Những điều kiện nhân tố đầu vào
Tài nguyên thiên nhiên: Như phân tích ở trên, Việt Nam có một trữ lượng quặng sắt khá lớn và đủ để dùng trong mấy thập kỷ. Tuy nhiên, đặc điểm là các mỏ phân tán có trữ lượng nhỏ nên chúng chỉ phù hợp với các nhà máy quy mô nhỏ. So với Hàn Quốc và Nhật Bản trước đây thì đây là một lợi thế của Việt Nam, nhưng so với chính các đối thủ cạnh tranh hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil thì Việt Nam nằm ở vị trí bất lợi về tài nguyên thiên nhiên. Đánh giá nhân tố này ở mức trung bình [+/-].
Tài nguyên con người: Nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực trong ngành thép đang là trở ngại rất lớn cho Việt Nam khi mà lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên chỉ có 6,4% và số được đào tạo trên bậc phổ thông trung học chỉ chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động.57
Đánh giá nhân tố này ở mức trung bình [+/--].
Tài nguyên vốn: Vốn là một trong những thách thức lớn của Việt Nam do thị trường vốn chưa phát triển và không có liên thông với quốc tế nên việc huy động các nguồn vốn không phải là vấn đề đơn giản. Đánh giá nhân tố này ở mức yếu [-].
Cơ sở hạ tầng vật chất: Đối với ngành thép, nhân tố này rất yếu kém. So với các đối thủ cạnh tranh chính, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam đang ở một khoảng cách rất xa. Đánh giá nhân tố này mức [+/--].
Cơ sở hạ tầng quản lý: Hiện tại một số doanh nghiệp đã áp dụng những công nghệ quản lý tự động và khá tiên tiến. Do vậy, nhân tố này được đánh giá ở mức trung bình [++/-].
Cơ sở hạ tầng thông tin: Đây là một trong những nhân tốt tích cực hiếm hoi ở Việt Nam hiện nay. Kết quả này có được là nhờ sự cạnh tranh thực chất giữa các doanh nghiệp trong ngành bưu chính viễn thông Việt Nam. Nhân tố này được đánh giá tốt [+].
Cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ: Đây lại là một điểm yếu nữa của ngành thép Việt Nam khi mà cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ gần như chưa có gì. Ở vấn đề này, Hàn Quốc đã làm rất tốt đặc biệt là việc hình thành đại học và các viện nghiên cứu chuyên về thép ở Pohang.58 Đối với công nghệ sản xuất thép ở Việt Nam thì đây là một bức tranh với nhiều màu sắc. Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, một số dây chuyền công nghệ như của Pomina chẳng hạn là rất tiên tiến và đây là những điểm tích cực của ngành thép Việt Nam, nhưng hiện vẫn còn nhiều dây chuyền công nghệ lạc hậu, công suất nhỏ. Nguyên nhân của việc tồn tại các dây chuyền công nghệ này là do đặc điểm quặng sắt ở Việt Nam phân bố rải rác nên chúng phù hợp cho những nhà máy công suất nhỏ đảm bải chi phí hợp lý. Đối với các nhà máy công suất lớn khi xây dựng gần các khu mỏ có công suất
57
TCTK (2013), Điều tra lao động và việc làm năm 2013
58
42
nhỏ là không kinh tế vì chỉ sau một thời gian ngắn lượng quặng được khai thác hết thì việc vận chuyển quặng từ nơi khác đến hay di dời đến nơi khác là rất tốn kém.59 Đánh giá nhân tố này [+/-].
Những điều kiện cầu
Những khách hàng nội địa sành sỏi và đòi hỏi khắt khe: Đây là điểm yếu đối với ngành thép của Việt Nam do các ngành cơ khí chế tạo chưa phát triển nên việc đòi hỏi khắt khe về chất lượng và độ tinh tế của các sản phẩm thép chưa cao. Có một điểm tích cực là việc nở rộ các nhà cao tầng và công trình phức tạp đang đòi hỏi chất lượng thép xây dựng chất lượng cao. Đây cũng là chiến lược mà một số doanh nghiệp sản xuất thép như Pomina chẳng hạn đang nhắm đến.60 Đây là những yếu tố mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã có và Trung Quốc đang có. Với quy mô thị trường lớn, Ấn Độ và Brazil cũng đang có những yếu tố này. Đối với Việt Nam đây là một điểm bất lợi lớn nên được đánh giá để trừ [-].
Nhu cầu của khách hàng (nội địa) dự báo nhu cầu ở những nơi khác: Đây là một ẩn số lớn đối với ngành thép Việt Nam. Hiện tại, tiêu thụ thép bình quân đầu người của Việt Nam (150kg thép/người/năm) đang ở mức rất thấp so với nhiều nước khác như minh họa ở Hình 6 Theo quy hoạch do Bộ công thương phê duyệt, đếm năm 2020, con số sẽ là 250 và đến năm 2025 sẽ là 373 kg/người/năm với tổng nhu cầu tiêu thụ thép gấp 2,5 lần hiện tại. Nếu nhu cầu tăng đến mức này thì đây là một mức cầu cũng khá lớn để tạo ra nhiều phân khúc thị trường với các mức tinh vi của công nghệ khác nhau. Xét ở một chừng mực nào đó thì đây là yếu tố tích cực đối với sự phát triển của ngành thép Việt Nam nên được đánh giá [+].
Hình 6. Tiêu thụ thép bình quân đầu người của một số nước trên thế giới
Nguồn: Các tác giả tổng hợp từ WSA và VSA
Nhu cầu nội địa bất thường ở những phân khúc chuyên biệt hóa có thể được đáp ứng trên toàn cầu:
Đây là một vấn đề lớn của ngành thép Việt Nam. Do mức phát triển của Việt Nam còn khá thấp nên nhu cầu các loại thép chuyên biệt, nhất là các loại thép có chất lượng cao không nhiều. Ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc Công ty Thép Việt cho biết nhiều người vẫn hay nói là Việt Nam không thể sản xuất các loại thép chuyên dụng chất lượng cao. Thực ra công nghệ ở một số nhà máy tại Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất các loại thép này. Tuy nhiên, vấn đề chính là cầu thị trường quá thấp nên các nhà máy không thể sản xuất các loại thép chuyên dụng vì khó có khả năng thu hồi vốn.61 Do cầu