Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy đánh bóng sàn nhà Cấu tạo của máy đánh bóng sàn nhà

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (nghề điện dân dụng) (Trang 96 - 98)

1.1. Cấu tạo của máy đánh bóng sàn nhà

1.1.1. Cấu tạo phần điện

Máy đánh bóng sàn nhà thông dụng ngày nay hay dùng loại máy mài cầm tay nhưng thay vì gá đá mài ta gá phớt đánh bóng tùy theo sàn nhà là loại vật liệu gì. Do vậy cấu tạo phần điện chung như máy mài cầm tay.

- Stator có cấu tạo giống như một số stator của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy bào tay v.v…

- Rotor có cấu tạo giống như một số rotor của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy bào tay v.v…

- Chổi than có cấu tạo giống như một số chổi than của các loại động cơ vạn năng như máy khoan tay, máy bào tay v.v…

- Hệ thống công tắc gồm công tắc nguồn, và dây dẫn nguồn có cấu tạo giống như một số loại động cơ vạn năng như máy mài tay, máy bào tay v.v… đều là nút bấm ấn.

1.1.2. Cấu tạo phần cơ khí

97

- Hệ truyền động: Tương tự máy mài tay + Bộ phận chuyển hướng.

+ Vòng bi gá đỡ: gồm có vòng bi đỡ rotor, vòng bi gá bánh răng chuyển hướng. + Bộ phận gá phớt.

- Ngoài ra có các bộ phận phụ gồm dụng cụ mở đầu ốc hãm, ốc định vị, ốc hãm.

1.2. Nguyên lý làm việc của máy đánh bóng sàn nhà 1.2.1. Phân tích nguyên lý 1.2.1. Phân tích nguyên lý

Khi cấp nguồn vào máy, ấn nút khởi động; Rotor quay lực quay truyền qua hệ thống bánh răng chuyển hướng truyền động làm quay mâm gá, phớt quay theo, ta thấy chiều quay của phớt. Gió do cánh quạt bên trong thổi ra phía trước.

1.2.2. Vận hành thử

Các bước vận hành thử: + Lắp phớt.

+ Cấp nguồn.

+ Chuẩn bị sàn cần đánh bóng.

+ Vệ sinh khu vực cần đánh bóng bằng máy hút bụi.

+ Dùng hóa chất đánh bóng đã pha đúng tỷ lệ, đúng chủng loại dùng cho sàn. + Ấn công tắc khởi động máy.

+ Quan sát phớt quay hoạt động và độ sạch của khu vực đánh bóng. + Dừng máy bằng cách không tác động vào công tắc khởi động.

2. Hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng 2.1. Hư hỏng phần điện 2.1. Hư hỏng phần điện

Phần điện gồm nhiều bộ phận hay hư hỏng

+ Dây dẫn nguồn, phích cắm bị hư hỏng nhiều do quá trình vận hành, di chuyển, cất giữ vào hộp. Kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng đo thông mạch.

+ Công tắc khởi động thường bị hư hỏng do số lần thao tác nhiều, thời gian hoạt động của máy lâu dài, ngoài ra do ép máy làm việc quá tải. Khi dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch thấy độ tiếp xúc của tiếp điểm trong công tắc kém, hoặc không tiếp xúc, nên thay thế.

98

+ Chổi than bị hỏng do làm việc lâu ngày, lực căng lò xo cân bằng lớn quá, hoặc do các lam đồng bị mòn xước nhiều; gặp trường hợp này nên thay chổi than.

+ Stator của máy hư hỏng do quá tải hoặc quá áp, hoặc lâu ngày bị ẩm hóa chất, ẩm nước, dễ bị chạm chập, gặp trường hợp này nên quấn lại.

+ Rotor bị hư hỏng: Khi vận hành máy không đủ tốc độ do rotor bị chạm chập, dùng rô nha kiểm tra, nên quấn lại. Trước khi quấn lại cần vẽ lại sơ đồ, ghi lại thông số dây quấn.

2.2. Hư hỏng phần cơ khí

+ Tay cầm, nắp vỏ máy mài tỷ lệ hư hỏng ít. Nếu gặp trường hợp này nên thay thế.

+ Vòng bi là bộ phận cơ khí hay hư hỏng: Do máy làm việc nhiều, bảo dưỡng ít, việc tra dầu mỡ không đúng v.v.. Vòng bi hư hỏng thường có hiện tượng máy kêu khác thường, khi kiểm tra vòng bi có độ dơ dọc, dơ ngang nhiều, nên thay thế vòng bi mới.

+ Bộ phận bánh răng chuyển hướng thường mòn, do làm việc lâu năm, cũng nên thay thế.

+ Ngoài ra người sử dụng máy nên có kiến thức vật liệu, hiểu biết về hóa chất biết cách tránh các hóa chất tác dụng trực tiếp bằng cách có gang tay, khẩu trang; và phải có bảo hộ lao động như kính bảo hộ.

Một phần của tài liệu Giáo trình vận hành và sửa chữa động cơ điện vạn năng (nghề điện dân dụng) (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)