển dụng cộng đào tạo công duy trì trừ đi rủi ro nhân sự. Khi rủi ro giảm đồng nghĩa với việc an ninh sẽ tăng cao.

3.2.5. Xây dựng văn hoá an toàn con người

Xây dựng văn hoá an toàn con người tại công ty chính là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động; xây dựng ý thức, tác phong thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm an toàn. Để xây dựng và hình thành được văn hoá an toàn con người cần:

 Tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng.

 Nâng cao nhận thức về mặt luật pháp, chính sách trong lĩnh vực An toàn con người.

 Bố trí sử dụng con người hợp lý; tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn con người đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, phân cấp rõ ràng, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình;

 Nâng cao nhận thức về an toàn con người cho người sử dụng lao động và

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w