II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
2.3. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất
2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất:
2.3.1.1. Hiệu quả kinh tế, xã hội
Quá trình phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội của Huyện theo quan điểm “Xây dựng huyện Đồng Văn trở thành huyện dịch vụ phát triển bền vững, chất lượng cao, có kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ tương xứng với vị trí trung tâm của tỉnh Hà Giang; tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hóa-lịch sử; ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng”, những năm qua đã kéo theo việc thay đổi rất lớn trong bố trí sử dụng các loại đất.
- Diện tích đất nông nghiệp (trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm khác và đất rừng sản xuất) chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp đã đảm bảo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, để xây dựng phát triển hệ thống đô thị, các khu dân cư và xây dựng kết cấu hạ tầng.... Diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng do đã có những chính sách hợp lý trong sản xuất nông nghiệp như tập trung vào các cây trồng, vật nuôi phù hợp có hiệu quả kinh tế cao để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, cải thiện thu nhập cho người dân, tiếp tục triển khai chương trình phát triển 3 cây, 4 con theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện nên sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo cả về mục tiêu kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế/ha đất canh tác, đảm bảo sản lượng lương thực toàn huyện.
- Các loại đất phi nông nghiệp tăng đã góp phần làm cho diện mạo Huyện ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện, ngày càng thu hút khách du lịch. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị trên địa bàn trung tâm huyện. Phối hợp với UBND thị trấn Đồng Văn trong công tác quản lý đô thị, đảm bảo tình hình giao thông trong dịp Lễ hội khèn mông, dịp Quốc khánh mùng 2/9, Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ V trên địa bàn huyện.
- Quỹ đất dành cho chỉnh trang, xây dựng mới khu dân cư đô thị và chỉnh trang khu dân cư nông thôn vẫn tiếp tục mở rộng. Việc bố trí đất ở trong các khu dân cư gắn liền đồng bộ với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, các công trình dịch vụ và du lịch.
3.1.2. Hiệu quả môi trường
Nhiều năm trở lại đây, mỗi năm huyện Đồng Văn đón hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước. Điều này thể hiện được tiềm năng du lịch rất lớn của vùng Cao nguyên đá. Tuy nhiên, lượng du khách lớn cũng đồng thời tạo
sức ép lên vấn đề môi trường; nguy cơ ô nhiễm cao do rác thải sinh hoạt, nhất là các nhà hàng, khách sạn, khu tập trung đông khách du lịch. Trung bình mỗi ngày thị trấn phải xử lý từ 2 - 3,5 tấn rác thải sinh hoạt, vào những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ có thể lên trên 4 tấn. Trước thực trạng này, để đảm bảo cân bằng giữa phát triển du lịch và giữ gìn, bảo vệ môi trường cần xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung trên địa bàn huyện.
Nhận thấy rõ vai trò của việc giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp trong phát triển du lịch của huyện, huyện ban hành các kế hoạch, triển khai thực hiện nghị quyết của huyện về xây dựng, quản lý đô thị, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Đến nay, nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh đã được nâng cao. Đặc biệt với thị trấn Đồng Văn và thị trấn Phố Bảng luôn có đội thu gom rác thường xuyên, đảm bảo các tuyến đường luôn sạch. Bên cạnh đó, trong năm qua, huyện đã tiến hành trồng 500 cây xanh tại các tuyến đường trung tâm, cùng với việc lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng công cộng.... Hiện tại, hàng tháng các phòng, ban có liên quan cũng đã tổ chức họp giao ban hướng dẫn và chỉ đạo các kế hoạch liên quan đến môi trường cho các nhà hàng kinh doanh ăn uống, dịch vụ nghỉ ngơi trên địa bàn huyện. Thông báo ký cam kết bảo vệ môi trường và kiên quyết xử phạt đối với các đối tượng vi phạm.
2.3.2. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
a) Cơ cấu sử dụng đất;
Theo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2020, diện tích các loại đất trên địa bàn huyện như sau:
- Đất nông nghiệp có 34.905,96 ha, chiếm 77,04% diện tích đất tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp có 1.544,42 ha, chiếm 3,41% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng còn lại 8.857,86 ha, chiếm 19,55% diện tích đất tự nhiên.
Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm đất chính cũng như các loại đất của huyện cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng đất đã theo xu hướng tích cực, đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện. Quỹ đất phi nông nghiệp tăng đáng kể, đặc biệt là đất phát triển hạ tầng tăng 313,55 ha, . Thời kỳ 2010 - 2020, cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế theo hướng xây dựng huyện Đồng Văn trở thành huyện du lịch phát triển bền vững, chất lượng cao, có kết cấu hạ tầng đồng bộ; tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hóa-lịch sử; ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng.
b) Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển KTXH:
- Đất nông nghiệp: Thực hiện việc giao đất nông nghiệp ổn định đến người dân, cùng với các chính sách đẩy mạnh sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch
(mật ong bạc hà, thịt bò vàng…), bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện.
- Đất phi nông nghiệp: Giai đoạn 2011-2020 diện tích đất phi nông nghiệp của huyện đã tăng đáng kể, góp phần phát triển du lịch phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên vị trí của huyện. Tuy nhiên Đồng Văn vẫn còn là 1 huyện miền núi nghèo, do đó cần phải có quỹ đất tương đối lớn để xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu của nhân dân. Mặc dù, một phần sử dụng từ các cơ sở sản xuất và hạ tầng cũ, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội thì cần quỹ đất lớn chuyển đển đổi từ đất nông nghiệp. Do đó, việc xây dựng và phát triển các công trình mới phải hết sức tiết kiệm theo hướng sử dụng triệt để không gian và hạn chế lấy vào đất nông nghiệp có chất lượng tốt.
Đất dành cho phát triển hạ tầng được ưu tiên, diện tích đất xây dựng, mở rộng các tuyến giao thông, các công trình trường học, trụ sở UBND các xã, , các công trình thủy lợi, hồ treo phục vụ mục đích sinh hoạt, thủy lợi được trú trọng.