học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng.
Đảm bảo cấu trúc bài văn, giới thiệu được vấn đề nghị luận.
1.0
2
- “Lửa” là nguồn nhiệt, có sức nóng, sức thiêu đốt. Trong lời phát biểu của Gam-za-tốp: Lửa là nguồn năng lượng nhưng là lửa của trái tim, là trạng thái cảm xúc được hâm nóng, sôi sục.
- “Cháy lên”: trạng thái bốc cao của ngọn lửa khi một vật liệu nào đó được tác động bởi nguồn nhiệt. Ở đây là cháy lên của những nguyên liệu, chất liệu hiện thực cuộc sống do bị thiêu đốt bởi nguồn năng lượng từ trái tim nhà thơ. Cháy lên là giây phút thăng hoa, đỉnh điểm cảm xúc.
=> Khái quát nội dung của nhận định: Với cách nói ví von, so sánh thơ với lửa, làm thơ với sự cháy lên, Gam-za-tốp đã chỉ ra đặc trưng cảm xúc thơ và trạng thái cảm xúc của người làm thơ.
1.0
2. Bàn luận:
Khẳng định đây là ý kiến đúng đắn. Ý kiến là sự chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm của nhà thơ đã đi qua sáng tác chứ không thuần túy là vấn đề lí luận, lí thuyết về thơ và làm thơ. Từ đó HS lí giải bằng các lí lẽ và dẫn chứng:
- Vì sao thơ là lửa và sáng tác thơ là sự cháy lên? Đó là quy luật của sáng tác thơ ca: Cảm xúc thơ phải mãnh liệt, thơ là những rung động tột cùng của trái tim thi sĩ khi va chạm với hiện thực cuộc sống, là những cơn bão lòng. Thơ chỉ tràn ra khi
trong tim ta cuộc sống đã thật đầy (Tố Hữu).
- Vì sao cảm xúc phải thật đầy, mãnh liệt mới có thơ? Kinh nghiệm của những nhà thơ cho thấy phải đạt cảm xúc như vậy mới tạo ra cuộc bạo động về ngôn từ, hình ảnh, vần nhịp...
3. Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề: (5,0 điểm)
Học sinh có thể chọn bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, Việt
Bắc của Tố Hữu hoặc Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo...
những bài thơ làm trong trạng thái lên đồng, biểu hiện những cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ...để chứng minh cho nhận định của R.Gam-za-tốp. Khi phân tích bài thơ để chứng minh cho nhận định, học sinh cần làm nổi bật những ý sau:
- Sự cháy lên của cảm hứng sáng tác bài thơ (Sự cháy lên của những chất liệu hiện thực cuộc sống do bị thiêu đốt bởi nguồn nhiệt từ trái tim nhà thơ): Hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng sáng tác bài thơ
- Sự cháy lên của cảm xúc mãnh liệt thể hiện trong bài thơ: Đó là cảm xúc tình cảm gì? Cảm xúc tình cảm ấy được thể hiện trong bài thơ như thế nào (Nội dung cảm xúc, nghệ thuật diễn tả cảm xúc)?
- Đánh giá về tình cảm, cảm xúc ấy trong bài thơ...
Yêu cầu:
- Đúng giới hạn: Văn học Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 12.
- Đảm bảo số lượng tác phẩm (một số), thể loại (thơ) - Trúng vấn đề, làm nổi bật được vấn đề…
4. Đánh giá, mở rộng vấn đề:
-Thơ có thể phản ánh cuộc sống, thể hiện tư tưởng, quan niệm nào đó về cuộc đời nhưng gốc của nó là cảm xúc, là trí tuệ của cảm xúc. Thơ phải có tư tưởng, có ý thức... nhưng tư tưởng trong thơ nằm ngay trong cảm xúc tình tự, hiểu thơ kì thực là vấn đề của cả tâm hồn.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề đặt ra:
+ Đối với người sáng tác: Để ngọn lửa thơ luôn rực cháy, nhà thơ phải luôn mở rộng cánh cửa tâm hồn, trái tim luôn phải no nê những hương sắc cuộc đời...
+ Đối với người tiếp nhận: cũng cần phải là người biết tri âm cùng người viết…