Quản trị an ninh phi truyền thống và phòng, chống ma túy

Một phần của tài liệu Phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội dưới góc độ an ninh phi truyền thống (Trang 29)

1.2.2.1. Quản trị an ninh phi truyền thống:

Quản trị an ninh phi truyền thống là việc các nhà lãnh đạo và quản trị đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lƣợc và kế hoạch ứng phó với các mối nguy cơ để đảm bảo an ninh phi truyền thống của Nhà nƣớc, con ngƣời (cộng đồng) và doanh nghiệp.

1.2.2.2. Phương trình quản trị an ninh phi truyền thống

S = (S1 + S2 + S3) - (C1 + C2 + C3) S = 3S - 3C

23

S1: Safety = An toàn của chủ thể S2: Stability = Ổn định của chủ thể

S3: Sustainability = Phát triển bền vững của chủ thể

C1: Cost for Risk Management Activities = Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro

C2: Cost for Crisis Management Activities = Chi phí cho quản trị khủng hoảng

C3: Cost for Management of Crisis Recovery = Chi phí cho quản trị khắc phục khủng hoảng [41].

Với phƣơng trình cơ bản này, có thể suy ra hầu hết các phƣơng trình khác, sau khi phân tích các yếu tố cấu thành của lĩnh vực an ninh đó và đối chiếu với các tham số của phƣơng trình an ninh của chủ thể.

Phƣơng trình an ninh của chủ thể có thể đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để hiểu về lĩnh vực an ninh phi truyền thống và đồng thời cũng có thể đƣợc sử dụng để hình dung ra các công thức bậc 2, bậc 3 cụ thể với nhiều ngành nghề liên quan đến chi tiết của các lĩnh vực an ninh, từ đó hình thành các phƣơng trình cụ thể, có khả năng ứng dụng cao với đối tƣợng trong phƣơng trình.

Tiêu chí và thang điểm đánh giá chung về công tác quản trị an ninh phi truyền thống trong công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2019 sẽ đƣợc sử dụng trong luận văn này đƣợc đánh giá nhƣ sau:

Thang điểm đánh giá: 5 điểm

S1: Mức độ an toàn hay yếu tố an toàn:

1: Rất thấp 2: Thấp 3: Trung Bình 4: Cao 5: Rất cao S2: Mức độ ổn định:

1: Rất thấp 2: Thấp 3: Trung Bình 4: Cao 5: Rất cao S3: Mức độ bền vững (phát triển bền vững):

1: Rất thấp 2: Thấp 3: Trung Bình 4: Cao 5: Rất cao C1: Chi phí cho các hoạt động quản trị rủi ro:

1: Rất thấp 2: Thấp 3: Trung Bình 4: Cao 5: Rất cao

24

1: Rất thấp 2: Thấp 3: Trung Bình 4: Cao 5: Rất cao C3: Chi phí cho các hoạt động khắc phục hậu quả sau khủng hoảng:

1: Rất thấp 2: Thấp 3: Trung Bình 4: Cao 5: Rất cao

1.2.2.3. Phòng chống ma túy dưới góc độ quản trị An ninh phi truyền thống

Có nhiều phƣơng pháp đánh giá năng lực quản trị, cụ thể là quản trị an ninh phi truyền thống trong lĩnh vực phòng, chống ma túy.

Trong luận văn, tác giả ứng dụng phƣơng pháp đánh giá dựa trên kết quả, xây dựng trên nền tảng của phƣơng trình an ninh phi truyền thống.

Để phù hợp với khuôn khổ và phạm vi luận văn cũng nhƣ nguồn lực của tác giả, luận văn sẽ tập trung phân tích về S1, S2 và C1, C2 của phƣơng trình quản trị công tác phòng chống ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh, thời gian trong 5 năm, từ 2015 đến 2019. Cụ thể là:

1. Năng lực hay khả năng đảm bảo an toàn (S1) cho địa bàn, con ngƣời trên địa bàn huyện Đông Anh trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy.

2. Năng lực đảm bảo sự ổn định (S2) hay mức độ ổn định của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh.

3. Chi phí và các hoạt động quản trị rủi ro (C1) trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện.

4. Chi phí mất do khủng hoảng và các hoạt động giải quyết khủng hoảng (C2) trƣớc tác động của tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện.

Lý do ứng dụng các điểm S1, S2 và C1, C2 vì với thực tiễn tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện, việc đảm bảo an toàn, ổn định và quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo an ninh cho con ngƣời trên địa bàn huyện. C2 có xảy ra nhƣng ít và có tác động không lớn trên địa bàn, do đó gần nhƣ không phải thực hiện C3 vì C3 liên quan mật thiết đến C2.

25

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng 1, tác giả đã đƣa ra những nhận thức chung về ma túy, về an ninh phi truyền thống và mối quan hệ giữa an ninh phi truyền thống và phòng, chống ma túy.

Ma túy là chất gây nghiện, đa dạng về chủng loại, hình thức, mà hậu quả, tác hại do nó gây ra ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh truyền thống của mỗi quốc gia. Ma túy còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Do đó, phòng, chống tệ nạn ma túy là trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức, trong đó quan trọng nhất là vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nƣớc các cấp.

An ninh phi truyền thống là một quan niệm mới về một trạng thái an ninh khác với an ninh truyền thống. An ninh phi truyền thống không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con ngƣời, bảo vệ cộng đồng, nó mang tính xuyên quốc gia.

Tệ nạn ma túy cũng mang các đặc điểm cơ bản nhƣ các mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác: là mối đe dọa đối với không chỉ cá nhân mà cả cộng đồng, không chỉ đối với quốc gia mà còn đe dọa đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Từ đó, tác giả đƣa ra phƣơng trình quản trị an ninh phi truyền thống, ứng dụng cụ thể đối với công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh trong thời gian 5 năm (2015 - 2019), đó là S = (S1+S2) - (C1+C2).

26

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH MA TÖY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH GIAI ĐOẠN 2015 - 2019 VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÕNG,

CHỐNG MA TÖY DƢỚI GÓC ĐỘ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG 2.1. Đặc điểm tình hình địa bàn huyện Đông Anh

Huyện Đông Anh nằm ở khu vực phía bắc Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, phía Đông Bắc giáp huyện Yên Phong và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Minh; phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm, phía Nam giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Tây Hồ; phía Tây giáp huyện Mê Linh. Diện tích tự nhiên của huyện là 182,3 km2, dân số có 104.275 hộ với 372.868 nhân khẩu. Huyện có 23 xã, 01 thị trấn với 155 thôn, làng và 40 tổ dân phố, 01 khu công nghiệp lớn (khu công nghiệp Thăng Long) và 01 cụm công nghiệp vừa và nhỏ (Nguyên Khê). Huyện Đông Anh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý: nằm trong vùng quy hoạch phát triển đô thị thuộc Thành phố trung tâm của Thủ đô Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng; là đầu mối giao thông quan trọng giữa Thủ đô với các tỉnh phía Bắc, có tuyến đƣờng nối giữa trung tâm Hà Nội với sân bay quốc tế Nội Bài. Trong những năm qua, huyện Đông Anh có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều dự án lớn đƣợc đầu tƣ, đƣa vào sử dụng nhƣ: Dự án cầu Đông Trù và đƣờng QL 5 kéo dài, cầu Nhật Tân và đƣờng Võ Nguyên Giáp, đƣờng Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên; Một số dự án chuẩn bị và đang đƣợc triển khai nhƣ: Dự án xây dựng công viên Kim Quy; Trung tâm triển lãm quốc gia, Dự án xây dựng thành phố thông minh, Tổ hợp y tế chăm sóc sức khỏe công nghệ cao... là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Trên địa bàn có 2 khu vực tập trung đông dân là Thị trấn Đông Anh và khu vực Bắc Thăng Long. Thị trấn Đông Anh là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của huyện; Khu vực Bắc Thăng Long có Khu công nghiệp Thăng Long tập trung khoảng 59 nghìn ngƣời từ các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc về địa bàn lao động, học tập, sinh sống.

2.2. Thực trạng tình hình ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2019 - 2019

Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh so với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội không phải là địa bàn phức tạp. Số

27

ngƣời nghiện dao động từ khoảng 550 đến 750 ngƣời, chiếm khoảng 0,15 đến 0,2% tổng số dân. Hàng năm, phát hiện, bắt giữ trên địa bàn từ 40 - 60 vụ phạm tội về ma túy, hầu hết các vụ đều là mua bán, vận chuyển hoặc tàng trữ trái phép chất ma túy nhỏ lẻ, số lƣợng ma túy ít. Tuy nhiên, huyện Đông Anh nằm giáp ranh với một số địa bàn phức tạp về ma túy nhƣ: thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh), huyện Mê Linh, huyện Gia Lâm (Hà Nội); tiềm ẩn phức tạp trong việc các đối tƣợng có sự quan hệ móc nối với nhau trong việc mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy giữa các địa bàn. Đồng thời, huyện Đông Anh lại có các tuyến giao thông quan trọng từ Thủ đô Hà Nội đi sân bay Nội Bài và các tỉnh phía Bắc nên tiềm ẩn nguy cơ là tuyến đƣờng vận chuyển ma túy của tội phạm.

Những năm gần đây, ngày càng có sự chuyển hóa từ ma túy truyền thống sang ma túy tổng hợp. Tình trạng bán lẻ, vận chuyển, tàng trữ trái phép ma túy tổng hợp diễn biến phức tạp, phƣơng thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm ngày càng tinh vi, liều lĩnh, gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý

Huyện Đông Anh có 23 xã, 1 thị trấn, trong đó có 01 xã (Vân Hà) là xã không có tệ nạn ma túy (không có đối tƣợng phạm tội về ma túy, không có vụ việc phạm tội và vi phạm pháp luật về ma túy trên địa bàn, không có ngƣời nghiện ma túy).

Theo Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 9/7/2010 của UBND Thành phố Hà Nội và công văn hƣớng dẫn số 08/BCĐ ngày 26/4/2011 của Ban chỉ đạo Thành phố, xác định phân loại đối với các xã nhƣ sau:

Năm 2015:

Xã, thị trấn trọng điểm loại II: 01 Xã trọng điểm loại III: 15 Xã ít phức tạp về tệ nạn ma túy: 7 Xã không có tệ nạn ma túy: 01

Trên địa bàn huyện có thị trấn Đông Anh, là địa bàn đƣợc UBND thành phố Hà Nội xác định là 1 trong 15 phƣờng, xã, thị trấn trọng điểm về ma túy cần đƣợc tập trung đấu tranh giải quyết.

Năm 2016:

28 Xã trọng điểm loại III: 16 Xã ít phức tạp về tệ nạn ma túy: 5 Xã không có tệ nạn ma túy: 01 Năm 2017:

Xã, thị trấn trọng điểm loại II: 0 Xã trọng điểm loại III: 12 Xã ít phức tạp về tệ nạn ma túy: 11 Xã không có tệ nạn ma túy: 01 Năm 2018:

Xã, thị trấn trọng điểm loại II: 0 Xã trọng điểm loại III: 10 Xã ít phức tạp về tệ nạn ma túy: 13 Xã không có tệ nạn ma túy: 01 Năm 2019:

Xã, thị trấn trọng điểm loại II: 0 Xã trọng điểm loại III: 10 Xã ít phức tạp về tệ nạn ma túy: 14 Xã không có tệ nạn ma túy: 0

Từ năm 2015, huyện Đông Anh đã triển khai kế hoạch điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và khai trƣơng điểm uống Methadone tại phòng khám miền Tây, thuộc xã Kim Chung, huyện Đông Anh; cho đến nay vẫn tiếp tục duy trì điểm uống này.

(Xem bảng Phụ lục 2.1)

2.2.1. Thực trạng địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy

2.2.1.1. Khái niệm địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy

Địa bàn phức tạp về ma túy: là khu vực không phụ thuộc vào địa giới hành chính, mà ở đó thƣờng xuyên xảy ra nhiều vụ, việc liên quan đến ma túy và phải thỏa mãn 1 trong 3 tiêu chí:

29

+ Là nơi tập trung nhiều đối tƣợng trong diện quản lý của lực lƣợng công an về ma túy, ngƣời nghiện ma túy câu kết với nhau hoạt động.

+ Là nơi có nhiều yếu tố, là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và tệ nạn ma túy

Điểm phức tạp về ma túy: Là địa điểm cụ thể, nhƣ góc vƣờn hoa, công viên, bến tàu, bến xe, nhà ga, nghĩa trang, bãi đất trống, nhà bỏ hoang... hình thành một ổ nhóm tội phạm ma túy đang hoạt động (có nhiều đối tƣợng tụ tập), có sự phân công, thỏa thuận trƣớc cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội về ma túy, hoặc là nơi tập trung nhiều đối tƣợng sử dụng trái phép ma túy trong một khoảng thời gian nhất định gây bức xúc trong khu vực dân cƣ.

Tụ điểm phức tạp về ma túy: Là địa bàn, khu vực nhất định, không phụ thuộc vào địa giới hành chính, tập trung từ 2 điểm phức tạp về ma túy trở lên, khoảng cách giữa các điểm dƣới 1km đối với khu vực nội thành và 3 km đối với khu vực ngoại thành; hoặc là khu vực có nhiều vụ việc về ma túy xảy ra, tập trung nhiều đối tƣợng đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động hoặc đang hoạt động mua bán ma túy, tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, gây bức xúc trong dƣ luận, ảnh hƣởng xấu đến TTATXH, cần tập trung lực lƣợng đấu tranh, triệt xóa.

2.2.1.2. Thực trạng địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2019

Năm 2015: Địa bàn huyện Đông Anh có thị trấn Đông Anh đƣợc Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Hà Nội xác định là 1 trong 15 phƣờng, xã, thị trấn trọng điểm về tệ nạn ma túy cần tập trung đấu tranh giải quyết từ năm 2012 (theo Kế hoạch chỉ đạo điểm số 07/KH-BCĐ ngày 25/4/2012 của Ban chỉ đạo thành phố Hà Nội).

Sau hơn 3 năm tập trung thực hiện kế hoạch chỉ đạo điểm, với nhiều biện pháp, giải pháp đƣợc triển khai đồng bộ, có hiệu quả, đến cuối năm 2015, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Hà Nội đã có quyết định đƣa địa bàn thị trấn Đông Anh ra khỏi diện trọng điểm, phức tạp về tệ nạn ma túy.

30

Năm 2016, trên địa bàn huyện Đông Anh không phát sinh địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. Không bị tái phức tạp trở lại các địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy đã đƣợc đấu tranh triệt xóa trƣớc đây.

Năm 2017: Đầu năm trên địa bàn huyện Đông Anh phát sinh 01 điểm phức tạp về ma túy tại thôn Hậu Dƣỡng, Kim Chung. Trong năm, các lực lƣợng Công an huyện đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh triệt xóa điểm phức tạp này. Kết quả: Cuối năm 2017 đã giải quyết triệt để điểm phức tạp về ma túy tại thôn Hậu Dƣỡng, xã Kim Chung. Không có địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy.

Năm 2018, 2019: trên địa bàn huyện không phát sinh địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, không bị tái phức tạp trở lại các địa bàn, điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy đã đƣợc triệt xóa.

2.2.2. Thực trạng đối tượng nổi, trong diện quản lý về ma túy

Đối tƣợng nổi về ma túy là những đối tƣợng có biểu hiện nghi vấn về hoạt động mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy lớn theo tính chất đƣờng dây, ổ nhóm; những đối tƣợng có nghi vấn về mua bán trái phép chất ma túy có tính chất "đại lý", mua bán lẻ ở những địa bàn, tụ điểm phức tạp về ma túy; đối tƣợng có nghi vấn chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy, lợi dụng các cơ

Một phần của tài liệu Phòng, chống ma túy trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội dưới góc độ an ninh phi truyền thống (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)