Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các bên liên quan trong tuân thủ luật pháp

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 73 - 77)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.4. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các bên liên quan trong tuân thủ luật pháp

quan trong tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế, đặc biệt là Công ước Nhân quyền của Liên hiệp quốc...

Do AIC là công ty thường xuyên giao tiếp với các cty nước ngoài, việc cập nhập các chính sách cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền cho những cán bộ thường xuyên tiếp xúc với đối tác để tránh rủi ro khi hợp tác, đồng thời nhân rộng và truyền thông nội bộ cho toàn bộ các cán bộ khác vì nếu AIC không đảm bảo các yếu tố này thì đối tác cũng sẽ không hợp tác với AIC.

Các nhà quản trị phải thực hiện việc đánh giá tác động xã hội và tác động nhân quyền như hướng dẫn của Bộ Nguyên tắc, bên cạnh việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật, đối với mỗi dự án đầu tư cụ thể.

Đối với những người dân là nạn nhân của các xâm phạm và lạm dụng về quyền con người, cả Nhà nước và doanh nghiệp đều cùng phải thực hiện các biện pháp có thể, bằng con đường tư pháp hoặc ngoài tư pháp, nhằm bảo đảm cho họ có sự tiếp cận rộng rãi với sự bồi hoàn và khắc phục vi phạm một cách thỏa đáng.

Trong bối cảnh mới của việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cần về Kinh doanh và Nhân quyền, một hệ giá trị mới của nền kinh tế thị trường đã hình thành và được cổ vũ. Đó, về bản chất, chính là sự cộng tác và cùng chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa doanh nghiệp và cộng đồng.

Tạo sự chủ động tương tác từ cả hai phía với nhau, giữa doanh nghiệp và người dân, tạo nên một cơ chế thông tin, thảo luận và cùng tìm ra giải pháp cho các xung đột về lợi ích trong từng dự án cụ thể.

Thay vì các đối thoại cá nhân thì một cơ chế đại diện được người dân tự thiết lập lấy hạt nhân là các cộng đồng bị ảnh hưởng.

An ninh con người có mối quan hệ mật thiết với vấn đề về nhân quyền. Khi quyền con người được đảm bảo thì lợi ích mỗi cá nhân, tập thể sẽ nâng cao, từ đó tránh rủi ro về con người. Như theo phương trình an ninh con người bằng tuyển dụng cộng đào tạo công duy trì trừ đi rủi ro nhân sự. Khi rủi ro giảm đồng nghĩa với việc an ninh sẽ tăng cao.

3.2.5. Xây dựng văn hoá an toàn con người

Xây dựng văn hoá an toàn con người tại công ty chính là xây dựng các nội dung phải thực hiện để đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn lao động; xây dựng ý thức, tác phong thói quen làm việc an toàn; xây dựng các quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các thành viên liên quan và tham gia quá trình lao động sản xuất đối với các vấn đề quy định nhằm bảo đảm an toàn. Để xây dựng và hình thành được văn hoá an toàn con người cần:

 Tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng.

 Nâng cao nhận thức về mặt luật pháp, chính sách trong lĩnh vực An toàn con người.

 Bố trí sử dụng con người hợp lý; tăng cường củng cố, ổn định bộ máy làm công tác an toàn con người đảm bảo về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, phân cấp rõ ràng, phổ biến để đảm bảo từng cán bộ quản lý đều nắm rõ được nhiệm vụ của mình;

 Nâng cao nhận thức về an toàn con người cho người sử dụng lao động và người lao động qua tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức. Ngoài các mục nêu trên, văn hoá an toàn còn được thể hiện thông qua thái độ của người lao động. Do đó, công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế cần xây dựng các chính sách thưởng, phạt công minh đối với việc chấp hành các Quy trình, Quy định

về an toàn con người, thái độ với việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, thái độ của người lao động chấp hành nghiêm túc các Quy trình vận hành thiết bị, ý thức tự bảo vệ mình…

Ngoài ra, để xây dựng nên một nền văn hóa an toàn, BGĐ công ty cần phải quan tâm và chú trọng đến xây dựng nên văn hóa an toàn của mỗi cá nhân và văn hóa của cả công ty. Văn hóa an toàn của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: từ nghề nghiệp, quốc gia, vùng miền, gia đình v.v. Trong phạm vi nghề nghiệp văn hóa an toàn cá nhân cần phải được củng cố trước hết bởi những chính sách về an toàn chung của công ty, yêu cầu về ứng xử an toàn đối với mỗi thành viên, những chiến dịch, chương trình đào tạo an toàn, và một phần ảnh hưởng rất lớn từ cách ứng xử của những người có trách nhiệm đối với vấn đề an toàn.

3.2.6. Tạo động lực đối với nhân viên thông qua nhu cầu vật chất và tinh thần

Trong quá trình lao động, để bù đắp sức lao động của mình bị hao phí, con người nảy sinh các nhu cầu, các nhu cầu này chia làm 2 loại, nhu cầu vật chất và tinh thần. Đây chính là mục đích mà con người sống và làm việc theo nó. Chính hệ thống nhu cầu này đã tạo động cơ, động lực, thúc đẩy họ trong lao động. Nhu cầu vật chất hay tinh thần càng cao thì động lực càng lớn.

Như công ty thường xuyên có quà tất cả các dịp lễ cho nhân viên và tứ thân phụ mẫu

Động viên kịp thời người lao động khi thực hiện công việc đảm bảo rằng của người lao động luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu thông qua các chình sách lương, thưởng, …

Tiến hành biểu dương các cá nhân trong công tác ANLĐ, khen thưởng cho người lao động bằng các hình thức như thưởng nóng, thưởng đột suất …, khen thưởng tại hiện trường.

Cần nâng cao chất lượng xét thưởng an toàn điện, việc xét thưởng phải được thực hiện công bằng, minh bạch, người làm tốt được xét thưởng nhiều hơn, người vi phạm tùy mức độ xét thưởng ít hơn hoặc cắt thưởng, …

Gắn kết các quan hệ giữa nhân viên với nhau như, tổ chức những buổi sinh nhật hay những bữa ăn trưa vui vẻ. Từ những hoạt động tập thể như vậy sẽ tạo sự

gần gũi thân tình, những tâm tư tình cảm hoàn cảnh của mỗi người sẽ được chia sẻ nhiều hơn. Đây cũng là cách nhằm tăng cường tinh thần kết nối, hợp tác giữa các tập thể, cá nhân với nhau, từ đó các mối quan hệ được xây dựng bền vững và lâu dài hơn.

Khuyến khích nhân viên trao đổi và bày tỏ quan điểm của mình, BGĐ công ty phải có sự minh bạch trong công việc. Khuyến khích nhân viên để họ trao đổi và đề xuất những sáng kiến việc làm tốt cho bản thân và công ty.

Cần tăng cường công tác đối thoại để được lắng nghe nhưng tâm tư của từng nhân viên, cũng là cách để hiểu rõ mỗi nhân viên của mình. Tạo ra một bầu không khí thân thiện trong tổ chức, sự tôn trọng và thấu hiểu, động viên khích lệ kịp thời sẽ giúp cho nhân viên có thể đề xuất các kiến nghị mà họ nghĩ là cần thiết.

3.2.7. Giải pháp về kỹ thuật an toàn, đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo môi trường an toàn cho người lao động, phòng ngừa sự cố

Việc an toàn thông tin nội bộ cũng được áp dụng công nghệ để hạn chế yếu tố rủi ro con người như: máy tính đóng băng (không cho phép cài đặt bất kỳ ứng dụng gì mới). Hoặc nếu có chuyển đổi máy tính sang cho người khác thì ổ cứng đều được làm sạch theo tiêu chuẩn của Mỹ (xóa 36 lần) để tránh phục hồi. Nếu máy tính cơ quan cấp thì về nhà cũng không vào mạng cũng như cắm usb vào được nhằm tránh thất thoát dữ liệu.

Tổ chức rút kinh nghiệm thật chi tiết các vụ tai nạn đã xảy ra.

Rà soát, hoàn thiện các quy trình, quy định, hồ sơ quản lý kỹ thuật an toàn phù hợp với tình hình thực tế. Kiểm tra, nếu môi trường lao động không đảm bảo hợp lý từ thiết kế thì chủ đầu tư phải phối hợp và yêu cầu đơn vị tư vấn điều chỉnh kịp thời.

Tăng cường công tác đánh giá, dự báo nguy cơ mất an toàn. Đẩy mạnh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ phù hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3.2.8. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra

Xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra theo chuyên đề, để từ đó kịp thời phát hiện các nguy cơ và có biện pháp phòng tránh.

Tổ chức cho các bộ phận, phòng ban kiểm tra chéo về an toàn giữa các đơn vị.

Hoặc tự động giám sát qua các phần mềm.

Một phần của tài liệu An ninh con người và giải pháp đảm bảo an ninh con người tại công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w