Thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy

Một phần của tài liệu Phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội dưới góc độ an ninh phi truyền thống (Trang 42 - 48)

2.2.4.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa

Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh đã đƣợc UBND huyện Đông Anh, Ban chỉ đạo phòng chống AIDS và PCTN ma túy, mại dâm huyện Đông Anh triển khai bằng ba hình thức chính: Tuyên truyền bề rộng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng;

tuyên truyền chiều sâu thông qua hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể các cấp và tuyên truyền trực tiếp đến các đối tƣợng tuyên truyền.

Với hình thức tuyên truyền bề rộng: Chủ yếu thông qua hoạt động của Phòng Văn hóa thông tin huyện và Đài phát thanh huyện, hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn. Đài phát thanh huyện, đài truyền thanh các xã, thị trấn hàng tuần đều phát các tin, bài tuyên truyền về phòng chống ma túy.

36

Năm 2015: Phát thanh 230 lƣợt tin, bài trên hệ thống Đài phát thanh huyện, tiếp sóng về các xã, thị trấn.

Năm 2016: Phát thanh 368 lƣợt tin, bài trên hệ thống Đài phát thanh huyện, tiếp sóng về các xã, thị trấn.

Năm 2017: Phát thanh 730 lƣợt tin, bài trên hệ thống Đài phát thanh huyện, tiếp sóng về các xã, thị trấn.

Năm 2018: Phát thanh 950 lƣợt tin, bài trên hệ thống Đài phát thanh huyện, tiếp sóng về các xã, thị trấn.

Năm 2019: Phát thanh 1200 lƣợt tin, bài trên hệ thống phát thanh huyện, 55 tin trên Bảng thông tin điện tử, 46 tin trên Cổng thông tin điện tử của huyện.

Ngoài ra, Phòng Văn hóa thông tin huyện và Ban văn hóa thông tin các xã cũng thực hiện việc tuyên truyền thông qua việc treo pano, áp phích với nội dung tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy. Các ban, ngành, đoàn thể, lực lƣợng công an huyện tổ chức in, phát các tờ rơi tuyên truyền phòng, chống ma túy đến các hộ gia đình, ngƣời dân trên địa bàn huyện.

Năm 2015: Phát 3.500 tờ rơi, treo 10 pa nô, áp phích.

Năm 2016: Phát 5.000 từ rơi, treo 23 pano, áp phích.

Năm 2017: Phát 12.100 tờ rơi, treo 50 pano, áp phích.

Năm 2018: Phát 13.500 tờ rơi, treo 55 pano, áp phích.

Năm 2019: Phát 15.000 tờ rơi; kẻ vẽ 18m2 khẩu hiệu tƣờng.

Việc tuyên truyền chiều sâu đƣợc thực hiện thông qua hoạt động của các ban, ngành, đoàn thể các cấp (huyện, xã, thị trấn) nhƣ: Ban Tuyên giáo Huyện ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ... huyện, xã, thị trấn

Tuyên truyền chiều sâu đƣợc thực hiện thông qua các hình thức: Phát động phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư"; thông qua việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền, hội nghị tập huấn, họp tổ dân phố, cụm dân cƣ, họp thôn, xóm; các buổi tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt ngoại khóa; các cuộc thi viết, thi dƣới hình thức sân khấu hóa, các chƣơng trình tình nguyện, giao lƣu văn hóa, văn nghệ chủ đề về phòng, chống

37

ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; tổ chức cho các đoàn viên, hội viên ký cam kết cùng gia đình không tham gia các tệ nạn xã hội và nghiện ma túy.

Tòa án nhân dân huyện cũng tổ chức các phiên tòa xét xử lƣu động vụ án phạm tội về ma túy tại địa bàn các xã, thị trấn, khu dân cƣ để tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa chung trong cộng đồng dân cƣ.

Hình thức tuyên truyền trực tiếp chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua hoạt động của các Đội công tác xã hội tình nguyện (đƣợc thành lập theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và quyết định của Ủy ban nhân dân huyện). Các thành viên Đội công tác xã hội tình nguyện trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền, vận động đối với các đối tƣợng nghiện và gia đình ngƣời nghiện ma túy, cảm hóa, giáo dục đối với các đối tƣợng nghiện ma túy. Tổ chức cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh các tệ nạn xã hội ký cam kết không để xảy ra việc tàng trữ, tổ chức sử dụng và sử dụng trái phép chất ma túy tại cơ sở.

Nội dung tuyên truyền: Đƣợc xây dựng đa dạng, phong phú, nhƣ:

Tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, các văn bản chỉ đạo của Thành phố Hà Nội, Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện Đông Anh về công tác phòng, chống ma túy;

Tuyên truyền về tác hại của ma túy, những hậu quả, hệ lụy do tội phạm và tệ nạn ma túy gây ra, để nhân dân biết, chủ động phòng tránh và vận động ngƣời thân không mắc vào tệ nạn ma túy;

Tuyên truyền, phổ biến về các phƣơng thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của tội phạm, nhất là thủ đoạn mới, hình thức tội phạm mới, để nhân dân biết, chủ động phòng ngừa và tố giác tội phạm;

Tuyên truyền về kết quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy của lực lƣợng công an và các cơ quan chức năng;

Tuyên truyền về các gƣơng điển hình tiên tiến, ngƣời tốt việc tốt trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy, các gƣơng cai nghiện ma túy thành công...

Kết quả: Qua công tác tuyên truyền đã tạo đƣợc sự chuyển biến về nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng

38

học, các tầng lớp nhân dân, làm cho mọi ngƣời thấy đƣợc tác hại, hiểm họa của ma túy và cách phòng, chống, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia phòng, chống ma túy.

2.2.4.2. Công tác tiếp nhận thông tin tội phạm

Lực lƣợng Công an đã cùng chính quyền cơ sở thiết lập các hòm thƣ tố giác tội phạm, đƣờng dây nóng để kịp thời tiếp nhận, giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, trong đó có các vụ việc liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy. Trên địa bàn huyện, tại mỗi thôn, xóm, tổ dân phố đều có từ 2 -3 hòm thƣ tố giác tội phạm để nhân dân kịp thời thông tin đến cơ quan chức năng các thông tin về tội phạm.

2.2.4.3. Công tác tuần tra, kiểm soát hành chính địa bàn

Lực lƣợng Công an huyện và công an các xã, thị trấn thƣờng xuyên thành lập các tổ tuần tra, kiểm tra các địa bàn công cộng, địa bàn giáp ranh phức tạp, nhất là vào ban đêm để phòng ngừa không để phát sinh, hình thành các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy.

Năm 2015: tuần tra, kiểm tra 1.670 lƣợt địa bàn.

Năm 2016: tuần tra, kiểm tra 2.074 lƣợt địa bàn.

Năm 2017: tuần tra, kiểm tra 2.900 lƣợt địa bàn.

Năm 2018: tuần tra, kiểm tra 3.500 lƣợt địa bàn.

Năm 2019: tuần tra, kiểm tra 4.050 lƣợt địa bàn.

2.2.4.4. Công tác quản lý đối tượng có liên quan đến ma túy

Lực lƣợng công an các xã, thị trấn phối hợp các ban, ngành, chính quyền cơ sở làm tốt công tác quản lý các đối tƣợng có liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy tại cộng đồng dân cƣ. Tổ chức gọi hỏi ngƣời nghiện, các đối tƣợng có nguy cơ mắc tệ nạn xã hội để kiểm điểm, răn đe, kết hợp khai thác các thông tin liên quan đến tội phạm và tệ nạn ma túy, phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh.

Năm 2015: Gọi hỏi, răn đe kết hợp giáo dục, thuyết phục 868 lƣợt đối tƣợng.

Năm 2016: Gọi hỏi, răn đe kết hợp giáo dục, thuyết phục 886 lƣợt đối tƣợng.

Năm 2017: Gọi hỏi, răn đe kết hợp giáo dục, thuyết phục 915 lƣợt đối tƣợng.

Năm 2018: Gọi hỏi, răn đe kết hợp giáo dục, thuyết phục 960 lƣợt đối tƣợng.

39

Đối với những đối tƣợng sử dụng trái phép chất ma túy, đã thiết lập hồ sơ đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn theo Nghị định 111/CP của Chính phủ.

Năm 2015: Lập hồ sơ, đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, thị trấn theo Nghị định 111/NĐ-CP của Chính phủ 25 ngƣời nghiện.

Năm 2016: Lập mới hồ sơ, đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, thị trấn 34 ngƣời nghiện.

Năm 2017: Lập mới hồ sơ, đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, thị trấn 52 ngƣời nghiện.

Năm 2018: Lập mới hồ sơ, đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, thị trấn 48 ngƣời nghiện.

Năm 2019: Lập mới hồ sơ, đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, thị trấn 45 ngƣời nghiện. Đối với các ngƣời nghiện đƣợc đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, thị trấn đều thực hiện đúng quy trình quản lý theo Nghị định 111/NĐ-CP của Chính phủ, có phân công ngƣời trực tiếp giúp đỡ ngƣời đƣợc giáo dục, định kỳ hàng tháng báo cáo giám sát, giáo dục, giúp đỡ ngƣời đƣợc giáo dục với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi ban hành quyết định. Do đó, hiệu quả công tác giúp đỡ ngƣời nghiện đƣợc đƣa vào quản lý, giáo dục tại xã, thị trấn đƣợc nâng lên. Nhiều ngƣời nghiện sau quá trình đƣa vào quản lý, giáo dục đã tiến bộ, tự nguyện đi cai nghiện hoặc tham gia điều trị thay thế bằng Methadone.

2.2.4.5. Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể trong phòng, chống ma túy

Trong công tác phòng, chống ma túy, Công an huyện đƣợc xác định là lực lƣợng chủ công, nòng cốt; các ban, ngành, đoàn thể huyện là các thành viên phối hợp tích cực với lực lƣợng Công an làm tốt công tác phòng ngừa.

Một số ngành, đoàn thể trực tiếp phối hợp với lực lƣợng Công an trong công tác phòng, chống ma túy, gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đông Anh, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên đoàn lao động huyện, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam huyện, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện, Phòng Tƣ pháp, Phòng Lao động Thƣơng binh Xã hội huyện, Trung tâm Y tế huyện.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hàng năm đều chỉ đạo hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, thị trấn và các tổ chức thành viên triển khai Kế hoạch liên tịch về phát động phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm tại cộng đồng dân cư"; Kế hoạch "Phát động toàn

40

dân tham gia vận động cai nghiện và quản lý sau cai, tái hòa nhập cộng đồng", gắn với thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư".

Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Liên đoàn lao động huyện hàng năm đều có chƣơng trình phòng, chống ma túy gắn với chƣơng trình công tác năm; đồng thời trực tiếp tổ chức, tham gia một số hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy và tệ nạn xã hội do Huyện và Thành phố phát động.

Công an huyện và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện phối hợp xây dựng Kế hoạch số 1666/CAĐA-ĐTN ngày 20/9/2016 thực hiện Nghị quyết liên tịch số 03/NQLT giữa Công an huyện Đông Anh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đông Anh về "Phối hợp hành động phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên" giai đoạn 2016 - 2020. Phát động trong học sinh, sinh viên trên địa bàn phong trào "Ba không": Không sử dụng; Không buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; Không dung túng, bao che tội phạm và tệ nạn ma túy. Đoàn cơ sở và Hội liên hiệp thanh niên các xã, thị trấn tổ chức ký giao ƣớc thi đua thực hiện chi đoàn, chi hội, chi đội không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội, ma túy; đồng thời thực hiện muc tiêu mỗi đoàn viên, thanh thiếu niên là một tuyên truyền viên tích cực về phòng, chống ma túy, HIV/AIDS...

Hội liên hiệp phụ nữ huyện và Công an huyện phối hợp xây dựng, thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 về "Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội". Duy trì, nhân rộng mô hình "Nhóm liên gia phòng, chống ma túy" nhằm vận động các cán bộ, hội viên, tình nguyện viên có uy tín tại địa phƣơng, có kiến thức về phòng chống ma túy để tiếp cận, tuyên truyền, tƣ vấn cho các gia đình có ngƣời thân mắc nghiện, các gia đình có nguy cơ cao và các gia đình hội viên trên địa bàn.

Phòng Tƣ pháp; Phòng Văn hóa thông tin; Trung tâm văn hóa, Thông tin và Thể thao Đông Anh đều tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy tại cấp huyện và các xã, thị trấn.

Phòng Tƣ pháp, Phòng Lao động Thƣơng binh Xã hội huyện, Trung tâm Y tế huyện phối hợp chặt chẽ với Công an huyện trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị áp

41

dụng biện pháp đƣa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Nghị định 221/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Trung tâm Y tế huyện còn làm tốt công tác điều trị nghiện thay thế bằng Methadone tại cơ sở điều trị ở thôn Hậu Dƣỡng, xã Kim Chung.

Một phần của tài liệu Phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội dưới góc độ an ninh phi truyền thống (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)