Quấn dây rotor động cơ điện vạn năng 1 Chọn thực tế một phương pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (nghề điện dân dụng) (Trang 47 - 51)

2.1. Chọn thực tế một phương pháp

Chọn động cơ máy xay sinh tố MISUKO 640W Sơ đồ như sau:

48

Hình 7.4 Sơ đồ dây quấn động cơ máy xay sinh tố

Thông số động cơ như sau: Z = 12 ; K = 12 ; W = 121 vòng/bối

2.2. Khuôn quấn dây:

Dây quấn thủ công trực tiếp vào các rãnh của rotor.

2.3. Quy trình quấn dây

2.3.1. Mục đích yêu cầu: Quấn hoàn chỉnh bộ dây quấn của máy.

2.3.2. Kỹ thuật quấn dây:

Khi quấn dây không làm trầy xước lớp men của dây. Quấn chặt chẽ, đánh dấu các đầu dây cẩn thận.

2.4. Kỹ thuật đấu dây rotor vào cổ góp 2.4.1. Chọn đầu dây các bối dây: 2.4.1. Chọn đầu dây các bối dây:

Chọn đầu đầu các bối dây bẻ về một phía, phía còn lại là đầu cuối các bối dây. Sau khi sắp xếp như vậy, nối đầu cuối bối liền kề sau với đầu đầu bối trước.

2.4.2. Kỹ thuật gắn các đầu dây vào cổ góp:

Khi có các đầu dây chung ta dùng mỏ hàn chập để cố định các đầu dây vào phiến góp đồng.

2.5. Kỹ thuật cân chỉnh rotor 2.5.1. Cân chỉnh rotor: 2.5.1. Cân chỉnh rotor:

Rotor khi quấn xong thường trọng tâm bị lệch không cân bằng, do vậy ta phải cân chỉnh rotor bằng phương pháp cân bằng tĩnh.

2.5.2. Đo kiểm tra rotor

- Phương pháp đo kiểm tra: Dùng đồng hồ vạn năng để đo thông mạch,

dùng Mê  kế để đo độ cách điện.

- Đo kiểm tra: Đo thông mạch và đo độ cách điện

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HÀNH Vật liệu: Vật liệu:

- Dây dẫn điện đơn 2x2.5 - Cáp điều khiển nhiều lõi - Cáp động lực 3 lõi, 4 lõi - Đầu cốt các loại

49

- Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà) - Dây nhựa buộc gút

Dụng cụ và trang thiết bị:

- Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha. Nguồn điện DC điều chỉnh được. - Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay, gồm:

+ Mỏ hàn điện

+ Dao, kéo, búa nguội 250gr

+ Kìm điện các loại: Kìm B, kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt

+ Bộ clê các cỡ

+ Bộ ta rô ren các cỡ từ 2mm đến 6mm

+ Bộ Khoan điện cầm tay kèm mũi khoan các cỡ từ 2mm đến 6mm

+ Máy mài tay + Máy mài bàn + Êtô

+ Tuốc nơ vít các loại từ 2mm đến 6mm.

+ Đồng hồ VOM, M, Vol kế, Ampe kế.

- Giá thực tập, tủ điện thực tập.

- Mô hình các mạch máy sản xuất gồm:

+ Mô đun các khí cụ điện, gồm: Mô đun công tắc tơ, rơ le nhiệt, rơ le điện

áp, rơ le trung gian, rơ le tốc độ; Mô đun nút bấm kép

+ Mô đun cấp thiết bị nguồn 3 pha, nguồn 1 pha

+ Mô đun đèn tín hiệu

+ Mô đun đo lường

Học liệu:

+ Hướng dẫn thực hành trang bị điện 1

+ Phiếu thực hành, bài hướng dẫn thực hành.

+ Trang bi điện – điện tử cho máy công nghiệp dùng chung - Vũ Quang

Hồi – NXB Giáo dục 1996.

+ Các đặc tính của động cơ trong truyền động điện – Dịch giả Bùi Đình

Tiếu – NXB khoa học Kỹ thuật 1979.

+ Giáo trình chuyên nghành điện tập 1,2,3,4 - Nguyễn Đức Lợi – NXB

Thống kê 2001.

Nguồn lực khác:

+ PC

+ Phần mềm chuyên dùng + Projector + Over head + Máy chiếu vật thể ba chiều

Công việc chuẩn bị thực hành:

- Xưởng thực hành có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đồ nghề cần thiết. - Các loại phương tiện giảng dạy phù hợp cho xưởng thực hành. - Các phim miếng trong phù hợp với nội dung bài giảng.

- Các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp. - Một số bài tập mẫu có bài giảng hướng dẫn chi tiết.

Tổ chức hoạt động dạy – học: Hướng dẫn ban đầu có thao tác mẫu:

* Lắp đặt, kiểm tra, vận hành và sửa chữa

50

+ Trình diễn mẫu, giải thích các sơ đồ dây quấn rotor, quy trình quấn dây rotor của động cơ điện vạn năng

* Tổ chức thực hành:

+ Tổ chức hoạt động nhóm (tùy nội dung mỗi nhóm từ 2 đến 4 học viên): quan sát theo dõi quá trình làm việc của học viên.

+ Nêu vấn đề gợi ý dẫn hướng các yêu cầu của bài thực hành, bài tập. + Rèn luyện uốn nắn thao tác chuẩn xác cho học viên.

+ Tạo các hư hỏng giả định (đánh ban), hướng dẫn, gợi ý cho học viên cách khắc phục.

+ Giải đáp thắc mắc của học viên, chỉ định học viên thao tác hoặc lắp mạch thực hành.

+ Tổ chức quản lý xuyên suốt, đảm bảo giờ học an toàn, hiệu quả.

Gợi ý thảo luận nhóm và kết hợp đàm thoại về:

+ Phương pháp tối ưu để lắp, dò tìm và sửa chữa hư hỏng đạt hiệu quả, năng xuất cao nhất.

+ Nên sử dụng phim trong hoặc các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp các hình ảnh liên quan đến nội dung bài thực hành và sự đối chiếu so sánh.

+ Hướng dẫn học viên nguyên tắc lắp đạt hiệu quả nhất.

+ Trong quá trình hướng dẫn nên khai thác nhiều vào phương pháp chất vấn học viên để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo.

+ Phương pháp nhận dạng động cơ điện vạn năng, xác định đầu dây ở stator, rotor.

+ Nguyên tắc vận hành, kiểm tra và sửa chữa động cơ điện vạn năng.

+ Phương pháp nhận dạng các loại động cơ điện vạn năng qua kết cấu

ngoài, qua khảo sát sơ đồ.

Lưu ý chung:

+ Tùy tình hình cơ sở vật chất mà bố trí các nhóm thực hành, phân bổ tổ nhóm phù hợp có thể trên các mô hình mô phỏng hoặc trên các động cơ điện thật càng tốt. Có thể kết hợp với các xưởng trong, ngoài trường để tổ chức cho học viên tham quan khảo sát thêm. Mỗi nhóm thực hành không quá 4 học viên.

+ Nội dung bài học không cứng nhắc như trong giáo trình mà có thể linh động giảng dạy các nội dung khác có ý nghĩa tương đương sao cho đảm bảo mục tiêu của bài học

+ Rèn luyện kỹ năng cần thiết thật nhuần nhuyễn.

+ Đặc biệt chú ý chủng loại, sơ đồ động cơ điện vạn năng.

+ Căn cứ vào trọng tâm bài học, học viên thực hiện được một số quy trình công nghệ cụ thể, (phương pháp này rất tốt).

Cách thức kiểm tra đánh giá của bài:

+ Sau mỗi buổi học, giáo viên cho học viên một số câu hỏi củng cố bài để học viên tự ôn luyện ở nhà. Hoặc cuối buổi học có thể áp dụng các câu hỏi trả lời nhanh hoặc bài tập tại chỗ.

+ Đánh giá qua sản phẩm thực hành của học viên trong từng buổi học. Giáo viên nhận xét, cho ý kiến và sửa sai tại chỗ cho học viên.

51

BÀI 5: TẨM SẤY BỘ DÂY ROTOR ĐỘNG CƠ ĐIỆN VẠN NĂNG Mã bài: 27- 05 Mã bài: 27- 05

Giới thiệu:

Quá trình động cơ làm việc bộ dây quấn trong động cơ chịu nhiều tác động như nhiệt độ, độ ẩm dầu, hơi nước, hóa chất, v.v.. Các lớp cách điện bị lão hóa, bị hư hỏng, nên việc tẩm sấy bộ dây quấn rotor của động cơ điện vạn năng hết sức cần thiết và quan trọng trong sản xuất nhằm tránh các hư hỏng đáng tiếc làm sản xuất ngừng hoạt động, năng xuất, hiệu quả kinh tế giảm sút. Học sinh có kiến thức, nắm được quy trình tẩm sấy bộ dây quấn rotor động cơ điện vạn năng, sau ra làm việc có đủ khả năng làm việc và phát huy sáng tạo khi phục hồi sửa chữa động cơ điện vạn năng.

Mục tiêu:

- Trình bày được phương pháp tẩm sấy động cơ điện vạn năng;

- Tẩm sấy được rôto động cơ điện vạn năng theo đúng qui trình và các yêu

cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;

- Tuân thủ các bước tẩm sấy động cơ điện vạn năng;

- Cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác và tiết kiệm vật tư.

Nội dung chính:

1. Tẩm dây quấn rô to động cơ điện 1.1. Vật liệu tẩm cho dây quấn

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (nghề điện dân dụng) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)