DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Theo phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Văn cho thấy về chỉ tiêu sử dụng đất các cấp, các ngành là phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Văn đến năm 2030 và là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thông qua phương án quy hoạch sử dụng đất, giá trị của đất được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản, thị trường lao động, tạo ra nguồn vốn, nguồn lực vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh. Phương án quy hoạch đã tạo ra quỹ đất cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại, phát triển du lịch, đất ở đô thị và nông thôn, xây dựng khu đô thị.
Phương án quy hoạch đã xác định rõ cơ cấu diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch, theo đó cũng tạo ra nguồn thu từ đất cho ngân sách huyện từ việc giao đất, cho thuê đất. Đồng thời thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất trong phương án quy hoạch đã xác định được các khoản chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho những đối tượng được nhà nước thu hồi đất để sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn huyện Đồng Văn.
Bảng 05: Ước tính các khoản thu – chi từ đất
STT Loại đất Diện tích
(ha)
Đơn giá trung bình (đồng/m2) Thành tiền (tỷ đồng) I Tổng chi 320,27 1 Đất trồng lúa nước 38,03 60.000 22,82 2 Đất trồng cây hàng năm khác 312,46 60.000 187,48
3 Đất trồng cây lâu năm 34,54 70.000 24,18
4 Đất nuôi trồng thủy sản 0,00 70.000 0,00
5 Đất ở tại nông thôn 1,01 1.280.000 12,91
6 Đất ở tại đô thị 2,02 3.600.000 72,90
II Tổng thu 433,65
1 Giao đất ở tại nông thôn 39,00 1.280.000 49,92
2 Giao đất ở tại đô thị 20,86 3.600.000 75,09
4 Đất thương mại, dịch vụ 90,02 3.300.000 297,06 5 Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp 1,41 778.000 1,09
6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm 16,29 644.000 10,49
Cân đối: Thu - Chi 113,38
- Tổng kinh phí phải chi trả cho thu hồi đất trong kỳ quy hoạch là: 320,27 tỷ đồng.
- Tổng thu khi giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong kỳ quy hoạch là: 433,65 tỷ đồng.
- Cân đối thu - chi còn lại: 113,38 tỷ đồng.
3.2. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực năng bảo đảm an ninh lương thực
Theo phương án quy hoạch vẫn giữ được diện tích đất trồng lúa ổ định gần 800 ha tập trung ở 1 số xã, thị trấn. An ninh lương thực được thể hiện qua các tiêu chí: (1) Sự sẵn có lương thực; (2) Khả năng tiếp cận lương thực; (3) Ổn định lương thực và (4) Đảm bảo tiêu dùng lương thực. Phương án quy hoạch sử dụng đất duy trì diện tích đất trồng lúa của huyện đến năm 2030 là 763,25 ha, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và hỗ trợ người trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa sẽ giúp người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, gắn bó với đồng ruộng.
Khu vực chuyên trồng lúa nước đến 2030 sẽ tập trung tại các xã, thị trấn là TT Đồng Văn, xã Má Lé, xã Lũng Cú, xã Phố Cáo, xã Thài Phìn Tủng. Phương án quy hoạch đến năm 2030, cần phải chuyển 38,03 ha đất trồng lúa để xây dựng hạ tầng thiết yếu, các công trình công cộng (văn hóa, giáo dục, thể thao,..), khu dân cư,,… phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Diện tích đất trồng lúa giảm, nhưng không lớn, chỉ chiếm 4,98% tổng diện tích đất lúa của năm 2020.
3.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất
Đến năm 2030, với những tiềm năng, thế mạnh của huyện Đồng Văn trong lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ sẽ giúp huyện phát triển theo hướng bền vững, xanh, sạch, thân thiện với môi trường và thiên nhiên. Phương án quy
hoạch sử dụng đất đã xem xét cả nhu cầu đất ở tái định cư khi giải phóng mặt bằng xây dựng các khu đô thị, khu thương mại dịch vụ phục vụ phát triển du lịch và quỹ đất đấu giá đầu tư hạ tầng cho các khu vực thương mại dịch vụ, đất ở đô thị trên địa bàn huyện.
Phương án quy hoạch sử dụng đất có diện tích đất ở tại nông thôn tăng thêm 37,99 ha (bình quân khoảng 2-3 ha/xã giai đoạn 2021-2030); đất ở đô thị tăng thêm 18,83 ha. Do đó, phương án hoàn toàn đảm bảo được việc giải quyết quỹ đất ở trên địa bàn huyện đến năm 2030. Diện tích đất ở tăng thêm được xác định trên cơ sở dự báo quy mô dân số đến năm 2030, nhu cầu của các địa phương, có xét đến khả năng thực hiện đối với mỗi dự án. Giải quyết quỹ đất ở tăng thêm chủ yếu thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng các khu ở mới, các khu dân cư gắn với thương mại dịch vụ, du lịch.
Trong giai đoạn 2021-2030, cũng xác định diện tích đất ở giảm 3,03 ha do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trong đó chủ yếu là phục vụ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế hạ tầng (Xây dựng mới các nhà văn hóa thôn, xây dựng cây xăng xã Phố Cáo, làm hồ chứa nước sinh hoạt phục vụ các thôn, bản, trụ sở cơ quan, an ninh,... Quá trình thực hiện theo lộ trình nên có nhiều điều kiện để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực.
Việc chuyển hơn 500 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, trong đó phần lớn là đất trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất, vì thế cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các hộ gia đình, lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Do đó, khi thực hiện các dự án cần lập phương án khả thi, thực hiện tốt chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi ngành nghề cho những người mất đất sản xuất.
Theo phương án điều chỉnh quy hoạch, từ nay đến năm 2030 trên địa bàn huyện sẽ được đầu tư xây dựng hoạt động dịch vụ, thương mại, tạo điều kiện để thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động của huyện và giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh trên địa bàn huyện.
3.4. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng
Thị trấn Đồng Văn và thị trấn Phố Bảng là 2 đơn vị phát triển kinh tế trọng điểm của huyện Đồng Văn. Ngày 11/05/2012, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ký ban hành Quyết định số 840/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn giai đoạn năm 2010-2030; Quyết định số 1180/QĐ-UBND ngày 21/05/2010 của UBND huyện Đồng Văn, về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm thị trấn Phố Bảng huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang;
Trong phương án Quy hoạch đất đến năm 2030 huyện Đồng Văn đã bám sát quy hoạch chung của thị trấn, ưu tiên đáp ứng quỹ đất để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và quỹ đất xây dựng các khu đô thị nhằm đẩy nhanh quá trình đô thi hóa của huyện cũng như phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trên cơ sở quy hoạch mở thêm đất xây dựng các khu du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã, thị trấn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo ra bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn huyện.
3.5. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc
Đồng Văn là một huyện có nhiều di tích lịch sử - tôn giáo, việc tôn tạo di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo tồn văn hoá các dân tộc, đặc biệt là xã Lũng Cú, thị trấn Đồng Văn được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm. Hiện nay quỹ đất di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh toàn huyện khoảng gần 10 ha. Trong thời gian tới UBND huyện có chủ trương: Đối với các công trình hiện có cần đầu tư cải tạo chỉnh trang để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện nay, bên cạnh đó một số địa điểm đang được nghiên cứu để tiếp tục xây dựng phục vụ phát triển du lịch trong tương lai.
3.6. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ.
Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đã rà soát, đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện; trong đó rà soát kỹ tài nguyên đất đai và tài nguyên du lịch. Đồng thời thực hiện đánh giá, xác định các khả năng có thể khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trong giai đoạn quy hoạch, trong đó xác định kỹ khả năng về vốn và giải phóng mặt bằng. Từ đó, tiến hành tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 trên cơ sở danh mục các dự án mà các ngành, lĩnh vực đăng ký. Do đó, phương án quy hoạch đảm bảo khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Diện tích rừng quy hoạch đến năm 2030 là 18.284,58 ha, giảm 162,92 ha so với hiện trạng năm 2020 để thực hiện các dự án về quốc phòng, an ninh, thương mại dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, đất ở, xây dựng các hồ chứa nước sinh hoạt phục vụ người dân. Như vậy phương án quy hoạch sử dụng đất rừng đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng.
PHẦN IV
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO CÁC MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 1.1. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực
Dự báo nhu cầu sử dụng đất trong năm 2021 của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện như sau:
- Đất nông nghiệp: 34.647,29 ha, chiếm 76,47% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đến từng đơn vị hành chính như sau:
+ TT Đồng Văn có diện tích đất nông nghiệp: 1.939,11 ha, chiếm 5,60% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ TT Phố Bảng có diện tích đất nông nghiệp: 971,09 ha, chiếm 2,80% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sủng Trái có diện tích đất nông nghiệp: 2.234,88 ha, chiếm 6,45% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Lũng Thầu có diện tích đất nông nghiệp 1.203,46 ha, chiếm 3,47% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Phố Là có diện tích đất nông nghiệp: 1.145,04 ha, chiếm 3,30% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Ma Lé có diện tích đất nông nghiệp: 3.730,66 ha, chiếm 10,77% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Lũng Cú có diện tích đất nông nghiệp: 2.953,90 ha, chiếm 8,53% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Vần Chải có diện tích đất nông nghiệp: 1.838,06 ha, chiếm 5,31% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sủng Là có diện tích đất nông nghiệp: 1.085,46 ha, chiếm 3,13% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sảng Tủng có diện tích đất nông nghiệp: 1.841,46 ha, chiếm 5,32% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Tả Phìn có diện tích đất nông nghiệp: 1.866,03 ha, chiếm 5,39% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Tả Lủng có diện tích đất nông nghiệp: 2.295,89 ha, chiếm 6,63% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Phố Cáo có diện tích đất nông nghiệp: 3.218,16 ha, chiếm 9,29% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sà Phìn có diện tích đất nông nghiệp: 901,74 ha, chiếm 2,60% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sính Lủng có diện tích đất nông nghiệp: 1.672,73 ha, chiếm 4,83% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Lũng Táo có diện tích đất nông nghiệp: 1.314,38 ha, chiếm 3,79% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Thài Phìn Tủng có diện tích đất nông nghiệp: 1.567,33 ha, chiếm 4,52% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
+ Xã Hố Quán Phìn có diện tích đất nông nghiệp: 1.586,14 ha, chiếm 4,58% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện.
- Đất phi nông nghiệp: 1.808,59 ha, chiếm 3,99% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đến từng đơn vị hành chính như sau:
+ TT Đồng Văn có diện tích đất phi nông nghiệp 335,20 ha, chiếm 18,53% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ TT Phố Bảng có diện tích đất phi nông nghiệp: 57,39 ha, chiếm 3,17% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sủng Trái có diện tích đất phi nông nghiệp: 115,11 ha, chiếm 6,36% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Lũng Thầu có diện tích đất phi nông nghiệp: 77,05 ha, chiếm 4,36% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Phố Là có diện tích đất phi nông nghiệp: 50,78 ha, chiếm 2,81% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Ma Lé có diện tích đất phi nông nghiệp: 129,33 ha, chiếm 7,15% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Lũng Cú có diện tích đất phi nông nghiệp: 134,64 ha, chiếm 7,44% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Vần Chải có diện tích đất phi nông nghiệp: 58,79 ha, chiếm 3,25% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sủng Là có diện tích đất phi nông nghiệp: 77,05 ha, chiếm 4,26% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Sảng Tủng có diện tích đất phi nông nghiệp: 62,66 ha, chiếm 3,46% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Tả Phìn có diện tích đất phi nông nghiệp: 58,60 ha, chiếm 3,24% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Tả Lủng có diện tích đất phi nông nghiệp: 76,02 ha, chiếm 4,20% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Lũng Phìn có diện tích đất phi nông nghiệp: 79,40 ha, chiếm 4,39% tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện.
+ Xã Phố Cáo có diện tích đất phi nông nghiệp: 104,92 ha, chiếm 5,80%