Thông tư 08 đã được thay thế bởi Thông tư 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/

Một phần của tài liệu D6CCC821E61529A3446DCFD344C4E4D1 (Trang 34 - 35)

51

Xem Nguyễn Tú Anh (2013), “Chiến lược gia tăng giá trị ngành khai khoáng”, Báo Đầu tư ngày 11/7/2013 Truy cập tại http://baodautu.vn/chien-luoc-gia-tang-gia-tri-nganh-khai-khoang.html, ngày 15/7/2014

35

Các chính sách khai thác, sử dụng, và xuất khẩu tài nguyên khoáng sản nói chung, quặng sắt nói riêng của Việt Nam thường xuyên không nhất quán. Cho đến trước khi có Luật Khoáng sản 1996, việc xuất khẩu quặng thô hầu như không bị hạn chế. Sau khi Luật Khoáng sản 1996 ra đời thì chính sách xuất khẩu quặng hướng sang khuyến khích xuất khẩu khoáng sản dưới dạng đã qua sơ chế thay vì xuất thô. Luật Khoáng sản 2005 cũng lặp lại quan điểm hạn chế xuất khẩu khoáng sản dưới dạng nguyên liệu thô, tinh quặng. Tuy nhiên Luật Khoáng sản 2010 được cho là có quy định thoáng hơn, theo đó chỉ quy định “[N]hà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước”. Từ năm 2005, khi Thủ tướng Chính phủ có chủ trương ngưng xuất khẩu thô một số mặt hàng khoáng sản thì đến năm 2009 Bộ Công thương lại đề nghị Thủ tướng cho phép xuất khẩu hạn chế nhằm giải quyết tồn kho quặng sắt của một số doanh nghiệp khai khoáng. Đến đầu năm 2012, Chính phủ lại ban hành Chỉ thị 02 để dừng hẳn việc xuất khẩu quặng sắt. Chưa được một năm, đến cuối năm 2012, Văn phòng Chính phủ lại ra Thông báo 407 về tạm cho phép xuất khẩu trở lại quặng sắt cũng với lý do giải quyết lượng tồn kho cho doanh nghiệp. Sự loay hoay chính sách như vậy cho thấy dường như đang có sự thiếu định hướng rõ ràng không chỉ trong chiến lược phát triển ngành khai khoáng mà còn cả đối với chính sách công nghiệp nói chung, chính sách phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến khai khoáng nói riêng, chẳng hạn như ngành công nghiệp thép.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép họ đứng trước những rủi ro về chính sách đối với quặng sắt nên rất ít các doanh nghiệp tư nhân nào dám đầu tư xây dựng lò cao để sản xuất phôi thép từ quặng. Đa phần các doanh nghiệp đã chọn công nghệ hồ quang điện và tái chế thép vì nguồn cung cũng như các yếu tố liên quan khác của nguyên liệu đầu vào trở nên ổn định hơn. Những doanh nghiệp đã dám chấp nhận rủi ro đầu tư vào lò cao bây giờ có lợi thế. Tuy nhiên, sự thất thường của chính sách thì hoàn toàn một ngày nào đó trong tương lai, những doanh nghiệp này lại rơi vào vị thế bất lợi. Chính sự bất định trong môi trường chính sách như vậy sẽ làm giảm động lực đầu tư của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng đầu tư nhỏ lẻ và manh mún, các doanh nghiệp chỉ muốn khai thác các lợi ích trước mắt thay vì mạnh dạn đầu tư cho tương lai bằng một chiến lược phát triển 20 năm hoặc lâu hơn.

Một phần của tài liệu D6CCC821E61529A3446DCFD344C4E4D1 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)