Và gợi ý giải đề:

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 10 (Trang 43 - 46)

IV. CẤU TRÚC/DÀN Ý GỢI Ý

5. và gợi ý giải đề:

Đối với đối tượng là học sinh giỏi, xu hướng đề thường ra là lựa chọn một vấn đề được gửi gắm qua hai nhận định (hai nhận định này được phát biểu dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một câu danh ngôn…). Do đó, lưu ý, nếu đề bàn đến hai câu nói (nhận định, ý kiến) hoặc hai vế khác nhau trong một câu nói (dạng này chuyên đề tách thành dạng nghị luận về một vấn đề chứa đựng hai mặt tốt – xấu, sẽ trình bày cấu trúc cụ thể ở phần sau) thì cách làm, phần lớn là: Giải thích, phân tích, bình luận từng ý kiến cho rõ ràng. Đọc qua nghe chừng hai ý kiến rất mâu thuẫn nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ nhất định với nhau. Mối quan hệ đó, có thể là bổ sung ý kiến cho nhau, cũng có thể hoàn toàn đối lập nhau. Nhưng phần lớn là bổ sung, làm rõ thêm cho cùng một vấn đề. Do đó, tùy vào đề bài, người viết cần linh hoạt và lựa chọn lối đi cho mình sao cho phù hợp. Hoặc đồng tình với cả hai ý kiến, hoặc đứng hẳn về một ý kiến hoặc lấy phần đúng trong mỗi ý kiến đề đề xuất cách hiểu đúng đắn.

Đề 1: Ngạn ngữ có câu:

“Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng:

“Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai

thành hiện tại”.

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên. Gợi ý giải đề

- Giải thích:

+ Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi” được hiểu là thời gian dành cho mỗi con người luôn có hạn, không ai sống mãi được cùng với thời gian.

-> Câu ngạn ngữ đưa ra lời khuyên: Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển vông.

+ Ý kiến 2: “Biến tương lai thành hiện thức”, biến những điều con người mơ ước, những điều chưa có trong hiện thực thành những thứ có thực.

-> Câu nói khuyên con người, phải có những ước mơ lớn lao, như vậy mới biến tương lai thành sự thật.

=> Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, thể hiện tọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao,vươn xa nhưng đồng thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hợp, không chạy theo những giá trị phù du, viển vông, vô nghĩa.

- Phân tích, chứng minh (tính đúng đắn hoặc sai lầm hoặc vừa đúng vưà sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối) đối với ý kiến:

+ Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: ước mơ là một trong những thước đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa trong cuộc sống; người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học và sáng tạo; khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh phúc, sẽ tìm thấy ý nghĩa, giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi một cách vô nghĩa, lãng phí…

+ Ước mơ không đồng nghĩa với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế: không nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc; Cuộc đời được tạo nên từ những điều bình dị, do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc ống; Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, bằng lòng với cuộc sống con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn.

=> Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Phải theo đuổi ước mơ nhưng đừng mơ một cách hão huyền.

- Bàn luận, mở rộng:

+ Phê phán hai hiện tượng”

++ Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trì trệ, dậm chân tại chỗ.

++ Ngược lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du để rồi đánh mất mình

(Có thể dùng các dẫn chứng sau để chứng minh:

- Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên, chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu để có thể chạy chữa bệnh cho cha, vậy mà vay mượn cả đại gia đình cuãng không đủ, cậu con trai 16 tuổi đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này”. Sau này, cậu bé ngày nào đã khời nghiệp bằng căn nhà thuê chỉ vài mét vuông để xay cà phê, đạp xe hàng cây số để giao hàng… lại trở thành ông chủ tập đoàn sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam

- Walt Disney – giám đốc hãng phim truyền hình lớn nhất thế giới. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, mê vẽ. Vì không có tiền nên đã dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này đã trở thành cái tên đình đám trong giới phim và các hãng truyền thông).

- Rút ra bài học

Đề 2: Có ý kiến cho rằng: “Sống là không chờ đợi, bởi vậy, để không lãng phí thời

gian, con người cần phải làm việc và nỗ lực hết mình”.

Lại cũng có ý kiến cho rằng: “Để cuộc đời trở nên có ý nghĩa, con người cần phải

sống chậm lại, tận hưởng những vẻ đẹp cuộc sống”.

Anh/chị đồng tình với quan điểm nào? Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về hai ý kiến trên.

Dạng 2 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm:

Là bàn về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, bệnh vô cảm…). Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

2. Cách làm:

Để làm được kiểu bài này HS cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận, có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.

Các nội dung chính:

- Thân bài:

+ LĐ1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống,làm rõ những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài (nếu có).

+ LĐ2: Nêu rõ thực trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống (thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào?có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống? thái độ của xã hội đối với vấn đề như thế nào?). Chú ý liên hẹ thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục. Từ đó, làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

+ LĐ3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân do thiên nhiên, do con người…).

+ LĐ4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng (chú ý, nguyên nhân nào thì giải pháp đó). Cần chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi phải phối hợp với những lực lượng nào?

+ LĐ5: Rút ra 2 bài học: nhận thức và hành động (Nhận thức về vấn đề như thế nào? Đúng hay sai? Cần phải làm gì?).

- Kết bài: Cần khái quát lại vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiên tượng đời sống.

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 10 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w