II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất
Huyện thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước và của tỉnh ban hành và thực hiện những chính sách, giải pháp tương đối toàn diện liên quan đến vấn đề đầu tư vốn, vật tư, khoa học kỹ thuật... trong sử dụng đất. Trong đó nổi bật ở những lĩnh vực:
+ Đầu tư vốn bằng tiền, cho vay trực tiếp đến người sử dụng đất theo các chương trình dự án và thông qua hệ thống các ngân hàng, quỹ tín dụng.
+ Đầu tư ứng trước các loại vật tư nông nghiệp, con giống, cung cấp các dịch vụ khoa học kỹ thuật với cả một hệ thống trung tâm khuyến nông, giống cây trồng, thú y...
+ Có cơ chế khuyến khích những tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, kinh doanh khi có đất bị thu hồi. Có chính sách giải quyết tốt vấn đề đất ở, nhà ở, việc làm cho người bị thu hồi đất.
Nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên, trình độ KHCN, trong đó yếu tố KHCN giữ vai trò rất quan trọng trong sử dụng đất.
2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất. dụng đất.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đã được tăng cường, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của huyện cũng như của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên quá trình sử dụng đất vẫn còn một số tồn tại sau:
- Tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, không có hoặc không theo quy hoạch vẫn xảy ra; sử dụng đất phân tán, manh mún còn phổ biến. Trong sản xuất nông nghiệp vẫn thiếu các giải pháp đồng bộ như chưa giải quyết tốt giữa
khai thác sử dụng với cải tạo đất, giữa sản xuất với tiêu thụ và chế biến sản phẩm, giữa mục đích kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái,... đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả sử dụng đất.
- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Xây dựng huyện Đồng Văn trở thành huyện dịch vụ phát triển bền vững, chất lượng cao, có kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ tương xứng với vị trí trung tâm của tỉnh Hà Giang; tôn tạo và bảo tồn các di tích văn hóa-lịch sử; ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích cho yêu cầu phát triển công nghiệp; dịch vụ; xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu dân cư mới làm thu hẹp diện tích của loại đất có giá trị đặc biệt này.
- Quỹ đất dành cho các hoạt động phát triển kinh tế, phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh, khu du lịch... chưa được khai thác sử dụng hiệu quả, một số công trình, dự án đã được giao đất nhưng tiến độ triển khai còn chậm hoặc chưa được thực hiện, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
- Trong quá trình sử dụng đất, việc quản lý chưa chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở đã dẫn đến việc sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và còn sai mục đích. Chính sách bồi thường tái định cư thiếu đồng bộ, thực hiện chưa thống nhất cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
* Để khắc phục những tồn tại nêu trên cần quan tâm một số vấn đề cơ bản sau:
- Các cấp, các ngành cần phải tăng cường công tác chỉ đạo lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc sử dụng đất, đối với những trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm. Công tác phối hợp giữa địa phương và các cấp, các ngành phải được thực hiện thường xuyên để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, có như vậy công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn mới phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy hoạch ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai của từng khu vực, thực hiện đầu tư thâm canh theo chiều sâu, sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; tăng cường sức hút đầu tư phát triển kinh tế, đô thị bằng những chính sách hợp lý cũng như ưu tiên đầu tư vốn cho các công trình, dự án trọng điểm.
- Xây dựng quy hoạch thống nhất trên địa bàn huyện cũng như tỉnh Hà Giang, quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được duyệt. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.
- Cụ thể hóa các văn bản pháp luật đất đai Nhà nước vào tình hình thực tế của địa phương, tăng cường năng lực cho đội ngũ quản lý đất đai cấp cơ sở...
- Hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
Thực hiện Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 19/7/2013 về việc xét duyệt quy hoạch sử dụng đất Đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) huyện Đồng Văn; Quyết định số 2851/QĐ-UBND ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất (bổ sung) đến năm 2020 huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; UBND Huyện đã chỉ đạo các Phòng, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất theo Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm được duyệt. Kết quả thực hiện như sau: