Biểu hiện của giá trị hiện thực trong văn học trung đại 1 Phản ảnh và phê phán hiện thực

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 10 (Trang 33 - 35)

1. Phản ảnh và phê phán hiện thực

1.1. Trong bộ phận văn học chữ Hán.

-Trong những tác phẩm văn xuôi viết theo thể kí, bộ mặt của xã hội, giai cấp thống trị được dựng lên khá đậm nét.

+“Hoàng Lê nhất thống chí” là bức tranh sinh động về cảnh thối nát của triều đình phong kiến lúc bấy giờ. Vua thì ngồi làm vì, chúa Trịnh nắm quyền hành thì hôn mê, mù quáng, gây ra bè đảng trong phủ, quan lại bất tài, cơ hội, tùy thời, sẵn sàng làm bất cứ việc gì để trục lợi.

+“Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác ghi lại tâm trạng của một con người cực kì bất mãn đối với xã hội đương thời, cảm thấy mình “chẳng khác gì một người tù”. Dưới ngòi bút tinh tế, sắc sảo của tác giả, hình ảnh phủ chúa Trịnh hiện lên kín đáo và rõ nét với những cung điện kiêu sa, cầu kỳ, với những con người từ chúa Trịnh Sâm, ông quan đầu triều Hoàng Đình Bảo, đến đám công khanh, quan lại, tất cả đều có cái gì như vô nghĩa, bệnh tật.

+Trong “Vũ trung tùy bút”, Phạm Đình Hổ tả lại những lần ngự chơi cực kì xa hoa của Trịnh Sâm ở cung Thụy Liên trên bờ hồ Tây.

+Nguyễn Án thì kể về những khoản xa xỉ của chúa Trịnh trong các dịp tết Trung thu cùng với hình ảnh vùng Hải Dương những năm giữa thế kỉ XVIII, chiến tranh liên miên, không cày cấy được, những người dân sống sót phải đi bóc vỏ cây, bắt chuột đồng mà ăn trong “Tang thương ngẫu lục”.

-Trong thơ chữ Hán, nhiều nhà thơ như Cao Bá Quát, Phạm Nguyễn Du đã ghi lại những bức tranh sinh động về cuộc sống đói khổ của nhân dân. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du thường xuất hiện những bức tranh đối lập: một bên là cuộc sống đói khổ của nhân dân và một bên là cuộc sống xa hoa của giai cấp thống trị (Thái Bình mại ca giả).

1.2. Trong bộ phận văn học chữ Nôm.

-Chinh phụ ngâm tố cái chiến tranh phong kiến làm tan vỡ hạnh phúc, tình yêu của tuổi trẻ. Cung oán ngâm khúc tố cáo chế độ cung tần vô nhân đạo làm cho cuộc đời bao cô gái tài sắc héo hắt, tàn lụi trong cung vua, phủ chúa.

-Thơ Hồ Xuân Hương có khuynh hướng đi vào những nỗi đau đời thường nhưng không kém phần bi kịch của người phụ nữ bình dân và tố cáo toàn bộ nền đạo đức phong kiến đối với người phụ nữ.

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng

-Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người thông qua cuộc đời nhân vật chính.

*Tóm lại: các tác giả đã đứng trên lập trường nhân sinh để tố cáo những gì phản nhân sinh, phản tiến hóa vì thế hiện thực tố cáo được mở rộng và nội dung tố cáo sâu sắc hơn.

2. Đề cao con người và cuộc sống trần tụca/Đề cao con người a/Đề cao con người

Phát triển torng bối cảnh lịch sử mà chế độ phong kiến bước vào thời kì khủng hoảng, ý thức hệ phong kiến bị sụp đổ, văn học giai đoạn này có một đặc trưng mang tính lịch sử là khám phá ra con người, khẳng định những giá trị chân chính của con người, phản ánh những khát vọng giải phóng của con người.

+Khám phá ra con người, văn học giai đoạn này đã lấy người phụ nữ làm đối tượng phản ánh chủ yếu. Người phụ nữ hiện lên với số phận mang tính chất bi kịch và cũng rất tiêu biểu cho những phẩm chất, những giá trị đẹp đẽ của con người: tài sắc, thủy chung, hiếu thảo, giàu ý thức và khát vọng sống hạnh phúc.

+Bên cạnh hình tượng người phụ nữ, văn học giai đoạn này còn tập trung vào hình tượng anh hùng. Nếu ở các giai đoại trước hình tượng anh hùng trong văn học

là người anh hùng dân tộc thì đến giai đoạn này đã xuất hiện người anh hùng kiểu Từ Hải – biểu tượng của khát vọng tự do và công lí.

+ Hàng loạt tác phẩm như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ Hồ Xuân Hương, Sơ kính tân trang, Truyện Kiều rồi nhiều truyện thơ Nôm khác đều phản ảnh những khát vọng của con người: Khát vọng hạnh phúc lứa đôi, khát vọng công lí, khát vọng tư do, Chống lại những chủ trương khắc kỷ của Nho giáo, diệt dục của Phật giáo, những quan niệm phủ định quyền sống của con người, chống lại những thế lực tàn bạo như cường quyền, đồng tiền chà đạp lên quyền sống của con người.

Không phải đến giai đoạn này con người mới trở thành đối tượng của văn học, nhưng phải đến giai đoạn này con người với tất cả sự phong phú của nó mới trở thành đối tượng chủ yếu, hàng đầu trong nhận thức của văn học.

+ Đề cao cuộc sống trần tục.

Nhiều tác thẩm đã đi sâu thể hiện khát vọng được sống trọn vẹn cuộc đời trần thế của con người mà Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều là những tác phẩm tiêu biểu. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm đã lên tiếng đòi được sống hạnh phúc ngay trên cuộc đời thế tục này chứ không phải ở kiếp sau nào:

Đành muôn kiếp chữ tình là vậy, Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.

Một phần của tài liệu Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn lớp 10 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(166 trang)
w