4.1. Phần điện
+ Sửa chữa chổi than: Chổi than làm việc lâu ngày dễ bị mòn vẹt, bị vỡ, lực ép tác dụng lên lam đồng không còn tốt, ta kiểm tra và thay chổi than mới.
83
+ Sửa chữa vành chỉnh lưu: Vành chỉnh lưu hay hư hỏng do máy làm việc lâu năm, hoặc do bụi bẩn, hay do chổi than gây nên. Khi vành chỉnh lưu hỏng, các lam đồng xước, mòn, lõm, bề mặt không có độ nhẵn bóng nên cần thay thế. Khi thay dùng cảo 3 chấu cảo vành chỉnh lưu.
Chú ý: Lấy dấu trước khi tháo lắp vành chỉnh lưu và chọn đúng chủng loại vành chỉnh lưu.
+ Quấn rotor, stato: Kiểm tra rotor, stator nếu không thông mạch, độ cách điện kém, cần quấn lại; trước khi quấn lại nên lấy thông số dây quấn và vẽ sơ đồ.
+ Thay công tắc khởi động: Các tiếp điểm trong công tắc thường hay hỏng do bụi bẩn, cong vênh và bị rỗ mặt; dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra độ
tiếp xúc cũng như thông mạch, kết quả đo được trị số điện trở () lớn, ta mở
phần nắp nhựa, tiến hành đánh giá và ra quyết định sữa chữa.
+ Phần mạch ổn áp cũng hay hư hỏng, trong vỉ mạch có IC ổn áp; sửa phần này yêu cầu phải có chuyên môn về lĩnh vực điện tử.
4.2. Phần cơ khí
+ Dao xay bị kẹt do bị mắc thực phẩm vào lưỡi dao
+ Máy bị vỡ vỏ nhựa, mòn bánh răng giữa thân máy và cối xay do các bộ phận chưa được lắp ráp chính xác, trùng khớp.
+ Thay thế vòng bi: Dùng cảo tháo vòng bi, kiểm tra độ dơ ngang, dơ dọc.
Chú ý: Khi thay vòng bi nên dùng vam ép sơ mi vòng bi, hoặc dùng ống
tuýp sắt đóng vào sơ mi (Rãnh lăn trong) tuyệt đối không tác động vào bi, hoặc áo bi (Rãnh lăn ngoài)
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HÀNH Vật liệu: Vật liệu:
- Dây dẫn điện đơn 2x2.5 - Cáp động lực 3 lõi, 4 lõi - Đầu cốt các loại
- Vòng số thứ tự
- Ống luồn dây định dạng được (ống ruột gà) - Dây nhựa buộc gút
Dụng cụ và trang thiết bị:
- Nguồn điện AC 3 pha, 1 pha - Nguồn điện DC điều chỉnh được - Bộ đồ nghề điện, cơ khí cầm tay, gồm:
+ Mỏ hàn điện
84
+ Kìm điện các loại: Kìm B, kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt
+ Bộ clê các cỡ
+ Bộ ta rô ren các cỡ từ 2mm đến 6mm
+ Bộ Khoan điện cầm tay (gồm cả mũi khoan các cỡ từ 2mm đến 6mm)
+ Máy mài
+ Máy quấn dây
+ Êtô
+ Tuốc nơ vít các loại từ 2mm đến 6mm
+ Đồng hồ VOM, M, Vol kế, Ampe kế
+ Giá thực tập, tủ điện thực tập
- Mô hình các mạch máy sản xuất gồm:
+ Mô đun các khí cụ điện, gồm: Mô đun công tắc tơ, rơ le nhiệt, rơ le điện
áp, rơ le trung gian, rơ le tốc độ; Mô đun nút bấm kép
+ Mô đun cấp thiết bị nguồn 3 pha, nguồn 1 pha
+ Mô đun đèn tín hiệu
+ Mô đun đo lường
Học liệu:
+ Hướng dẫn thực hành trang bị điện 1
+ Phiếu thực hành, bài hướng dẫn thực hành
+ Vũ Quang Hồi - Trang bị điện – điện tử cho máy công nghiệp dùng
chung - NXB Giáo dục 1996.
+ Dịch giả Bùi Đình Tiếu - Các đặc tính của động cơ trong truyền động
điện - NXB khoa học Kỹ thuật 1979.
+ Nguyễn Đức Lợi - Giáo trình chuyên nghành điện tập 1,2,3,4 - NXB
Thống kê 2001. Nguồn lực khác: + PC + Phần mềm chuyên dùng + Projector + Over head
+ Máy chiếu vật thể ba chiều
Công việc chuẩn bị thực hành:
-Xưởng thực hành có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ đồ nghề cần thiết.
- Các loại phương tiện giảng dạy phù hợp cho xưởng thực hành. - Các phim miếng trong phù hợp với nội dung bài giảng.
- Các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp. - Một số bài tập mẫu có bài giảng hướng dẫn chi tiết.
Tổ chức hoạt động dạy – học: Hướng dẫn ban đầu có thao tác mẫu
* Lắp đặt, kiểm tra, vận hành và sửa chữa
+ Nhận dạng các loại khí cụ điện phổ thông.
+ Trình diễn mẫu, giải thích kết cấu mô hình, đặc điểm, cách sử dụng, nguyên lý hoạt động của máy xay sinh tố.
85
+ Tổ chức hoạt động nhóm (tùy nội dung mỗi nhóm từ 2 đến 4 học viên): quan sát theo dõi quá trình làm việc của học viên.
+ Nêu vấn đề gợi ý dẫn hướng các yêu cầu của bài thực hành, bài tập. + Rèn luyện uốn nắn thao tác chuẩn xác cho học viên.
+ Tạo các hư hỏng giả định (đánh ban), hướng dẫn, gợi ý cho học viên cách khắc phục.
+ Giải đáp thắc mắc của học viên, chỉ định học viên thao tác hoặc lắp mạch thực hành.
+ Tổ chức quản lý xuyên suốt, đảm bảo giờ học an toàn, hiệu quả.
Gợi ý thảo luận nhóm và kết hợp đàm thoại về:
+ Phương pháp tối ưu để lắp, dò tìm và sửa chữa hư hỏng đạt hiệu quả, năng xuất cao nhất.
+ Nên sử dụng phim trong hoặc các slide điện tử và phần mềm trình chiếu phù hợp các hình ảnh liên quan đến nội dung bài thực hành và sự đối chiếu so sánh. + Hướng dẫn học viên nguyên tắc lắp đạt hiệu quả nhất.
+ Trong quá trình hướng dẫn nên khai thác nhiều vào phương pháp chất vấn học viên để tăng cường khả năng tư duy sáng tạo.
+ Phương pháp nhận dạng động cơ điện vạn năng, xác định đầu dây ở stator, rotor.
+ Nguyên tắc vận hành động cơ điện của máy xay sinh tố.
+ Phương pháp nhận dạng các loại máy xay sinh tố qua kết cấu ngoài, qua
khảo sát sơ đồ.
Lưu ý chung:
+ Tùy tình hình cơ sở vật chất mà bố trí các nhóm thực hành, phân bổ tổ nhóm phù hợp có thể trên các mô hình mô phỏng hoặc trên các máy xay sinh tố thật càng tốt. Có thể kết hợp với các xưởng trong, ngoài trường để tổ chức cho học viên tham quan khảo sát thêm. Mỗi nhóm thực hành không quá 4 học viên. + Nội dung bài học không cứng nhắc như trong giáo trình mà có thể linh động giảng dạy các nội dung khác có ý nghĩa tương đương sao cho đảm bảo mục tiêu của bài học
+ Rèn luyện kỹ năng cần thiết thật nhuần nhuyễn. + Đặc biệt chú ý chủng loại, sơ đồ máy xay sinh tố.
+ Căn cứ vào trọng tâm bài học, học viên thực hiện được một số quy trình công nghệ cụ thể, (phương pháp này rất tốt).
Cách thức kiểm tra đánh giá của bài:
+ Sau mỗi buổi học, giáo viên cho học viên một số câu hỏi củng cố bài để học viên tự ôn luyện ở nhà. Hoặc cuối buổi học có thể áp dụng các câu hỏi trả lời nhanh hoặc bài tập tại chỗ.
+ Đánh giá qua sản phẩm thực hành của học viên trong từng buổi học. Giáo viên nhận xét, cho ý kiến và sửa sai tại chỗ cho học viên.
86 Công tắc khởi động Cửa xả gió Vòi ống hút Dây nguồn