TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của Quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Văn (Trang 64 - 67)

4.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp.

Huyện Đồng Văn có tổng diện tích tự nhiên 45.308,24, tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện có 34.905,96 ha bao gồm chủ yếu là diện tích đất rừng phòng hộ 17.684,20 ha, đất rừng sản xuất 763,30 ha. Diện tích đất chưa sử dụng còn 8.857,86 ha, diện tích đất chưa sử dụng này tiếp tục được đưa vào để khoanh nuôi rừng. Tổng hợp kết quả đánh giá đất tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp như sau:

- Phát triển nông nghiệp theo chương trình “3 cây 4 con”, cụ thể như sau: Xác định thế mạnh của từng loại cây trồng có giá trị, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và năng lực sản xuất của từng địa phương. Các cây trồng có thế mạnh tiếp tục được khẳng định về chất lượng, sản lượng và thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Chăn nuôi triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng đàn gia súc. Trồng, chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tăng tỉ lệ che phủ rừng.

+Triển khai thực hiện “3 cây”: Cây tam giác mạch được quy hoạch khoanh vùng, hằng năm trồng để thu hút khách dụ lịch và phục vụ lễ hội từ cuối tháng 9 đến tháng 12, góp phần tổ chức lễ hội tam giác mạch trên địa bàn huyện; Cây lê được trồng tập trung, đã và đang cho thu hoạch tập trung; Cây dược liệu được trồng và thực hiện chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tổ chức cho các hợp tác xã sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm của Tam giác mạch, Lê, Dược liệu đã được liên kết chế biến, có nhãn mác và trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng.

+ Triển khai thực hiện “4 con”: Bò, lợn, dê, ong. Chú trọng phát triển theo hướng gia trại chăn nuôi.đẩy mạnh khoa học công nghệ vào sản xuất. Các sản phẩm được liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp để đưa ra các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, có nhãn mác rõ ràng.

4.2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp.

a) Tiềm năng đất phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong thời kỳ 2021 - 2030 tiếp tục tạo điều kiện để ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp duy trì tốc độ phát triển, trên cơ sở hoàn thiện về hạ tầng, áp dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường. Mục tiêu trước mắt là chuyển đổi cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng linh hoạt đáp ứng yêu cầu thị trường, đạt hiệu quả cao và từng bước hiện đại. Tập trung phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản có quy mô phù hợp và làng nghề truyền thống gắn với xây dựng, sử dụng nguồn nguyên liệu trên địa bàn, phục vụ nhu cầu thị trường và phát triển du lịch. Quản lý khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo đúng theo quy hoạch và giữ gìn cảnh quan, môi trường.

b) Tiềm năng đất phát triển đô thị

Triển khai xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở thị trấn Đồng Văn và một số nơi trên địa bàn huyện gắn với việc bảo tồn di sản. Bên cạnh đó, việc xây dựng và hoàn chỉnh nâng cấp hệ thống giao thông; hình thành các khu du lịch sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân bố dân cư. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng đường từ thị trấn đồng văn đi mốc 450 để phát triển kinh tến biên mậu.

c) Tiềm năng đất xây dựng khu dân cư

Huyện có 17 đơn vị hành chính xã, quy hoạch phát triển các khu trung tâm xã thành trung tâm phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư các dự án có trọng tâm, trọng điểm. Xây dựng các khu dân cư tập trung để phát triển kinh tế kết hợp mô hình homestay phục vụ du lịch cho du khách.

d) Tiềm năng đất đai cho phát triển du lịch

Huyện Đồng Văn là huyện cao nguyên đá, xác định thương mại, dịch vụ du lịch là lĩnh vực mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xây dựng huyện Đồng Văn sớm trở thành huyện trọng điểm về phát triển du lịch của tỉnh gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống. Tiếp tục duy trì củng cố và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, hình thành hoạt động du lịch trải nghiệm tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng và du lịch mạo hiểm, xây dựng điểm, các tua tuyến du lịch, siêu thị mini, nhà hàng, khách sạn, Homestay, nhà nghỉ cộng đồng đáp ứng nhu cầu du khách.

- Phát triển các loại hình du lịch theo hướng đa dạng hóa. Tạo ấn tượng tốt đẹp về chất lượng sản phẩm du lịch của huyện Đồng Văn, trên cơ sở cải thiện một cách căn bản chất lượng vệ sinh môi trường, trật tự trị an tại các điểm du lịch.

e) Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

Dựa trên hiện trạng sử dụng đất, căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện cho thấy tiềm năng đất đai cho chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển hạ tầng trên địa bàn huyện Đồng Văn như sau như sau:

- Đảm bảo đủ đất để xây dựng đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2030.

- Phát triển Đồng Văn trở thành huyện du lịch, dịch vụ chất lượng cao, về lâu dài trở thành huyện dịch vụ, huyện du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái bền vững.

- Xây dựng Đồng Văn tương xứng với vị trí trọng tâm về chính chính trị, văn hoá của tỉnh Hà Giang, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần tích cực vào tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phát triển Đồng Văn với tầm nhìn dài hạn, hướng tới hiện đại, phát huy và gắn kết tiềm năng thế mạnh của Huyện với định hướng phát triển của các huyện lân cận, của Tỉnh, của vùng, tạo thế đột phá về phát triển dịch vụ

Phần III

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của Quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Văn (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)