MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 77 - 87)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Nhà nước có nghĩa vụ giám sát việc vi phạm Công ước và các nghị định thư kèm theo do doanh nghiệp gây ra hoặc góp phần gây ra, bao gồm trong các hoạt động toàn cầu. Việc giám sát có thể thực hiện, ví dụ, thông qua: thu thập dữ liệu có thể dùng để xác định vấn đề và làm cơ sở cho chính sách; hợp tác với xã hội dân sự và cơ quan nhân quyền quốc gia; làm cho doanh nghiệp có trách nhiệm giải trình trước công chúng thông qua báo cáo của doanh nghiệp về công tác đảm bảo an ninh con người để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp;

Doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận có vai trò trong việc cung cấp và quản lý các dịch vụ như nước sạch, vệ sinh, giáo dục, giao thông, y tế, chăm sóc thay thế, năng lượng, an toàn và các cơ sở giam giữ - những dịch vụ quan trọng đối với việc thụ hưởng các quyền con người, quyền người lao động trong việc đảm bảo an ninh con người tại các đơn vị, doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế nói riêng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở làm rõ yêu cầu và định hướng, luận văn đã đề xuất hệ thống giải đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế trong giai đoạn mới. Trong đó đã chỉ rõ: Hoàn thiện chính sách pháp luật về đảm bảo an ninh con người; Nâng cao nhận thức của CBQL và người lao động tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh con người; Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các bên liên quan trong tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế, đặc biệt là Công ước Nhân quyền của Liên hiệp quốc...;

Từng giải pháp với vai trò khác nhau nhưng chúng cùng hỗ trợ nhau để tạo nên một quy trình mà vai trò, ý nghĩa và giá trị của nó là hết sức quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế.

Tuy nhiên, những giải pháp đề xuất chỉ mới là bước đầu, cần được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dần trong quá trình triển khai thực hiện. Các giải pháp đề xuất nếu được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt, khả dĩ sẽ tạo được bước đột phá quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế trong giai đoạn sắp tới.

KẾT LUẬN

Công tác đảm bảo an ninh con người có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động và phát triển của mọi doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế nói riêng. Đây là hoạt động khó khăn, phức tạp đòi hỏi có sự quan tâm của Ban lãnh đạo công ty đến từng cán bộ và nhân viên cùng lực lượng lao động toàn công ty. Vì vậy đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế trong giai đoạn hiện nay là việc làm cấp thiết.

1.1.Về mặt lý luận: Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu luận văn nắm bắt một cách có hệ thống về cơ sở lý luận về công tác đảm bảo an ninh con người tại doanh nghiệp; giúp tác giả hệ thống được các nội dung, phương pháp và hình thức đảm bảo an ninh con người tại doanh nghiệp nói chung.

1.2. Về thực tiễn: Qua việc tìm hiểu và xử lý kết quả điều tra, tác giả có thể khẳng định công tác đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế trong giai đoạn hiện nay đã có những ưu điểm, hạn chế và xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế. Việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy, đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế hiện nay tuy đã đạt được những hiệu quả rõ rệt nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập cần giải quyết nên hiệu quả mang lại chưa cao.

1.3. Kết quả nghiên cứu:

Luận văn đã đề xuất ra 3 giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Hy vọng Luận văn có thể mang lại những giá trị thực tiễn, giải quyết được một trong những vấn đề có tính cấp bách và chiến lược của các doanh nghiệp nói chung nói chung và đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế nói riêng trong bối cảnh đổi mới hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (2008), quyền con người ở Việt Nam hiện nay – thực trạng và giải pháp đảm bảo phát triển, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

2. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội(2013), Thông tư số 08/2013/ TT- BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn nghị định số 46/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.

3. Bộ Lao động – thương binh vfa Xã hội(2013), Thông tư số 30/2013/TT- BLĐTBXH ngày 25/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, (2013), Mô hình quan hệ lao động ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật

5. Bộ Tư pháp, (2005), Việt Nam với vấn đề quyền con người”, BTP Hà Nội.

6. Chính phủ(2013), Nghị định số 41/2013/ NĐ-CP ngày 8/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 220 của Bộ luật lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

7. Chỉnh phủ(2013), Nghị định số 43/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành điều 10 của luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

8. Chính phủ(2013), Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động.

9. Chính phủ(2013), Nghị định số 45/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.

10.Chính phủ(2013), Nghị định số 46/2013/ NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tranh chấp lao động.

11.Chính phủ(2014), Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm.

12.Chính phủ(2015), Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

13.Trần Nguyên Cường (2015), Hiến pháp 2013 và việc thực hiện quyền nhân thân của người lao động, Tạp chí Thanh tra số tháng 10.2015.

14.Trần Nguyên Cường (2015), Tổ chức đại diện lao động với việc bảo vệ quyền của người lao động, Tạp chí Lao động và Xã hội, số 517, tháng 12. 2015

15.Diễn Đàn kinh tế Việt- Pháp (2003), Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

16. Trần Việt Hà, 2016. An ninh con người trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hà Nội: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam;

17. Phạm Minh Hạc, 1996. Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia;

18. Nguyễn Khắc Hải, Bộ tiêu chí đánh giá về nền pháp quyền – cơ sở của việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Chủ biên: GS.TS Võ Khánh Vinh, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội 2011.

19. Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp(2018), Thuật Ngữ Quan hệ Quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật,

20. Bùi Huy Khoát, 2009. An ninh con người: Quan niệm Châu Âu- Vấn đề của Đông Nam Á. Hà Nội: Viện nghiên cứu Châu Âu;

21. Tường Duy Kiên, (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, NXB Tư pháp.

22. Vũ Dương Ninh, 2009. An ninh con người và sự bất an trong cuộc sống hôm nay. Hà Nội: Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ.

23. Phạm Hữu Nghị (CB), (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách, pháp luật xã hội chủ nghĩa, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

24. Quốc hội(1992), năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001)

25. Quốc hội(1994), Bộ Luật Lao động(được sửa đổi, bổ sung năm 2012) 26. Quốc hội(2012), Luật công đoàn

27. Quốc hội(2014), Luật doanh nghiệp 28. Quốc hội(2014), Luật đầu tư

29. Quốc hội(2013), Luật việc làm

30. Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch đầu tư, (2015), Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2014, Hà Nội

31. Lê Thị Hoài Thu (CB), (2014), Quyền an sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Lê Thị Hoài Thu (CB), (2013), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động.

34. Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, NXB Hồng Đức.

35. Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

36. Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học, Văn phòng Quốc hội, (2009), Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới, Hà Nội.

37. Trường Đại học Luật Hà Nội, (2014), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, NXB Công an nhân dân.

38. Văn phòng Thường trực - Ban Chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ, (2009), Những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con người.

39. Văn phòng Trung ương Đảng(2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội,

40. Võ Khánh Vinh (Chủ biên), (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, NXB Khoa học xã hội.

41. Viện ngôn ngữ, (1998), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng

42. Nguyễn Thị Yến, (2005), Bảo vệ người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

43.http://tuyengiao.vn/dien-dan/van-de-quan-tam/nhung-thach-thuc-doi-voi-an- ninh-con-nguoi-trong-dieu-kien-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-hien- nay-112336

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Hiện nay, Tôi đang nghiên cứu về. Toàn bộ thông tin thu được sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Rất mong sự giúp đỡ của quý ông/bà. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Sau đây là những phát biểu liên quan đến cảm nhận của ông/bà. Xin anh/chị vui lòng trả lời bằng cách chọn 1 trong 5 giá trị bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp. Những con số này thể hiện mức độ ông/bà đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo qui ước.

1: Tốt; 2: Khá; 3: Trung bình; 4: Yếu; 5: Kém

1. Đánh giá về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế

Theo ông/bà, công tác đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế có tầm quan trọng như thể nào? Ông/bà hãy khoanh tròn vào đáp án mình cho rằng hợp lý a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Bình thường d. Ít quan trọng e. Không quan trọng

2. Đánh giá hiệu quả mục tiêu đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế

Theo ông/bà, hiệu quả mục tiêu đảm bảo an ninh còn người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế hiện nay như thế nào?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

Tạo sự hợp tác thông suốt giữa các cơ quan nhà nước về doanh nghiệp và nhân quyền

Tạo động lực phát triển doanh nghiệp, tạo sự công bằng, đồng thuận, ổn định về môi trường làm việc

hóa, tư tưởng, gây mất an ninh trật tự trong công ty

Thực thi trách nhiệm tôn trọng quyền con người của doanh nghiệp

Hỗ trợ đội ngũ nhân viên trong việc thực hiện các quyền con người, đặc biệt là trong hoàn cảnh bất lợi hoặc dễ bị tổn thương.

3. Đánh giá về hiệu quả thực hiện nội dung đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế

Theo ông/bà, hiệu quả thực hiện nội dung đảm bảo an ninh còn người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế hiện nay như thế nào?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

Đảm bảo quyền việc làm

Đảm bảo tiền lương và thu nhập

Đảm bảo quyền được có thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Đảm bảo quyền tự do công đoàn và quyền liên kết đình công

Đảm bảo quyền được hưởng an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng

4. Đánh giá hiệu quả thực hiện phương thức đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế

Theo ông/bà, hiệu quả thực hiện phương thức đảm bảo an ninh còn người tại công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế hiện nay như thế nào?

Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

Kiềm chế và kiểm soát các hoạt động của công ty để không gây ra hoặc góp phần gây ra vi phạm quyền con người

Triển khai các biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đến nhân quyền do mình gây ra trong trường hợp có vi phạm xảy ra

Chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến nhân quyền

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w