THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM I Nguyễn Trãi và Bảo kính cảnh giới – bài số

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 10 (Trang 27 - 28)

b. Hào khí Đôn gA trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão

THƠ NGUYỄN TRÃI VÀ THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM I Nguyễn Trãi và Bảo kính cảnh giới – bài số

I. Nguyễn Trãi và Bảo kính cảnh giới – bài số 43

Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Tập thơ gồm 254 bài gồm 4 mục: vô đề 192 bài, thời lệnh môn 21 bài, hoa mộc môn 34 bài, cầm thú môn 7 bài. Phần lớn các bài thơ trong tập thơ không đặt đầu đề riêng mà đặt đầu đề theo chùm thơ.Trong phần vô đề được xếp thành các mục: ngôn chí 21 bài, mạn thuật 14 bài, tự thán 41 bài, trần tình 9 bài, thuật hứng 25 bài, bảo kính cảnh giới 61 bài

Bảo kính cảnh giới 43” là một trong 61 bài thơ có đầu đề chung là “Bảo kính cảnh giới”, có nghĩa là gương báu răn mình. Nhưng khi đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông, trước đây, sách giáo khoa vẫn giữ đầu đề là “Bảo kính cảnh giới 43”, nhưng sau này lại đặt đầu đề riêng là “Cảnh ngày hè”. Hai đầu đề, hai cảm hứng có độ chênh rất lớn về nội dung ý nghĩa.

Là một nhà thơ lớn, Nguyễn Trãi không dễ dãi trong việc xếp bài thơ vào chùm thơ “Bảo kính cảnh giới ”. Ai cũng biết đầu đề thể hiện nội dung cảm hứng chính của bài thơ. Nếu đầu đề là “Cảnh ngày hè” thì cảm hứng chính là bức tranh thiên nhiên, nhưng nếu đầu đề là “Bảo kính cảnh giới” thì cảm hứng lại thiên về giáo huấn và khuyên răn. Như thế, bức tranh thiên nhiên chỉ là phần nổi của văn bản, còn mạch ngầm của văn bản mới là tư tưởng chủ đạo của bài thơ.

1. Bảo kính cảnh giới 43 là lời khuyên răn nhắc nhở con cháu, là lời tự răn

mình.

Dựa vào hoàn cảnh sáng tác của bài thơ- sáng tác trong giai đoạn Nguyễn Trãi không còn tin dùng, dựa vào đầu đề (kể cả đầu đề chung) phần nổi và mạch ngầm của văn bản ta thấy bài thơ có sự đối lập ngầm:

Đối lập giữa sự tất bật, bận rộn với công việc nơi triều chính và sự rỗi rãi hiếm hoi nơi làng quê. Câu 1 “Rồi hóng mát thuở ngày trường,” là một câu lục ngôn ngắt nhịp 1/2/3, chữ “rồi” đứng riêng một nhịp vừa nhấn mạnh cảm rỗi rãi,

vừa như một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Ba chữ “thuở ngày giác trường”-nhịp dài nằm cuối câu càng làm cho một ngày như dài thêm, cảm giác thư thái, sự sảng khoái sung sướng như kéo dài ra.

Đối lập giữa bức tranh ngày hè tràn đầy hình ảnh, màu sắc, âm thanh với chốn quan trường tù túng thiếu sinh khí. Theo Nguyễn Trãi trở về với thiên nhiên là cách tốt nhất để thanh lọc tâm hồn, hồi sinh sức sống. Bức tranh thiên nhiên trong những câu tiếp theo thực chất là quan niệm sống, bức tranh tâm hồn của Ức Trai:

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phùn thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Ba câu thơ có rất nhiều động từ vận động diễn tả trạng thái xô đẩy cựa quậy, sự vận động từ bên trong của sự vật muốn trào phun ra ngoài. Tất cả như giương rộng căng phồng phình to .

Đối lập giữa những âm thanh xu nịnh, những lời lẽ mang tính mệnh lệnh với âm thanh bình yên của cuộc đời, tiếng lòng êm ái của Ức Trai:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

Âm thanh của cuộc sống không chỉ làm êm dịu tâm hồn mà nó như tiếng giục giã thôi thúc con người tránh xa nơi danh lợi trở về vốn chốn bình yên để lắng nghe “Tiếng đời lăn náo nức”.

Đối lập giữa sự nhiễu nhương nơi triều chính với một triều đại lý tưởng “Ngu Thuấn”:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Câu cuối lại là một câu lục ngôn tạo ra sự cân xứng với câu 1. Một câu thơ sáu chữ nhưng tất cả đầu đề cập đến số đông nhằm diễn ta một ước mơ lớn:dân- nhiều người, giàu-nhiều tiền của, đủ -nhiều vật chất, tinh thần, đòi phương-nhiều hướng nhiều nơi. Ước mơ của Nguyễn Trãi là ước mơ cho người chứ không phải ước mơ cho mình, ước mơ cho muôn dân, ước mơ tận thôn cùng ngõ vắng chứ không phải một nơi, một chốn nào.

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 10 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w