Đánh giá chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro (C1)

Một phần của tài liệu Phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội dưới góc độ an ninh phi truyền thống (Trang 55 - 104)

Chi phí cho hoạt động quản trị quản trị rủi ro đối với tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh chính là chi phí cho công tác phòng ngừa với tội phạm và tệ nạn ma túy.

Hàng năm, ngân sách của UBND huyện đều có chi một khoản kinh phí nhất định cho công tác phòng, chống ma túy, bao gồm các nội dung:

(1) Hỗ trợ cơ quan thƣờng trực Ban chỉ đạo phòng chống ma túy (Ban chỉ đạo 138) huyện thực hiện chức năng thƣờng trực Ban chỉ đạo, nhƣ: Tổ chức các hoạt động sơ, tổng kết công tác, hội nghị giao ban; tổ chức hoạt động tuyên truyền; tập huấn cho các lực lƣợng làm công tác phòng, chống ma túy ở cơ sở; hỗ trợ giải quyết địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn (nếu có).

(2) Chi chế độ hàng tháng cho ngƣời làm thƣờng trực, giúp việc cho Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy (Ban chỉ đạo 138) ở xã, thị trấn (24 ngƣời).

(3) Chi chế độ hàng tháng cho 01 cán bộ chuyên trách (thuộc Phòng Lao động Thƣơng binh Xã hội huyện) làm công tác thƣờng trực về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

(4) Chi cho việc khen thƣởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện.

Nguồn chi này cơ bản ổn định qua các năm. Tuy không đƣợc tăng thêm nhƣng cũng không bị cắt giảm, đảm bảo để duy trì cho hoạt động của Ban chỉ đạo và công tác đấu tranh phòng, chống ma túy trên địa bàn.

Cụ thể tổng nguồn kinh phí đã chi cho hoạt động quản trị rủi ro (gồm 4 mục trên) nhƣ sau: Năm 2015: 118.010.000 đồng; Năm 2016: 231.400.000 đồng; Năm 2017: 212.600.000 đồng; Năm 2018: 227.800.000 đồng; Năm 2019: 258.312.000 đồng. (Xem bảng Phụ lục 2.5)

49

* Chi phí chi cho hoạt động của cơ quan lãnh đạo công tác phòng, chống ma túy, gồm:

- Tổ chức hội nghị sơ, tổng kết 6 tháng, năm:

Năm 2015: 23.020.000 đồng;

Năm 2016: 28.460.000 đồng;

Năm 2017: 27.600.000 đồng;

Năm 2018: 28.200.000 đồng;

Năm 2019: 27.320.000 đồng.

- Chi phí cho công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy:

Năm 2015: 27.850.000 đồng;

Năm 2016: 48.545.000 đồng;

Năm 2017: 26.400.000 đồng;

Năm 2018: 38.010.000 đồng;

Năm 2019: 54.592.000 đồng.

- Chi phí chi cho công tác tập huấn cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy:

Năm 2015: 42.090.000 đồng;

Năm 2016: 22.955.000 đồng;

Năm 2017: 22.100.000 đồng;

Năm 2018: 24.400.000 đồng;

Năm 2019: 24.000.000 đồng.

- Chi phí chi cho công tác kiểm danh, kiểm diện người nghiện:

Năm 2015: 4.030.000 đồng;

Năm 2017: 5.000.000 đồng;

Năm 2018: 5.000.000 đồng;

Năm 2019: 24.000.000 đồng.

* Chi phí chi cho công tác khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma túy:

Năm 2015: 8.580.000 đồng;

Năm 2016: 12.040.000 đồng;

50

Năm 2018: 12.240.000 đồng;

Năm 2019: 8.000.000 đồng.

* Chi phụ cấp hàng tháng cho cán bộ chuyên trách (thuộc Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện) làm công tác thường trực về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai: Thực hiện theo Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 15/2/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội từ năm 2016, mức chi mỗi tháng là 350.000 đồng, tổng kinh phí 1 năm là 4.200.000 đồng. Riêng năm 2015 thực hiện theo Quyết định cũ, mức chi 210.000.000 đồng/ tháng, kinh phí đã chi năm 2015 là 2.520.000 đồng.

* Chi phụ cấp hàng tháng cho người làm thường trực, giúp việc Ban chỉ đạo xã, thị trấn: Đƣợc thực hiện theo Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 15/2/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2016, mức chi là 400.000 đồng/ ngƣời/ tháng. Với địa bàn có 23 xã, 1 thị trấn, tổng kinh phí 1 năm cho 24 cán bộ thƣờng trực xã, thị trấn là 115.200.000 đồng. Riêng năm 2015 thực hiện theo Quyết định cũ, mức chi là 240.000 đồng/ ngƣời/ tháng; tổng kinh phí đã chi là 69.120.000 đồng.

* Ngoài ra, ở mỗi xã, thị trấn còn thành lập 01 đội công tác xã hội tình nguyện, ở xã gồm 7 tình nguyện viên, ở thị trấn gồm 9 tình nguyện viên. Ngân sách chi cho đội ngũ này là ngân sách cấp huyện, đƣợc thực hiện theo Quyết định của UBND thành phố. Chế độ phụ cấp hàng tháng của Đội trƣởng Đội công tác xã hội tình nguyện là 0,7% mức lƣơng cơ bản, Đội phó là 0,6% mức lƣơng cơ bản và đội viên là 0,5% mức lƣơng cơ bản. Ngoài ra mỗi năm, đội công tác xã hội tình nguyện đƣợc chi 5 triệu đồng phục vụ công tác giao ban, hội họp.

2.3.4. Đánh giá chi phí cho công tác quản trị khủng hoảng (C2)

Đối với công tác phòng, chống ma túy, khủng hoảng đƣợc xác định khi: (1) Phát hiện đối tƣợng phạm tội về ma túy cần tập trung đấu tranh, bắt giữ, xử lý; (2) Phát sinh địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy cần đƣợc tập trung đấu tranh giải quyết, triệt xóa;

(3) Xuất hiện ngƣời nghiện ma túy cần đƣợc xử lý, giải quyết.

Nhƣ vậy, chi phí chi cho hoạt động quản trị khủng hoảng bao gồm: Chi phí cho công tác đấu tranh, bắt giữ, khám phá các vụ án; Chi phí hỗ trợ Viện kiểm sát huyện thực hiện hoạt động truy tố, tham gia xét xử vụ án ma túy lƣu động; Chi phí

51

hỗ trợ Tòa án nhân dân huyện thực hiện các hoạt động xét xử vụ án ma túy lƣu động; Chi phí cho công tác giải quyết địa bàn, tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy; Chi phí cho công tác lập hồ sơ đƣa ngƣời nghiện đi cai nghiện bắt buộc.

Cụ thể đối với địa bàn huyện Đông Anh trong giai đoạn 2015 - 2019 nhƣ sau:

- Chi phí cho công tác đấu tranh, bắt giữ, khám phá các vụ án: Hàng năm, ngân sách của Huyện đều dành chi cho việc đấu tranh, bắt giữ các vụ án ma túy đƣợc xử lý hình sự, tối đa mỗi vụ là 5.000.000 đồng. Căn cứ vào số lƣợng các vụ án ma túy đƣợc phát hiện, bắt giữ, tổng ngân sách hàng năm (từ 2015 - 2020) Ủy ban nhân dân huyện chi cho công tác đấu tranh dao động từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng. Riêng đối với các vụ án ma túy phức tạp, nhiều đối tƣợng, tang vật thu giữ lớn sẽ đƣợc cấp Thành phố duyệt chi từ nguồn ngân sách thành phố, mức tối đa là 20.000.000 đồng/ vụ.

Cụ thể nguồn kinh phí đã chi cho công tác đấu tranh, bắt giữ các vụ án:

Năm 2015: 200.000.000 đồng;

Năm 2016: 215.000.000 đồng;

Năm 2017: 215.000.000 đồng;

Năm 2018: 225.500.000 đồng;

Năm 2019: 220.000.000 đồng.

- Chi phí hỗ trợ Viện kiểm sát nhân dân huyện thực hiện hoạt động truy tố, tham gia xét xử vụ án ma túy lưu động:

Năm 2015: 3.000.000 đồng;

Năm 2016: 3.000.000 đồng;

Năm 2017: 4.500.000 đồng

- Chi phí hỗ trợ Tòa án nhân dân huyện thực hiện các hoạt động xét xử vụ án ma túy lưu động:

Năm 2015: 6.500.000 đồng;

Năm 2016: 10.000.000 đồng;

Năm 2017: 11.500.000 đồng

- Chi phí cho công tác giải quyết địa bàn, tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy:

52

(năm 2015, 2017), Ủy ban nhân dân huyện đều duyệt chi kinh phí cho việc giải quyết địa bàn, điểm, tụ điểm, nằm trong nguồn kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo cấp huyện. Kinh phí này chi riêng cho hoạt động tuần tra, kiểm soát địa bàn, nhằm phát hiện, xử lý các đối tƣợng có hoạt động phạm tội hoặc hành vi vi phạm liên quan đến ma túy. Kinh phí chi cho công tác này là 20.000.000 đồng/ năm.

Ngoài ra, năm 2015, nguồn kinh phí huyện chi riêng cho công tác giải quyết địa bàn trọng điểm về ma túy thị trấn Đông Anh là 3.010.000 đồng.

- Chi phí cho công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc:

Đây là công tác thƣờng xuyên nên hàng năm Ủy ban nhân dân huyện cũng dành một khoản chi hỗ trợ công tác lập hồ sơ đƣa ngƣời nghiện đi cai nghiện bắt buộc. Do chỉ là nguồn hỗ trợ nên kinh phí dành cho mỗi hồ sơ rất ít và đƣợc chia ra nhiều khâu:

Kinh phí hỗ trợ việc lập hồ sơ: 100.000 đồng/ 1 hồ sơ.

Kinh phí hỗ trợ việc thực hiện Quyết định đƣa đi cai nghiện bắt buộc: 300.000 đồng/ 1 hồ sơ.

Kinh phí hỗ trợ việc vận chuyển ngƣời nghiện đến bàn giao cho Trung tâm cai nghiện: 200.000 đồng/ 1 ngƣời.

Nhƣ vậy, tổng kinh phí hỗ trợ cho việc lập hồ sơ, đƣa 1 ngƣời nghiện đi cai nghiện bắt buộc là: 600.000 đồng/ 1 ngƣời nghiện. Với số lƣợng ngƣời nghiện đã đƣợc đƣa đi cai nghiện bắt buộc hàng năm, kinh phí Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh đã chi là:

Năm 2017: 11.200.000 đồng;

Năm 2018: 19.800.000 đồng;

Năm 2019: 19.800.000 đồng.

Ngoài ra còn có kinh phí hỗ trợ Hội đồng tƣ vấn huyện họp duyệt hồ sơ đƣa ngƣời nghiện đi cai nghiện bắt buộc, 50.000đồng/1 ngƣời/1 cuộc họp. Thực tế từ năm 2018 mới thực hiện nội dung chi này. Cụ thể:

Năm 2018: 4.350.000 đồng.

53

2.3.5. Đánh giá thang điểm chung (S)

Để thực hiện việc đánh giá thang điểm chung, tác giả luận văn đã kết hợp các kết quả nghiên cứu với việc sử dụng bảng hỏi dƣới dạng phiếu khảo sát.

Tác giả đã sử dụng hai mẫu phiếu khảo sát, mỗi mẫu đƣợc lấy khảo sát đối với 100 ngƣời:

Mẫu 1 gồm 18 câu hỏi, dành cho đối tƣợng là cán bộ chiến sỹ công an trong công an huyện, với kết cấu nhƣ sau: 4 câu đầu để đánh giá nhận thức của ngƣời đƣợc khảo sát về ma túy, tác hại của ma túy và công tác phòng, chống ma túy. Từ câu 5 đến câu 9 với nội dung khảo sát, đánh giá mức độ an toàn trong công tác phòng, chống ma túy trong giai đoạn 2015 - 2019. Từ câu 10 đến câu 14 đánh giá về mức độ ổn định của ngƣời nghiện, loại ma túy sử dụng, tình hình tội phạm, độ phức tạp về ma túy của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Từ câu 15 đến câu 18 đánh giá về hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lƣợng chức năng huyện Đông Anh.

Mẫu 2 đƣợc sử dụng để khảo sát với đối tƣợng là ngƣời dân trên địa bàn, gồm 16 câu hỏi. So với mẫu 1 bớt 2 câu hỏi số 17, 18 là câu hỏi đánh giá về hiệu quả công tác cai nghiện của các lực lƣợng chức năng và hiệu quả công tác đấu tranh, bắt giữ các đối tƣợng phạm tội về ma túy của lực lƣợng công an.

Sau khi thu đƣợc các phiếu khảo sát, tác giả đã tiến hành tính điểm trên cơ sở tổng hợp các đánh giá với thang điểm nhƣ sau:

S1: Đánh giá mức độ an toàn: Rất thấp: 1 điểm Thấp: 2 điểm Trung bình: 3 điểm Cao: 4 điểm Rất cao: 5 điểm S2: Đánh giá mức độ ổn định: Rất thấp: 1 điểm Thấp: 2 điểm Trung bình: 3 điểm

54 Cao: 4 điểm

Rất cao: 5 điểm

Đối với chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro (C1), chi phí mất do khủng hoảng và hoạt động quản trị khủng hoảng (C2), tác giả đánh giá trên cơ sở mức chi thƣờng xuyên hàng năm của Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh cho các hoạt động này có đƣợc đảm bảo không và đƣợc đảm bảo ở mức nào, với thang điểm cụ thể là:

C1: Đánh giá chi phí cho các hoạt động quản trị rủi ro: Rất thấp: 1 điểm

Thấp: 2 điểm Trung bình: 3 điểm Cao: 4 điểm Rất cao: 5 điểm

C2: Đánh giá chi phí mất do khủng hoảng và các hoạt động quản trị khủng hoảng: Rất thấp: 1 điểm Thấp: 2 điểm Trung bình: 3 điểm Cao: 4 điểm Rất cao: 5 điểm Kết quả đạt đƣợc cụ thể nhƣ sau: Hợp phần Tiêu chí Tính điểm Điểm tiêu chí Điểm hợp phần S1: An toàn

Mức độ an toàn về tài sản của ngƣời dân trƣớc tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn

3.04

3.186

Mức độ an toàn về tính mạng, sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn

3.035

Mức độ an toàn của đội ngũ làm công tác quản lý ngƣời nghiện

55

Mức độ an toàn của lực lƣợng làm công tác đấu tranh chống tội phạm ma túy

3.245 S2: Ổn định Mức độ ổn định về số lƣợng ngƣời nghiện 3.12 3.247 Mức độ ổn định về loại ma túy sử dụng 3 Mức độ ổn định về số vụ phạm tội về ma túy trên

địa bàn 3.245 Mức độ ổn định về số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy 2.43 Mức độ ổn định về tính chất trọng điểm về ma túy của các xã, thị trấn 2.935

Mức độ ổn định của lực lƣợng làm công tác đấu tranh với tội phạm ma túy

4

Mức độ ổn định của lực lƣợng làm công tác phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy

4 C1: Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro

Chi phí cho hoạt động thƣờng xuyên của Ban chỉ đạo (phòng, chống ma túy) huyện

3.5

2.84

Chi phí cho công tác sơ, tổng kết công tác phòng, chống ma túy

3

Chi phí cho công tác khen thƣởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma túy

3.5

Chi phí và hiệu quả công tác tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy

3.235

Chi phí cho công tác tập huấn lực lƣợng làm công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy

2.5

Chi phí cho hoạt động tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn ma túy

2

56 phòng, chống ma túy cấp xã, thị trấn

Chi phí hỗ trợ hàng tháng cho cán bộ Phòng Lao động TBXH làm công tác theo dõi công tác cai nghiện, quản lý sau cai

2.5 C2: Chi phí cho quản trị khủng hoảng

Chi phí và hiệu quả công tác đấu tranh, bắt giữ, khám phá các vụ án

3.24

2.875

Chi phí và hiệu quả công tác giải quyết địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy

3

Chi phí và hiệu quả công tác lập hồ sơ đƣa ngƣời nghiện đi chữa bệnh bắt buộc tại các Trung tâm của Thành phố

3.07

Chi phí cho công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng

2

Chi phí và hiệu quả công tác quản lý, giáo dục ngƣời nghiện tại xã, thị trấn theo Nghị định 111/CP của Chính phủ

3.065

S = (S1 + S2) - (C1 + C2) 0.718

Nhận xét: Qua bảng đánh giá thang điểm chung (S) ở trên ta thấy:

1. Về năng lực hay khả năng đảm bảo an toàn (S1) cho địa bàn, con ngƣời trên địa bàn huyện Đông Anh trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy: Với thang điểm 5 thì số điểm 3,186 thể hiện khả năng đảm bảo an toàn (S1) trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh ở mức độ trung bình khá.

2. Năng lực đảm bảo sự ổn định (S2) hay mức độ ổn định của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh: Với số điểm 3,247 thì S2 cũng đƣợc đánh giá ở mức trung bình khá.

3. Chi phí và các hoạt động quản trị rủi ro (C1) trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện: Với thang điểm 5, thì số điểm 2,84 của C1 là mức điểm trung bình, có nghĩa là huyện Đông Anh đã có đầu tƣ chi phí

57

cho các hoạt động quản trị rủi ro, tuy nhiên mức đầu tƣ này chƣa nhiều, mới chỉ tạm đáp ứng đƣợc các hoạt động quản trị rủi ro trƣớc tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn.

4. Chi phí mất do khủng hoảng và các hoạt động giải quyết khủng hoảng (C2) trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện: Với mức điểm 2,875 là mức trung bình, các hoạt động quản trị khủng hoảng của huyện Đông Anh đối với tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy mới chỉ ở mức độ đáp ứng đƣợc thực trạng tình hình xảy ra.

Đánh giá chung: Điểm trung bình của S là 0,718; là điểm dƣơng, thể hiện

Một phần của tài liệu Phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội dưới góc độ an ninh phi truyền thống (Trang 55 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)