Nguồn: GMS (2013) Lò trong ngành công nghiệp thép.

Một phần của tài liệu D6CCC821E61529A3446DCFD344C4E4D1 (Trang 25 - 26)

Mặc dù trình độ công nghệ chung của ngành thép Việt Nam là thấp nhưng vẫn có nhiều công ty thép của Việt Nam trong những năm gần đây đã tích cực đầu tư nâng cấp công nghệ của mình đạt các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới, trong đó nhiều công nghệ được nhập từ các nước châu Âu như Ý, Đức... Pomina là một trong những công ty thép điển hình cho việc mạnh dạn đầu tư vào công nghệ sản xuất thép hiện đại. Ông Phạm Chí Cường (nguyên chủ tịch VSA) cho rằng, bằng việc sử dụng công nghệ sấy và cán thép liên tục, Pomina chỉ cần sử dụng 450-500 kWh/tấn thép. Với công nghệ đó đã giúp Pomina tận dụng được khí thải ở nhiệt độ 300-400OC trong lò để sấy phế liệu trước khi đưa vào luyện. Nhờ đó, giảm tiêu hao điện cho quá trình luyện thép tới 30%, chi phí sản xuất cũng giảm hơn 10 USD/tấn. Quá trình sản xuất thép từ phôi nóng được nạp trực tiếp từ nhà máy luyện đã giúp giảm 30% chi phí gia nhiệt trong quá trình cán thép thành phẩm.42

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, loại trừ chính sách bảo hộ bất hợp lý của chính phủ, chắc chắn những doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu sẽ rất khó để có thể cạnh tranh và tồn tại được. Chưa kể, việc sử dụng công nghệ lạc hậu, ngoài vấn đề gây ô nhiễm môi trường, thì việc tiêu

42

Thông tin này được dẫn lại từ http://baocongthuong.com.vn/p0c257n16897/nganh-thep-viet-nam-nang-cao-cong-nghe- giam-phat-thai.htm#.VA7CkPlQCSo

26

hao nhiều điện năng cũng sẽ đặt gánh nặng lên ngành sản xuất điện của Việt Nam. Hơn lúc nào hết, các chính sách điều tiết của Chính phủ cần phải tạo đủ động cơ khuyến khích để các doanh nghiệp phải tìm cách tiết kiệm năng lượng, tiết giảm chi phí và gia tăng khả năng cạnh tranh trên cơ sở đầu tư và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của mình.

Một phần của tài liệu D6CCC821E61529A3446DCFD344C4E4D1 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)